Mộtsố nhận xét về năng lực sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội thông

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI DOANH NGHIỆP (Trang 48 - 53)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3. Mộtsố nhận xét về năng lực sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội thông

thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp

2.3.1. Ưu điểm

Qua kết quả khảo sát thực trạng nâng cao năng lực sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, mang lại hiệu quả, chất lượng đào tạo được nâng lên, điều đó được biểu hiện cụ thể:

Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế cho sinh viên tham gia ngay từ năm nhất, điều đó có nghĩa sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được trải nghiệm sớm, tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp sớm, điều đó góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực cho sinh viên.

Hình thức trải nghiệm thực tế phong phú, đa dạng bằng nhiều hình thức khác nhau như thực tập, kiến tập, tham quan doanh nghiệp, làm thêm, tạo đàm, hội thảo… những hình thức này giúp sinh viên trải nghiệm, có nhiều cơ hội để vận dụng các kiến thức đã học ở trường vào thực tiễn.

Sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội luôn nhận được sự hỗ trợ của nhà trường và đơn vị thực tập: Nhờ giấy giới thiệu của nhà trường là điều kiện quan trọng giúp các bạn sinh viên đặt chân đến các doanh nghiệp. Trong q trình này có bất kỳ khó khăn nào thì mọi người có thể trao đổi trực tiếp với thầy cô hướng dẫn. Bên cạnh đó, là sự hướng dẫn của doanh nghiệp giúp các bạn sinh viên có cơ hội làm các việc thực tiễn.

Sinh viên khi tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế được tiếp xúc trực tiếp với công việc: các hoạt động căn bản là để vận dụng những gì đã học vào cơng việc. Bởi thế đây là quá trình quan trọng giúp sinh viên phát hiện ra nhiều nội dung mới: điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, những kiến thức chun mơn cịn thiếu sót, niềm đam mê với cơng việc… Qua đó, giúp sinh viên thấy u thích cơng việc và tự hoàn thiện những mặt hạn chế của mình.

Khi tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế sinh viên được hỗ trợ các trang thiết bị và cơ sở vật chất: Các cơ quan, doanh nghiệp là những mơi trường có đầy đủ chun mơn và các trang thiết bị phục vụ cơng việc tốt nhất. Giúp các bạn có thể dễ dàng sử dụng để thực hành công việc. Tạo thuận lợi trong quá trình thu thập dữ liệu để làm báo cáo tốt nghiệp.

Việc nâng cao năng lực sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp làm thay đổi thái độ sinh viên, sinh viên có thái độ ham học hỏi, tiếp thu kiến thức nhanh chóng, thích nghi với mơi trường thực tiễn tại doanh nghiệp.

Thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế kiến thức của sinh viên cũng được nâng lên, sinh viên được thực hành các công việc thực tế, được vận dụng các kiến thức học tại nhà trường vào thực tiễn, tích lũy thêm kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ được ôn luyện vững chắc hơn.

41 Thông qua các hoạt động này kỹ năng của sinh viên cũng được nâng cao, đó là những kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết tình huống…các kỹ năng này góp phần nâng cao năng lực cho sinh viên.

Có thể thấy rằng, với những hoạt động trải nghiệm thực tế của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã góp phần nâng cao năng lực cho sinh viên, góp phần bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, đóng góp vào việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được của việc nâng cao năng lực cho sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế vẫn còn một số hạn chế nhất định như sau:

Một là, hợp tác đại học - doanh nghiệp thời gian vừa qua cịn mang tính ngắn

hạn, hoặc gắn với tư tưởng nhiệm kỳ, nếu khơng muốn nói là thời vụ, chưa cam kết đảm bảo duy trì nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo đồng đều ở các sinh viên. Chưa có các hợp tác đạt được thành cơng mang tính dài hạn giữa các bên.

Hai là, về phương thức, chủ yếu thực hiện hình thức nhận tài trợ từ doanh

nghiệp. Số lượng các ký kết hợp tác và số lượng các đối tác, các đại học có xu hướng tăng nhanh về mặt số lượng nhưng các đối tác doanh nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng thấp.

Ba là, về nội dung, hợp tác thời gian qua của các đại học chủ yếu là ở hoạt động

đào tạo, cung ứng lao động cho doanh nghiệp. Hợp tác trong nghiên cứu khoa học và cơng nghệ cịn hạn chế và chưa theo kịp xu thế của thế giới.

Bốn là, vai trò hỗ trợ đào tạo của doanh nghiệp đối với đào tạo sinh viên cịn mờ

nhạt, rất ít các cuộc trao đổi của chủ các doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý, được thực hiện cho sinh viên trên lớp học do những ràng buộc về mặt bằng cấp của người đứng trên bục giảng.

Năm là, vai trò thúc đẩy hợp tác lớn nhất vẫn là lãnh đạo hai bên, đặc biệt là lãnh

đạo doanh nghiệp và cựu sinh viên, chưa được xây dựng trên cơ sở những cam kết có tính chất lâu dài và bền vững giữa các bên.

Sáu là, vai trò của Nhà nước chưa rõ rệt và chưa thể hiện được vị trí của người

tạo ra “luật chơi”, “sân chơi” cho việc phát triển mơ hình đại học - doanh nghiệp Cùng với đó hình thức trải nghiệm thực tế đa dạng nhưng số lượng sinh viên được tham gia các hoạt động cịn hạn chế bởi quy mơ của các hoạt động thông thường chỉ chứa được khoảng 200-300 sinh viên, trong khi đó số lượng sinh viên trong nhà trường rất đông, điều này đặt ra thách thức nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch, quy mô tổ chức cho phù hợp để tất cả các sinh viên đều có thể tham gia hoạt động. Nguồn kinh phí tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp còn hạn chế, chủ yếu từ nguồn xã hội hóa, chính vì thế các hoạt động tổ chức không được thường xuyên, liên tục, nhiều chương trình khơng nằm trong kế hoạch của năm, hiệu quả chưa cao. Cùng với đó là sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trong việc trao đổi đưa sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp.

42 Về mặt chuyên môn: Nỗi lo lắng mà nhiều sinh viên thường mắc phải đến từ chun mơn. Sợ rằng mình khơng thể làm được việc, yếu kinh nghiệm, gặp áp lực về thời gian và sợ bị chê trách từ những người xung. Đây là những khó khăn thường thấy mà nhiều sinh viên đã trải qua. Khi đứng giữa một đống công việc và mọi người đang tất bật thực hiện mà chúng ta lại chỉ biết đứng nhìn vì chẳng biết phải làm gì.

Về mặt kỹ năng: Nhiều sinh viên còn bỡ ngỡ và chưa quen. Đặc biệt, là cách ứng xử trong giao tiếp với cấp trên và đồng nghiệp làm cho chúng ta hay luống cuống, thiếu tự tin. Dẫn đến những tình huống khó khăn gây cản trở cho công việc. Sự cô đơn, rụt rè là thứ cảng đường khiến cho nhiều người không phát triển.

Cùng với đó là cơ chế, chính sách của nhà nước đối với việc hợp tác liên kết giữa nhà trường còn nhiều bất cập, dẫn đến hàng rào hợp tác, chưa phát huy được hết khả năng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Việc nâng cao năng lực sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp còn một số hạn chế nhất định, nguyên nhân của những hạn chế này được thể hiện:

Sự hợp tác giữa Nhà trường và DN hiện nay còn rất hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do các ĐH hiện nay chưa nắm bắt và chưa gắn kết giữa công tác đào tạo, NCKH với nhu cầu thực tế của DN, vẫn là làm những gì mình có, khơng phải những gì doanh nghiệp cần.

Trong bài viết “Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp: lợi ích, rào cản và

mộtsố giải pháp đối với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” của ThS. Đồn Văn Tình –

Phó trưởng khoa quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã chỉ ra một số rào cản của liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp đó là: “thiếu những

chính sách và khn khổ pháp lý cụ thể điều chỉnh mối quan hệ giữa TĐH&DN, giữa TĐH&DN tồn tại nhiều khác biệt, những rào cản về thông tin và thiếu những mơ hình liên kết hiệu quả để các TĐH&DN tham khảo, vận dụng”[16, tr.26]. Việc liên kết

giữa nhà trường và doanh nghiệp là một chủ trương đúng đắn, đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ rất sớm. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều rào cản cả về chủ quan lẫn khách quan đang kìm hàm hiệu quả liên kết giữa TĐH&DN. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu từ các góc độ khác nhau để rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả liên kết, với mục đích cuối cùng là mang lại lợi ích cho các bên và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội

Nhà trường chưa có sự chủ động trong xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế nhà tuyển dụng. Hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo khi xây dựng hồ sơ mở ngành chỉ hầu như chỉ “cóp nhặt” các chuẩn đầu ra và chương trình đạo tạo trên thế giới hoặc các trường khác trong nước. Hệ quả dẫn đến là dù tuyển sinh đủ chi tiêu nhưng không biết và không nắm rõ được các doanh nghiệp cần

43 gì, yêu cầu tối đa cho sinh viên sau tốt nghiệp như thế nào. Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo cũng có những động thái nhất định trong việc khảo sát ý kiến doanh nghiệp để xây dựng hoặc điều chỉnh chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo, tuy nhiên vấn đề thời gian, nhân lực và phương pháp thực hiện không phải đơn vị nào cũng có thể sẵn sàng và thực hiện tốt. Do đó, xảy ra nhiều hiện tượng việc khảo sát doanh nghiệp chỉ nhằm mục tiêu đáp ứng “tiêu chí kiểm định chất lượng”. Sự đóng góp của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo khơng nhiều.

Sự liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo được thực hiện đơn lẻ, thiếu sự đồng bộ. Sự liên kết với doanh nghiệp hiện nay được thực hiện rất rời rạc với sự chủ động của một số cơ sở đào tạo, mà chưa có sự nhìn nhận đó là một trong những u cầu cần thiết và bắt buộc trong quá trình đào tạo của nhà trường.

Việc mời giảng viên thỉnh giảng là những đại diện doanh nghiệp tham gia vào q trình đào tạo sinh viên cịn khiêm tốn. Hiện nay, hầu như các trường chỉ dừng lại ở mức mời các chuyên gia hoặc doanh nghiệp về nói chuyện chuyên đề với sinh viên. Điều này giúp sinh viên có cái nhìn mới hơn về các xu thế mới của xã hội và nghề nghiệp bên ngoài hơn. Tuy nhiên, cái cần hơn là doanh nghiệp phải tham gia trực tiếp vào chương trình đào tạo thì chưa được thật sự được triển khai mạnh mẽ ở các trường.

Nhà trường chưa có bộ phận chuyên trách phụ trách hoạt động liên kết, trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp. Chính vì thế cơng tác này còn nhiều hạn chế, chưa chuyên sâu, nội dung này hiện tại chủ yếu do các Khoa, Trung tâm, Phòng ban tự xây dựng theo mối liên kết của đơn vị mình.

Nhà trường chưa tự chủ về tài chính cho nên nguồn kinh phí phân bố cho hoạt động trải nghiệm thực tế này cịn nhiều hạn chế, từ đó dẫn đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế chưa thường xuyên, quy mô chưa rộng.

Chương trình đào tạo của nhà trường có một số nội dung cịn lý thuyết, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, kiến thức lý thuyết thì nắm tốt, tuy nhiên khả năng áp dụng còn chưa thực tế.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Về phía doanh nghiệp, chủ yếu vẫn quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa nhận thức đầy đủ các lợi ích có được từ sự hợp tác Nhà trường, ngồi ra tâm lý sính “hàng ngoại” cũng là một rào cản lớn.

Đa số các doanh nghiệp chưa chủ động đặt hàng các cở sở đào tạo về nguồn nhân lực. Trong công tác đào tạo cần có sự tham gia của các doanh nghiệp. Nhà trường và doanh nghiệp phải bắt tay tương hỗ lẫn nhau. Doanh nghiệp tạo điều kiện để sinh viên đến thực tập, thực hành nghề, nhà trường đào tạo nghề doanh nghiệp cần, thay vì đào tạo nghề mình có. Muốn có sản phẩm nhân lực đáp ứng các tiêu chí tuyển dụng, doanh nghiệp phải chủ động đặt hàng nhà trường với những thông số cụ thể như: ngành nghề, số lượng, trình độ, kỹ năng, tính cách, tác phong. Thật ra, đó cũng

44 chính là cơ sở để nhà trường xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp chưa thật sự xem mình như một chủ thể quan trọng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Doanh nghiệp là đối tượng thụ hưởng nhiều nhất từ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, bởi suy cho cùng, mục đích quan trọng nhất của sinh viên khi ra trường là có được việc làm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa có sự quan tâm và thờ ơ với việc đào tạo tại các trường. Nhiều trường hợp các cơ sở đào tạo rất khó khăn trong việc thu thập ý kiến doanh nghiệp để xây dựng các chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, hoặc tham gia giảng dạy.

Doanh nghiệp chưa thấy được hết các lợi ích của việc liên kết với nhà trường trong q trình phối hợp đào tạo nên cịn ngần ngại. Việc xây dựng các mối liên kết với nhà trường trong việc đào tạo - tuyển dụng sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp. Rõ ràng doanh nghiệp được hưởng lợi rất nhiều từ mơ hình này: doanh nghiệp có cơ hội theo dõi và tuyển chọn được những sinh viên giỏi, có năng lực thực tế phù hợp với yêu cầu của mình, doanh nghiệp không phải tốn nhiều thời gian để đào tạo lại... Bên cạnh đó, việc duy trì các chương trình như: Thực tập sinh tiềm năng, quản trị viên tập sự hàng năm sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình tốt hơn.

Đa số các doanh nghiệp chỉ tham gia liên kết với nhà trường ở mức độ tài trợ học bổng hoặc tuyển dụng thực tập. Điều này giải quyết được phần nào nhu cầu của nhà trường và một bộ phận sinh viên. Tuy nhiên, đó chỉ là giải quyết điểm ngọn, trong khi đó, điểm gốc cần giải quyết đó là sinh viên có kỹ năng và khả năng thực tế cao trước khi đi thực tập, tức là đã được trang bị trên ghế nhà trường cùng với sự vận hành của doanh nghiệp.

Tiểu kết Chương 2

Trong Chương 2, tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động trải nghiệm thực tế của sinh viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Tác giả đánh giá thực trạng, những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức và thực hiện các hoạt động này, xác định nguyên nhân của những hạn chế. Đồng thời tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số ý kiến của chuyên gia, doanh nghiệp, giảng viên và sinh viên trong Trường. Đây là cơ sở để tác giả đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp ở Chương 3.

45

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO

NĂNG LỰC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI DOANH NGHIỆP (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)