2.1. Những quy định pháp lý về nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp
2.1.3. Về phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực
điểm, nguyên tắc của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước CHXHCN Việt Nam như:
- Quan điểm quyền lực Nhà nước thống nhất…;
- Nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ;
- Nguyên tắc tập trung dân chủ;
- Nguyên tắc bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước;
- Nguyên tắc phân cấp phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực và xu thế hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế...
2.1.3. Về phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực nhà nước nhà nước
Trong lĩnh vực lập pháp, luật do Quốc hội thông qua, song việc soạn thảo là do Chính phủ đảm nhiệm, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến và quyết định lấy ý kiến nhân dân trước khi trình quốc hội thông qua và cuối cùng được Chủ tịch nước công bố. Pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành, song chỉ quy định những vấn đề được Quốc hội giao và được Chủ tịch nước công bố. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội xem xét lại pháp lệnh nếu thấy cần thiết ( Điều 103 Hiến pháp 1992).
Trong việc thực hiện chức năng của nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước luôn phối hợp chặt chẽ với Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh, đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh nhà nước cao nhất, cách chức Phó Chánh án, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao…
Nghị định của Chính phủ về một số vấn đề hết sức cần thiết, nhưng chưa đủ điều kiện ban hành bằng luật hoặc pháp lệnh thì trước khi ban hành phải được sự đồng ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Trong quyết định những vấn đề lớn của đất nước: các quyết định quan trọng của Quốc hội về vấn đề chiến tranh và hoà bình; quyết định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp do Chủ tịch nước công bố, ban bố hoặc ra lệnh. Đối với quyết định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc công bố tình trạng chiến tranh khi nhà nước bị xâm lược thì phải được Chủ tịch nước nhất trí hoặc Quốc hội họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch nước để quyết định. Sự phối hợp này là cần thiết bảo đảm cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sau khi giải quyết những nhiệm vụ được Quốc hội giao giữa hai kỳ họp phải chính xác.
Trong bãi bỏ các văn bản sai trái: Quốc hội bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.
Trong việc thành lập, miễn nhiệm các chức vụ cao cấp trong cơ quan nhà nước: Quốc hội bầu Chủ tịch nước theo đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Điều này thể hiện sự gắn bó của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm. Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định tại kỳ họp. Đối với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội quyết định.
Các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời gian Quốc hội không họp thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng chính phủ về việc miễn nhiệm, cách chức các thành viên Chính phủ đó nhưng phải được Chủ tịch nước nhất trí và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.