7. Cấu trúc của đề tài
3.2. Mộtsố giải pháp
3.2.5. Tăng cường sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp
Hợp tác giữa các cơ sở giáo dục với doanh nghiệp là một mô hình phổ biến trên thế giới. Sự hợp tác này tồn tại đa dạng ở nhiều góc độ, trong đó, phổ biến nhất là trong hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học với mục tiêu trọng tâm hướng đến người học, tạo điều kiện cho kiến thức được học trên nhà trường áp dụng hiệu quả trong thực tiễn hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, trước bối cảnh tồn cầu hóa và cuộc Cách mạng cơng nghệ 4.0, Việt Nam đã có sự thay đổi vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội và khoa học – kỹ thuật. Những nền tảng biến chuyển đó đã tác động tới hệ thống giáo dục, buộc nền giáo dục phải thay đổi phương thức và cách thức đào tạo với thiên hướng ứng dụng thành quả công nghệ trong đào tạo nhằm tạo ra một động lực và sức sống mới cho nền giáo dục nước nhà.
Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được hiểu là những giao dịch giữa các trường đại học và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác này và khai thác được các giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ những khó khăn về tài chính, tạo điều kiện cho sinh viên được học tập để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, đồng thời giúp các doanh nghiệp đạt được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
Các phương thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp bao gồm: Hợp tác trong nghiên cứu và phát triển; Luân chuyển của các học giả, giới hàn lâm; Luân chuyển của sinh viên; Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và phát triển; Phát triển và triển khai chương trình đào tạo; Thúc đẩy học tập suốt đời; Hỗ trợ tinh thần sáng tạo khởi nghiệp và các hoạt động khởi nghiệp; Tham gia quản trị trường đại học.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá VII (tháng 7-1994): “xây dựng quan
hệ chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo với các cơ quan quản lý nhân lực và việc làm, giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sử dụng nhân lực”. Đào
tạo và sử dụng nhân lực có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Trước hết, đó là quan hệ cung - cầu. Trong cơ chế thị trường, nếu quy luật cung - cầu không được tuân thủ, cung vượt quá cầu hoặc ngược lại, đến một chừng mực nào đó, sẽ gây nên khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu về lao động kỹ thuật. Mối quan hệ giữa đào tạo và sản xuất, hay nói cách khác, quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp còn là mối
54 quan hệ nhân - quả, cái này làm tiền đề cho cái kia phát triển. Mối quan hệ này được thiết lập trên quan điểm hệ thống, có nghĩa là trên nhiều lĩnh vực, với nhiều phương thức khác nhau, bao gồm:
Một là, trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo. Trong cơ chế thị trường, xác định
nhu cầu đào tạo là bước khởi đầu quan trọng của việc phát triển chương trình và triển khai các khóa đào tạo. Thật là phi lý khi nói đến đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, mà nhà trường không biết nhu cầu đào tạo của xã hội về chất lượng, số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề đào tạo là như thế nào?
Hai là, doanh nghiệp tham gia với nhà trường trong việc xây dựng mục tiêu,
chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo và tham gia đánh giá chất lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp trình độ đào tạo. Nhờ vậy, các chương trình đào tạo của các trường thường xuyên cập nhật được các tiến bộ khoa học và công nghệ mà sản xuất đang áp dụng, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp có cơ hội tìm được việc làm.
Ba là, hướng nghiệp, tư vấn nghề và giới thiệu việc làm. Đây là điều cần thiết
đối với nhà trường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các khóa đào tạo, hướng nghiệp và tư vấn nghề cho học sinh, sinh viên vào học các ngành nghề phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp và sắp xếp việc làm cho học sinh tốt nghiệp với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp.
Bốn là, liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp. * Sự liên kết này mang lại các lợi ích sau đây:
Đối với nhà trường: sử dụng được các thiết bị hiện đại của sản xuất, những
thiết bị đắt tiền mà nhà trường khơng thể có để học sinh thực hành; đội ngũ giáo viên được tiếp cận với công nghệ và phương tiện sản xuất hiện đại; huy động được những kỹ sư, công nhân giỏi trong sản xuất tham gia giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo; có sự hỗ trợ của doanh nghiệp về kinh phí đào tạo.
Đối với doanh nghiệp: có cơ hội để theo dõi và tuyển chọn được những học
sinh, sinh viên giỏi, có năng lực thực tế phù hợp với yêu cầu của mình; có một lực lượng lao động phụ là học sinh, sinh viên thực tập tại doanh nghiệp, tiền công rẻ để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất phù hợp.
Đối với người học: được học với những công nhân kỹ thuật, kỹ sư có nhiều
kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, với những phương tiện, thiết bị hiện đại, giúp người học nhanh chóng hình thành được những kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu của sản xuất, cũng như rèn luyện tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp; có nhiều cơ hội để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp; nếu có việc làm, sẽ sớm thích ứng với cơng việc khơng cần phải bồi dưỡng hoặc đào tạo lại.
Đối với Nhà nước: chất lượng và hiệu quả của hệ thống đào tạo được nâng cao,
có đội ngũ nhân lực đáp ứng được nhu cầu của sản xuất để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giảm thiểu đội ngũ nhân lực đã qua đào tạo bị thất nghiệp và tránh được lãng phí to lớn về đầu tư cho đào tạo.
55 Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và DN được hiểu như là những giao dịch giữa các trường ĐH và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Đẩy mạnh việc hợp tác này và khai thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ những khó khăn về tài chính, giúp các DN đạt được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trong thị trường năng động ngày nay, đồng thời đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động
Hợp tác trong nghiên cứu: Đây là hình thức hợp tác cao nhất giữa nhà trường và DN, nhưng thực tế còn diễn ra rất khiêm tốn trong giới hàn lâm. Mục đích của sự hợp tác này là đạt đến sự hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của nhà trường, thực hiện các dự án liên kết mà giới hàn lâm và các DN cùng tiến hành. Các trường có thể tìm kiếm sự hợp tác này bằng cách chủ động giới thiệu với các DN những chương trình nghiên cứu khả dĩ đem lại. Xây dựng mục tiêu phát triển và đào tạo của các cơ sở ĐT, các khoa, chuyên ngành gắn với nhu cầu doanh nghiệp, phối hợp với DN trong biên soạn chương trình, nội dung và phương pháp học tập… trong một số lĩnh vực, các mơn học có phần thực hành có thể gắn kết với hoạt động chuyên môn của DN như phát triển ý tưởng, thiết kế theo loại hình cơng trình, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của DN. Cần có sự phối hợp, liên kết chương trình đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp nhất là mảng thực nghiệm, ứng dụng nhằm đến sự đa dạng về chương trình, nâng cao chất lượng và tính thực tiễn cho người học
Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu: Đây là điều khá phổ biến trong các nước phát triển mặc dù cịn ít được giới hàn lâm trong trường ĐH chú ý. Nó bao gồm cả chuyển giao cơng nghệ. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, để có thể đẩy mạnh hình thức hợp tác này, một điều rất cần phải làm ngay là củng cố bộ khung thể chế bảo đảm trong thực tế quyền sở hữu trí tuệ. Hoạt động này thường tập trung ở những người đang có quan hệ chặt chẽ với các DN trong lĩnh vực chuyên ngành của họ. Cần thúc đẩy lợi ích của cả ba bên, giới hàn lâm, nhà trường và DN, và ủng hộ các nỗ lực của họ.
Thúc đẩy khả năng lưu chuyển của SV: Bằng cách tạo ra các cơ chế hỗ trợ họ, ví dụ như đưa SV đi thực tập và tạo ra cơ hội giao lưu để họ có thể trải nghiệm nhiều khía cạnh phong phú của thế giới bên ngoài nhà trường. Tăng cường phối hợp với phịng nhân sự của các cơng ty, DN để tạo điều kiện cho SV đến với thế giới việc làm.
Thúc đẩy sự vận động, lưu chuyển của giới hàn lâm: Khuyến khích những hoạt động giao lưu hay hợp đồng làm việc ngắn hạn của giới hàn lâm trong các DN nhằm xây dựng quan hệ, chia sẻ quan điểm và nắm bắt thực tế. Cần có luật lệ, quy định để quyền lợi của GV (như hưu bổng, kỳ nghỉ, sự thăng tiến,...) không bị ảnh hưởng bởi thời gian làm việc ngắn hạn như thế. Cần mở rộng và đa dạng các hình thức đào tạo giúp người học chủ động về thời gian, không gian học tập, tiết kiệm thời gian, chi phí học tập, tham gia những khóa học trực tuyến, người học có thời gian đi làm, thực hành, trải nghiệm… có thời lượng thực hành, thực tập cao hơn để người học có nhiều
56 sự lựa chọn. Trong khóa học, người học có thể tạm dừng thời gian giữa các học phần để thực hiện một vài chương trình thực tập vấn đề mình quan tại các DN, cách học tập linh hoạt này giúp người học chủ động về thời gian, tăng tính thực hành ứng dụng và khả năng tương tác với môi trường công việc tốt hơn.
Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo: Có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và giúp SV thích ứng tốt với địi hỏi của thị trường lao động. Cần khuyến khích sự tham gia của giới DN vào việc xây dựng và cập nhật chương trình của nhà trường, thơng qua các cuộc thảo luận và trao đổi thông tin. Giới chuyên gia đang làm việc tại các DN cũng là một nguồn hợp tác đầy tiềm năng trong việc đảm nhận một phần việc giảng dạy trong nhà trường. Nhà trường cần thường xuyên tìm kiếm, hợp tác, liên kết với các đối tác trong các mảng đào tạo của mình để phối hợp cùng nhau, qua đó cả hai bên có thể phát triển bền vững và hiệu quả hơn. DN trong quá trình đầu tư phát triển, thực hiện dự án có thể hợp tác với đội ngũ giáo viên, sinh viên… tham gia các dự án, các chiến lược phát triển của DN qua đó tằng cường hiệu quả công việc cho DN và người dạy, người học có điều kiện thường xuyên tiếp cận, cập nhật với thực tiễn công việc và dịp thực hiện hiệu quả những sáng tạo của mình.
Học tập suốt đời: Hiện nay hoạt động này cịn rất ít có sự hợp tác giữa hai bên. Cần nâng cao hiểu biết về học tập suốt đời, và tăng cường giao tiếp với các DN để nắm bắt nhu cầu cũng như lợi ích và khả năng thực hiện nhiều hình thức học tập khác nhau mà nhà trường có thể đem lại cho DN.
Hỗ trợ tinh thần sáng nghiệp và các hoạt động khởi nghiệp: Nâng cao tinh thần sáng nghiệp trong nhà trường, tạo ra một văn hóa kích thích GV và SV suy nghĩ và hành động với tinh thần khởi nghiệp, đặt họ trước những con đường sáng nghiệp của giới DN và lơi cuốn họ thốt ra khỏi lối mòn tư duy.
Tham gia quản trị nhà trường: Tăng cường sự tham gia của giới DN vào quá trình ra quyết định ở tầm lãnh đạo của nhà trường. Mời những người thành đạt trong giới DN tham gia vào Hội đồng Trường. Họ sẽ giúp ích nhà trường rất nhiều đặc biệt là về chiến lược phát triển
Về phía doanh nghiệp thì nên chủ động để cán bộ của mình đến nói chuyện hoặc tham gia giảng dạy cho sinh viên tại doanh nghiệp, thông qua đó các doanh nghiệp sẽ truyền đạt những kinh nghiệm thực tiễn cho sinh viên, doanh nghiệp cũng có phần trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia hoạt động trải nghiệm thực tiễn để góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.Các doanh nghiệp có thể hướng dẫn sinh viên trong quá trình trải nghiệm thực tế ban đầu là những cơng việc nhỏ nhưng dần dần sẽ mang tính chuyên môn tạo điều kiện để sinh viên học hỏi quan sát và tham gia vào công việc. Khi mới tham gia vào quá trình thực tập các em khơng thể tránh khỏi những sai sót. Chính vì thế, doanh nghiệp phải là người hướng dẫn giám sát sinh viên trong quá
57 trình làm việc có thể giúp các em khắc phục những sai sót mắc phải và thực tập một cách hiệu quả.
Doanh nghiệp nên xây dựng một chương trình đào tạo, thực tập sinh cụ thể với mục đích rõ ràng đây là những kinh nghiệm làm việc và tiếp cận với môi trường mới thơng qua chương trình thực tập các doanh nghiệp được tự tuyển chọn các sinh viên có năng lực thời gian thực gặp giống như thời gian thử việc giúp sinh viên tiếp cận với công việc, sinh viên nào đạt yêu cầu sẽ được giữ ở lại làm việc sau khi kết thúc chương trình trải nghiệm. Những chương trình này cũng mang lại cho doanh nghiệp điều kiện để đánh giá sinh viên với các kỹ năng phù hợp với những công việc dành cho các em mới tốt nghiệp, một chương trình trải nghiệm thực tế được tổ chức chu đáo có thể giúp doanh nghiệp thu hút, tuyển dụng nhân lực tài năng để nâng cao chất lượng. Chương trình trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp cần có sự phối hợp tích cực giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc sẵn sàng tiếp nhận sinh viên tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên tiếp cận với công việc của người hướng dẫn.
Tăng cường mở rộng đào tạo liên kết với các doanh nghiệp, cập nhật nội dung giảng dạy sát với thực tiễn chú trọng đào tạo kỹ năng, tác phong công nghiệp và ngoại ngữ giao tiếp để nâng cao năng lực đào tạo theo nhu cầu xã hội. Cần có các chính sách cụ thể tạo trách nhiệm liên đới giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà trường đối với công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hành nghề, tiếp cận công nghệ mới. Đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa để hình thành đội ngũ quản lý giáo dục nghề nghiệp chuyên nghiệp. Hoàn thiện hệ thống dịch vụ việc làm thành phố chú trọng phát triển hoạt động quan hệ doanh nghiệp và giới thiệu việc làm tại các trường đào tạo, tích cực hỗ trợ sinh viên, học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm phù hợp đạt hiệu quả cao.