3.1. Phƣơng hƣớng đổi mới, hoàn thiện nguyên tắc thống nhất, phân công và
3.1.1. Về phương diện lý luận
- Một là, đổi mới, hoàn thiện sự thống nhất quyền lực nhà nước.
Qua nghiên cứu, phân tích về sự thống nhất quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước ta, có thể khẳng định rằng: Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam không thể tổ chức theo nguyên tắc phân quyền vì quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân. Chính vì sự thống nhất ấy mà quyền lực này không thể bị phân chia thành các nhánh để dẫn đến kiềm chế, đối trọng và triệt tiêu nhau, làm cho quyền lực của nhân dân không được đảm bảo. Việc phân chia quyền lực nhà nước ta thành ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp giống như sự phân công lao động như Ph.Ăngghen đánh giá: “ Sự phân quyền… trên thực tế chỉ là sự phân công lao động bình thường trong công nghiệp, được vận dụng vào bộ máy nhà nước nhằm mục đích đơn giản hoá và
thống nhất quyền lực nhà nước. Phải đảm bảo đây là nguyên tắc “ bất di bất dịch ” trong tổ chức bộ máy nhà nước ta. Có như vậy quyền lực nhà nước mới thực sự thuộc về nhân dân, của nhân dân.
Cơ quan đảm bảo thực hiện sự thống nhất của quyền lực nhà nước là Quốc hội. Bởi, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng, tự do. Các đại biểu Quốc hội là do nhân dân bầu ra để thay mặt nhân dân nắm giữ quyền lực nhà nước. Bên cạnh việc khẳng định lại những điều này, chúng ta cũng phủ nhận một số quan điểm cho rằng bộ máy nhà nước ta nên tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, hay Quốc hội nên phân chia thành hai viện như các nước tư sản. Như vậy, “ trong cơ cấu quyền lực nhà nước, Quốc hội chỉ có thể là cơ quan có quyền cao nhất chứ không phải là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ” [01, tr. 93]. Vì vậy “ tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân ” và “ nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và HĐND ” là thực hiện nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước.
Đồng thời để đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước, Nhà nước Việt Nam cần phải đảm bảo sự lãnh đạo, cầm quyền của ĐCSVN - đảng duy nhất có đủ năng lực, sức mạnh cùng những yếu tố quan trọng khác để lãnh đạo, dẫn dắt nhân dân Việt Nam đi lên CNXH. Bởi lẽ, ở bất cứ một thể chế chính trị nào, quyền lực nhà nước cũng thuộc về giai cấp cầm quyền. Đối với nước ta, giai cấp cầm quyền là giai cấp công nhân song có sự liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Vì vậy, Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân nhưng không chỉ đại diện cho quyền lợi giai cấp mình mà còn đại diện cho quyền lợi của cả nhân dân lao động và của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Sự thống nhất này là cơ sở để thực hiện chế độ nhất nguyên chính trị, một đảng duy nhất cầm quyền đồng thời phủ định chế độ đa đảng, đa nguyên trên đất nước ta. Có thể nói, Đảng là yếu tố quyết định để thực hiện
quyền lực nhà nước là thống nhất. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Bên cạnh đó chúng ta cần xây dựng, kiện toàn thêm hệ thống pháp luật nhằm làm cho hệ thống pháp luật thực sự là cán cân công lý, công bằng, bảo vệ lợi ích cho toàn thể nhân dân lao động cả nước. Hệ thống pháp luật cần đồng bộ, bảo đảm được tính dân chủ cũng như các quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã hội - nghĩa là tính hiệu lực của nó phải bao trùm cả xã hội. Có như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng được một Nhà nước pháp quyền thực sự của dân.
Xác định rõ sự thống nhất quyền lực là nhân tố đảm bảo sự ổn định, vững chắc khi tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc này.
- Hai là, đổi mới, hoàn thiện sự phân công giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực nhà nước
Nói về sự phân công quyền lực nhà nước trong tổ chức bộ máy Nhà nước ta, Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: “ Quyền lực nhà nước cao nhất tập trung vào Quốc hội, nhưng có sự phân công, phân nhiệm giữa Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao để mỗi cơ quan thực thi có hiệu lực chức năng, quyền hạn của mình theo các quy định của Hiến pháp, với sự phối hợp, cộng tác chặt chẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của quyền lực nhà nước ”. Đảm bảo sự phân công giữa các cơ quan quyền lực nhà nước là yếu tố quan trọng tạo nên tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Để thực hiện sự phân công đó, cần phải xây dựng cơ chế và xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan. Cụ thể là:
+ Về Quốc hội: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Vị trí của Quốc hội là đặc biệt quan trọng. Hiện nay trong Hiến pháp, những quy định
về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội là rất lớn nhưng theo sự phân quyền thì cần đảm bảo Quốc hội tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản là lập hiến, lập pháp và thực hiện giám sát tối cao đối với các cơ quan khác.
+ Về Chính phủ: Cần đảm bảo Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước ta. Như vậy, Chính phủ nắm giữ quyền hành chính, quản lý điều hành đất nước. Việc một số ý kiến cho rằng: cần tăng cường tính độc lập của Chính phủ, coi Chính phủ là một nhánh quyền độc lập, không bị ràng buộc bởi tính chất chấp hành trước Quốc hội là không phù hợp với nguyên tắc “ thống nhất, phân công và phối hợp " trong tổ chức quyền lực nhà nước.
+ Về cơ quan tư pháp: Toà án nhân dân thực hiện quyền xét xử còn Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố nhà nước và giám sát hoạt động tư pháp. Sự phân công như vậy là hợp lý song cần tăng cường hơn nữa vai trò xét xử của Toà án nhân dân nhất là đối với các khiếu kiện hành chính và tranh chấp kinh tế.
- Ba là, đổi mới, hoàn thiện sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Phối hợp là nguyên tắc quan trọng không thể thiếu trong việc tổ chức,
thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta, vì nó tạo nên sự điều chỉnh một cách linh hoạt, nhịp nhàng, đồng bộ trong công việc của bộ máy nhà nước, tạo ra tính hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, nó còn là nhân tố đảm bảo quyền lực của nhân dân được thực hiện một cách tốt nhất, đầy đủ nhất. Trên thực tế, chúng ta đã xây dựng được các cơ chế phối hợp khá chặt chẽ và đạt được hiệu quả như trong lĩnh vực lập pháp, trong lĩnh vực quyết định các vấn đề cơ bản, về đối nội, đối ngoại của các cơ quan nhà nước cấp cao, hay trong việc thành lập, miễn nhiệm các chức vụ cao cấp trong các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy
Nhà nước ta cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ và phục vụ lợi ích của nhân dân.
Một số vấn đề có tính lý luận trên đây đặt ra cho các nhà nghiên cứu là phải hoàn chỉnh thêm về mô hình lý thuyết của nguyên tắc “ quyền lực nhà nước và thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ” nhằm làm cho tổ chức bộ máy ngày càng hoàn thiện hơn và thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.