7. Cấu trúc của đề tài
2.1. Khái quát về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn và tên gọi khác nhau.
Năm 1971 Trường Trung học văn thư Lưu trữ được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng phủ Thủ tướng. Ngày 25/4/1996 Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ Ban hành Quyết định số 72/TCCB-TC về việc đổi tên trường Trung học Văn thư Lưu trữ thành Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng I.
Ngày 01/10/2003 đổi tên thành Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Ngày 15/6/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCB về việc thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung Ưng I.
Ngày 21/4/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 2275/QĐ-BGDĐT đổi tên trường Cao Đẳng Văn thư Lưu trữ Trung Ương I thành trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.
Ngày 14/11/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2016/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.
* Một số thành tích của nhà trường
- Huân chương Độc lập hạng ba (năm 2011)
- Huân chương Tự do hạng Nhất của Chính phủ nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (năm 1983)
- Bằng khen của Chính phủ năm 2011; - Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ;
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an;
- Đảng bộ nhà trường đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, Cơng đồn, Đồn thanh niên vững mạnh toàn diện nhiều năm liền;
- Về đào tạo, qua 49 năm tính đến tháng 5 năm 2020, tổng số SV, học sinh các bậc loại hình đã và đang theo học tại trường là 48,737 người, trong đó đã đào tạo 71 lưu học sinh thực tập sinh Lào.
2.1.2. Khái quát về sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện đang có 9472 sinh viên hệ chính quy đang học tập, rèn luyện tại trường, trong đó tại trụ sở chính ngồi Hà Nội có 7300 sinh viên, tại phân hiệu Quảng Nam có 1000 sinh viên, tại thành phố Hồ Chí Minh có 1172 sinh viên. Trong đó, cụ thể tại trụ sở chính ngồi Hà Nội có 1320 sinh viên nam, 5980 sinh viên nữ; 892 sinh viên là người dân tộc thiểu số, 23 sinh viên là người theo
26 các tôn giáo, 59 sinh viên là Đảng viên.
Trình độ văn hố, nhận thức của sinh viên tương đối đồng đều, hầu hết sinh viên yêu ngành, yêu nghề mình đã lựa chọn. Sinh viên trong trường có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống trong sáng, lành mạnh, tích cực, ln có mục tiêu kiên định vững vàng, an tâm tư tưởng học tập, rèn luyện.
Sinh viên ln năng động, tích cực tham gia các hoạt động phong trào, các hoạt động ngoại khóa, sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học...
Tuy nhiên bên cạnh đó, một số sinh viên còn vi phạm kỉ luật, nội qui, qui chế của Nhà trường. Một bộ phận sinh viên thiếu ý thức rèn luyện tu dưỡng; có tư tưởng trung bình chủ nghĩa trong học tập; thiếu ý chí vươn lên; thiếu tự giác tham gia sinh hoạt chính trị; ngại tham gia các hoạt động đoàn thể, các phong trào học sinh sinh viên.
SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đến từ mọi miền của tổ quốc, chịu nhiều sự tác động của yếu tố địa lý, truyền thống, văn hóa,…nơi các bạn sinh ra và lớn lên
2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm nâng cao năng lực của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Thực trạng việc nâng cao năng lực của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp được thể hiện qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp đang được triển khai tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội như kiến tập, thực tập, tham quan doanh nghiệp, làm thêm và một số hoạt động khác:
2.2.1. Hoạt động kiến tập
Hoạt động kiến tập được tổ chức vào kì học thứ 6 của mỗi chương trình đào tạo. Hoạt động đó được tổ chức thành một học phần trong chương trình đào tạo: Học phần “Kiến tập ngành nghề” gồm 02 tín chỉ.
Khi học học phần này, sinh viên sẽ được trải nghiệm thực tế, tham quan và theo dõi trực tiếp tại môi trường doanh nghiệp, được quan sát, trải nghiệm các kiến thức, kỹ năng trực tiếp tại doanh nghiệp. Trong những năm qua, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã quan tâm đến chất lượng giảng dạy học phần Kiến tập ngành nghề thơng qua việc nâng cao chất lượng chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy. Học phần kiến tập ngành nghề được thiết kế giảng dạy cho SV nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngành nghề mình đang theo học. Kết quả khảo sát nhận thức của SV về việc học tập học phần kiến tập ngành nghề được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát về nhận thức của SV về vai trò của học phần kiến tập ngành nghề.
Giá trị chọn trên phiếu
Nội dung Tần suất (SV) Tỷ lệ
Rất cần thiết 182 77,11 %
27
Không cần thiết 6 2,55 %
Tổng 236 100%
Nguồn: Tác giả khảo sát
Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát về nhận thức của SV về vai trò của học phần kiến tập ngành nghề
Qua khảo sát, hầu hết số sinh viên được hỏi đều nhận thấy vai trò của học phần Kiến tập ngành nghề là rất cần thiết chiếm 77,11%; số SV cho là cần thiết chiếm tỷ lệ 20,34 %; chỉ có 2,55% SVđược hỏi cho rằng không cần thiết. Việc xác nhận sự cần thiết cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc SV u thích học phần Kiến tập ngành nghề.
Những kiến thức, kỹ năng được SV trường Đại học Nội vụ Hà Nội lĩnh hội, học tập, rèn luyện khá đầy đủ thông qua học phần kiến tập ngành nghề được thể hiện qua kết quả khảo sát
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát sinh viền về những kiến thức, kỹ năng sinh viên học tập, rèn luyện được khi đi học tập học phần Kiến tập ngành nghề.
Giá trị chọn trên
phiếu
Nội dung Tần suất
(SV) Tỷ lệ(%)
Kỹ năng giao tiếp 206 87,29 %
Kỹ năng làm việc nhóm 203 86,02 %
Có ý thức, tổ chức, kỷ luật 196 83,05 %
Kỹ năng giải quyết tình huống 154 65,25 %
Được thích nghi với mơi trường doanh nghiệp 212 89,83 %
Nguồn: Tác giả khảo sát
Thời gian mà sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tham gia kiến tập ngành nghề khoảng 2 tuần, thời gian quá ngắn, sinh viên tham gia kiến tập chưa học được nhiều kiến thức, kỹ năng, đến lúc bắt đầu thích nghi được với môi trường doanh nghiệp thì hết thời gian kiến tập. Kết quả thu được của học phần Kiến tập được thể hiện qua báo cáo kiến tập
Theo số liệu thu thập được từ phòng Quản lý đào tạo trường Đại học Nội vụ Hà Nội, mỗi năm trung bình có khoảng 1560 sinh viên tham gia kiến tập ngành nghề. Các sinh viên tự đăng ký đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để kiến tập. Trong đó có
77,11% 20,34% 2,55%
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
28 khoảng 530 sinh viên kiến tập tại các cơ quan, tổ chức của nhà nước, 1030 sinh viên tham gia kiến tập tại các tổ chức doanh nghiệp bên ngoài, chiếm tỉ lệ 66,02 %. Từ số liệu đó có thể thấy rằng, sinh viên tham gia kiến tập ngành nghề ở doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn.
Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát sinh viền về những kiến thức, kỹ năng sinh viên học tập, rèn luyện được khi đi học tập học phần Kiến tập ngành nghề
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về những khó khăn trong q trình kiến tập của sinh viên.
Giá trị chọn trên
phiếu
Nội dung Tần suất
(SV)
Tỷ lệ (%)
Nhân viên tại doanh nghiệp gây khó khăn 56 23,73 Giảng viên hướng dẫn khơng nhiệt tình 15 6,36
Khó khăn về tài chính 168 71,19
Mơi trường doanh nghiệp không ổn định 37 15,68
Khác 28 11,86
Nguồn: Tác giả khảo sát
Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát về những khó khăn trong q trình kiến tập của sinh viên
Bên cạnh những mặt tích cực mà hoạt động trải nghiệm kiến tập mang lại cho sinh viên, trong quá trình kiến tập thì sinh viên cũng gặp phải những khó khăn nhất
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Nhân viên tại doanh nghiệp gây khó khăn
Giảng viên hướng dẫn khơng nhiệt tình
Khó khăn về tài chính
Mơi trường doanh nghiệp khơng ổn định Khác 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00%
Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng làm việc nhóm
Có ý thức, tổ chức,
kỷ luật Kỹ năng giải quyết tình huống Được thích nghi với môi trường doanh nghiệp
29 định. Một số sinh viên đã gặp phải những khó khăn từ chính những nhân viên tại doanh nghiệp khi tham gia kiến tập, một số khác thì gặp khó khăn về tài chính trong q trình kiến tập, mơi trường doanh nghiệp khơng ổn định. Chính vì vậy, nhà trường cần có những kế hoạch, nội dung, chương trình hỗ trợ sinh viên tham gia hoạt động kiến tập ngành nghề để hoạt động này thực sự phát huy được những ưu điểm góp phần nâng cao năng lực cho sinh viên.
Khi tiến hành phỏng vấn về nội dung kiến tập tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã có rất nhiều quan điểm khác nhau được các chuyên gia, giảng viên trong Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đưa ra.
Chuyên gia ĐVA cho rằng: “Hoạt động kiến tập tại Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội là một hoạt động trải nghiệm hết sức thiết thực đối với sinh viên, với hoạt động này có thể tạo nền tảng cơ bản cho sinh viên làm quen, thích nghi mơi trường doanh nghiệp một cách nhanh chóng, tuy nhiên Nhà trường cần xây dựng chương trình kiến tập phù hợp hơn về thời gian, nội dung và phương pháp để có thể đạt được hiệu quả cao hơn”.
Theo ThS. NXK cho ý kiến rằng: “Chất lượng kiến tập những năm gần đây đã
ngày một cải thiện rõ rệt, nội dung kiến tập đã sát với chuyên ngành sinh viên học, chất lượng báo cáo kiến tập của sinh viên cũng cao hơn”….
Về phía doanh nghiệp, ơng TPH, giám đốc của một công ty hợp tác với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho biết: “ Về phía doanh nghiệp chúng tôi luôn sẵn tạo điều
kiện cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được học tập, trải nghiệm tại công ty chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ các em sinh viên đến kiến tập, thực tập, tham quan trải nghiệm tại doanh nghiệp”.
Khi được hỏi về hoạt động kiến tập ngành nghề, các bạn sinh viên khóa 17, khoa Quản trị nguồn nhân lực đã nhận xét: “Hoạt động kiến tập ngành nghề rất có ích
đối với chúng tơi, thơng qua hoạt động này, chúng tôi được tiếp cận công việc một cách trực quan, đồng thời có những trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp”.
Một số bạn khác lại nói: “Kiến tập mang lại cho chúng tôi rất nhiều kiến thức,
kỹ năng bổ ích nhưng thời gian kiến tập lại rất ngắn nên chúng tôi chưa được trải nghiệm nhiều.
Có thể thấy rằng, hoạt động kiến tập tại doanh nghiệp của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã luôn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ và tạo điều kiện nhiệt tình của doanh nghiệp, tuy nhiên hoạt động kiến tập vẫn còn một số hạn chế về thời gian kiến tập, nội dung kiến tập. Chính vì vậy, cần có một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần nâng cao năng lực cho sinh viên.