Vận dụng nguyên tắc “Thống nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 40)

1.3. Tính tất yếu của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất, phân công và phố

1.3.3. Vận dụng nguyên tắc “Thống nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức

trong tổ chức quyền lực nhà nước ” là nhân tố để đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Theo Hồ Chí Minh, nước ta là nước dân chủ, vì vậy chỉ khi nào quyền lực tập trung thống nhất vào cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng, tự do thì quyền làm chủ của nhân dân mới thực sự được đảm bảo. Thông qua bầu cử, nhân dân đã trực tiếp bầu ra cơ quan, người đại diện cho ý chí, nguyện vọng chung của toàn thể nhân dân, cộng đồng xã hội. Không những thế, dân chủ ở trong nước ta còn thể hiện ở chỗ: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử,… do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ cử Chính phủ - Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân” [39, tr. 133].

Có thể nói “Ai muốn lo việc nước đều có quyền ra ứng cử ” là một tư tưởng hết sức dân chủ, nhân văn. Nó khẳng định rằng, dân chủ ở đây là thực sự chứ không giả tạo, hình thức. Ở các nước tư sản, người ra ứng cử phải thực sự là người có quyền lực, có tài sản; pháp luật quy định mọi người đều có quyền ứng cử nhưng lại có những nguyên tắc bất thành văn, những chế định mà chỉ có những người giàu có, tầng lớp trên mới có đủ khả năng thực hiện. Chiến dịch vận động tranh cử rất tốn kém, đòi hỏi các ứng cử viên phải giàu có thì mới đáp ứng được. Và như vậy, dân chủ chỉ là cái vỏ bề ngoài, giả tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 40)