7. Cấu trúc của đề tài
3.1. Mục tiêu, phương hướng của Nhà trường
3.1.1. Mục tiêu
Từ thực trạng về năng lực sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thông qua các hoạt động thực tế tại doanh nghiệp đề xuất nhà trường thực hiện một số giải pháp nhằm:
Nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp cho sinh viên góp phần nâng cao năng lực sinh viên, chất lượng đào tạo. Điều đó đặt ra yêu cầu nhà trường phải xây dựng được kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng, hiệu quả, thời gian phù hợp.
Nắm bắt được thực trạng năng lực sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại trường Đại học nội vụ Hà Nội. Từ đó đánh giá được những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cho sinh viên.
Xác định nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, từ đó đưa ra đề xuất một số giải pháp để khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp.
3.1.2. Phương hướng
Trên cơ sở lý luận về năng lực sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp để xác định thực trạng các hoạt động trải nghiệm thực tế tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhằm nâng cao năng lực sinh viên.
Từ thực trạng hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm nâng cao năng lực cho sinh viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đưa ra một số nhận xét ưu điểm, hạn chế còn tồn tại trong hoạt động này, xác định nguyên nhân của hạn chế đó.
Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp góp phần nâng cao năng lực cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Những giải pháp này được đưa ra từ tình hình thực tiễn, phát huy được vai trò của các bộ phận, đơn vị chức năng trong nhà trường, có tính khả thi cao trong trường Đại học Nội vụ Hà Nội.