Đổi mới chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI DOANH NGHIỆP (Trang 56 - 59)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2. Mộtsố giải pháp

3.2.3. Đổi mới chương trình đào tạo

Nhà trường nên thường xuyên rà sốt, cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng tập trung tăng số tiết thực hành vào các môn chuyên ngành, tăng thời lượng đào tạo ngoại ngữ, tin học, hội nhập quốc tế.... để biết được những hạn chế của chương trình đào tạo, nhà trường nên tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các cơ quan, doanh nghiệp. Những ý kiến này thường rất thiết thực, giúp nhà trường hiểu được nhu cầu của thị trường lao động nhằm trang bị kiến thức cho sinh viên. Có thể lấy phản hồi bằng nhiều cách như tổ chức hội thảo, làm feedback bằng bảng hỏi, hỏi chuyện trực tiếp…Mặt khác, cũng tạo được cầu nối giữa doanh nghiệp, giáo viên hướng dẫn và sinh viên.

Nhà trường cần chú trọng khả năng cung nhân lực nhiều hơn khả năng cầu nhân lực. Điều này thể hiện trong phê duyệt mở ngành đào tạo của các cơ sở đào tạo. Hầu như nhà nước chỉ chú trọng đến các chỉ tiêu về cơ sở vật chất, tiêu chuẩn về giảng viên, chương trình đào tạo, hồ sở mở ngành… khi xét duyệt các chương trình đào tạo mà chưa có sự đánh giá khoa học về nhu cầu nhân lực của ngành đó trong tương lai. Hệ quả của điều này là rất nhiều ngành thừa nhân lực nhưng nhiều sinh viên theo học và ngược lại nhiều ngành doanh nghiệp cần nhân lực nhưng lại khơng có người học.

u cầu để mở ngành đối với các cơ sở đào tạo của nhà nước chưa chú trọng nhiều vào sự tham gia của doanh nghiệp. Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo đơi khi chỉ là sự “sao chép” từ các trường trên thế giới cũng được cấp phép mở ngành và tuyển sinh. Điều này dẫn đến hệ quả, nhiều chương trình đào tạo khi vận hành rất hàn lâm, nhưng thiếu đi tính thực tế từ doanh nghiệp.

49 Ngoài ra, nhà trường nên liên kết với doanh nghiệp, đào tạo những chuyên ngành mà doanh nghiệp đang cần nguồn nhân lực. Trong quá trình đào tạo, nhà trường cần ghi nhận những phản biện về chương trình đào tạo từ phía doanh nghiệp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Bên cạnh đó, nhà trường nên thành lập phòng ban chuyên trách hoặc trung tâm hỗ trợ thực tập tốt nghiệp cho sinh viên. Đồng thời, các phòng ban chuyên trách này cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà trường. Mặc khác, có thể tổ chức các lớp học kỹ năng, mời các doanh nghiệp về đạo tạo kỹ năng mềm cho sinh viên.

Để nâng cao chất lượng chương trình trải nghiệm thực tế, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần có sự phối hợp tích cực với nhà trường trong việc sẵn sàng tiếp nhận sinh viên, tạo những điều kiện tốt nhất để thực tập sinh tiếp cận với công việc, cử người hướng dẫn sinh viên thực tập tận tình, chu đáo. Ngoài ra, các doanh nghiệp muốn thu nhận được nguồn nhân lực chất lượng cao cần thiết phải xây dựng chương trình đào tạo theo đặc thù đơn vị mình, phối hợp đưa vào chương trình hướng nghiệp của nhà trường, cam kết tiếp nhận và tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên thực tập đã học qua hướng nghiệp.

Qua quá trình thực tập, doanh nghiệp cần ưu tiên giữ lại sinh viên có chất lượng thực tập tốt. Đồng thời, phối hợp với nhà trường trong việc sửa đổi, điều chỉnh chương trình đào tạo tập trung. Việc này, trong tương lai giúp cho đơn vị giảm bớt thời gian, cơng sức, kinh phí trong việc tuyển dụng, đào tạo lại nguồn nhân lực của mình sau khi tiếp nhận ở lại làm việc.

Giảng viên hướng dẫn cần có kế hoạch về nội dung hướng dẫn hàng tuần cho sinh viên, có lịch hướng dẫn mỗi tuần cho sinh viên để đánh giá và theo dõi tiến độ thực hiện của sinh viên kịp thời. Giảng viên hướng dẫn phải thường xuyên có mối quan hệ với doanh nghiệp để theo dõi quá trình trải nghiệm thực tế của sinh viên, phản ánh kịp thời cho khoa chun mơn về tình hình thực tập của sinh viên.

Giảng viên cũng có thể áp dụng hình thức “Nhật ký thực tập” - bản ghi nhận những việc đã làm được của sinh viên, những ưu điểm cần phát huy, những thiếu sót cần khắc phục - để tăng cường sự trao đổi giữa hai bên. Nhật ký thực tập phải có sự đánh giá của cán bộ trực tiếp hướng dẫn sinh viên, của giảng viên hướng dẫn và xác nhận của hai bên. Một nhật ký thực tập với những đánh giá tốt từ cả hai phía sẽ là điều kiện cần thiết để nhà trường xếp loại quá trình thực tập của sinh viên, là động lực thúc đẩy sinh viên nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong quá trình thực tập và cũng là cơ hội để nhà trường kịp thời nắm bắt cả ưu, nhược điểm của chương trình đào tạo để từng bước điều chỉnh, rút ngắn dần khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn.

Đối với giảng viên, vai trị quản lý, giám sát của bộ mơn chuyên ngành/Khoa cần phải được phát huy hơn nữa để đảm bảo sự đồng đều trong tiêu chuẩn và đánh giá của giảng viên hướng dẫn đối với chất lượng thực tập của sinh viên. Tăng cường trao đổi, thảo luận giữa các giảng viên; chủ động tiếp xúc, gặp gỡ sinh viên, lắng nghe

50 những phản hồi, những thắc mắc của sinh viên và giúp đỡ sinh viên giải quyết vướng mắc có thể là giải pháp tốt cho vấn đề này.

Bản thân mỗi sinh viên phải nhận thức được rằng nâng cao năng lực rất quan trọng đối với tương lai, nghề nghiệp của họ. Vì thế, họ cần phải cố gắng hết sức mình để trau dồi kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học…chủ động với công việc được phân cơng trong q trình học tập, chứ khơng phải chỉ để đối phó lấy một bản nhận xét tốt. Ngồi ra, sinh viên cũng cần có sự liên hệ, hợp tác với nhà trường trong quá trình thực tập của mình. Sinh viên cần tìm hiểu thật kỹ trong việc lựa chọn đơn vị thực tập phù hợp với năng lực và sở trường, điều này sẽ giúp sinh viên có nhiều thuận lợi trong q trình đi thực tập. Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập sinh viên cần phải tuân thủ những quy định tại đơn vị thực tập, cũng như yêu cầu của người hướng dẫn, luôn thể hiện là người trung thực, hịa đồng, đáng tin cậy, có kỹ năng quan sát và luôn luôn khiêm tốn, ham học hỏi, cầu thị.

Đẩy mạnh sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là giải pháp không thể thiếu ở bất cứ một nền giáo dục nào nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuẩn đầu ra ưu tú, mặt khác tạo cho doanh nghiệp một lực lượng lao động tiên tiến, đáp ứng nhu cầu công việc, tạo cho xã hội một thế hệ tri thức năng động, hiệu quả. Hiện nay, việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp ở nước ta hiện nay còn chưa phát triển mạnh mẽ, nặng tính lý thuyết và chưa phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động này. Vì vậy, cùng với việc tăng cường sự hợp tác, nâng cao hoạt động trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy việc tìm kiếm lẫn nhau giữa nhà trường và doanh nghiệp thì việc quan tâm hỗ trợ từ phía nhà nước thơng qua các cơ chế chính sách thúc đẩy và khuyến khích sự hợp tác này cũng là một giải pháp rất quan trọng.

Trong kỉ nguyên kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế sâu sắc về tất cả các lĩnh vực, yêu cầu về nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quyết định sự thành bại của một quốc gia. Khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đào tạo của hệ thống giáo dục ĐH&CĐ của từng nước, ngoài những năng lực nhận thức cơ bản về chuyên môn, phải rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng sống, làm việc trong môi trường thực, luôn thay đổi và nhiều thử thách. Hiện nay, nền giáo dục đại học Việt Nam đang tiến hành một q trình đào tạo mang tính hàn lâm, khơng tạo ra sự khát khao trong học tập để có thể cho ra trường những công dân của thế kỉ 21.

Đánh giá kết quả học tập là một q trình ghi chép, lưu giữ và cung cấp thơng tin về sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình dạy học. Việc đánh giá cần đảm bảo ngun tắc chính xác, khách quan và phân hóa, thường xuyên liên tục và định kỳ. Việc kiểm tra đánh giá cần phải được cân nhắc tính tốn và tích hợp bằng nhiều hình thức khác nhau như một thành tố quan trọng trong suốt quá trình dạy học. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, việc kiểm tra đánh giá thường được coi là khâu “đi sau” cuối cùng khi kết thúc bài học, chương học, môn học.

51

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI DOANH NGHIỆP (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)