7. Cấu trúc của đề tài
3.3. Mộtsố khuyến nghị
3.3.1. Đối với Nhà trường
Tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội các hoạt động trải nghiệm thực tế góp phần nâng cao năng lực cho sinh viên đã được thể hiện rất rõ qua thực trạng khảo sát. Nhìn chung, các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp đã có những hiệu quả nhất định góp phần cải thiện và nâng cao năng lực cho sinh viên. Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế, chưa đạt được hiệu quả, cần phải có những giải pháp góp phần nâng cao năng lực cho sinh viên. Để hoạt động đó đạt được hiệu quả, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cần:
Một là, cần có sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường trong việc
nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp cho sinh viên. Nhà trường cần ban hành Quy chế Quy định, hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng, Ban, bộ phận trong việc phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trải nghiệm thực tế cho sinh viên, đưa nội dung trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp cho sinh viên vào kế hoạch năm để tổ chức thực hiện hiệu quả.
Hai là, nhà trường cần chỉ đạo các phòng,ban chức năng và các đơn vị liên
quan phối hợp tổ chức tốt nội dung trải nghiệm thực tế cho sinh viên, góp phần nâng cao năng lực cho sinh viên.
Ba là, nhà trường cần chỉ đạo xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực sinh viên
thơng qua các hoạt động trải nghiệm thực tế, lấy các tiêu chí đó để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên.
Bốn là, nhà trường cần có các chính sách hỗ trợ bảo đảm quyền lợi cho sinh
viên khi tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện để sinh viên có thể học tập trải nghiệm thực tế một cách tốt nhất.
Năm là, cần xây dựng các chính sách, các quy định rõ ràng về hình thức, nội
dung, cơ chế hợp tác với doanh nghiệp.
Sáu là, tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và tích cực hợp
60 nghiên cứu khoa học gắn với nhu cầu xã hội.
Bảy là, thiết kế lại các chương trình đào tạo để dành một tỉ lệ nhất định về thời
gian dành cho việc mời các nhà quản lý, nhà khoa học giỏi từ doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo, nghiên cứu của nhà trường, đồng thời quan tâm lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên có tinh thần doanh nhân tham gia vào hoạt động hợp tác với doanh nghiệp.
Để hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp đạt được hiệu quả, vai trò của Khoa chủ quản rất quan trọng, điều đó được thể hiện cụ thể:
Một là, khoa cần lãnh đạo, chỉ đạo cố vấn học tập, giảng viên bộ môn phối hợp,
gắn kết, thông tin và lồng ghép các nội dung trải nghiệm thực tế vào chương trình học.
Hai là, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và kết nối với doanh nghiệp để đưa sinh
viên tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp.
Ba là, Khoa cần xây dựng các kế hoạch kết nối, hợp tác đào tạo với doanh
nghiệp nhằm nâng cao năng lực cho sinh viên.
Bên cạnh đó cần có sự quan tâm, phối hợp của tổ chức đoàn thanh niên, các phịng ban, các CLB, đội nhóm. Cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, cần tăng cường sự phối hợp, hợp tác giữa các đơn vị trong tổ chức thực
hiện các hoạt động trải nghiệm thực tế cho sinh viên
Hai là, cần nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức có liên quan trong
việc định hướng, hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm thực tế cho sinh viên
Ba là, tăng cường hơn nữa sự phối hợp, hợp tác của các phòng chức năng đối
với doanh nghiệp, nhằm tạo môi trường và điều kiện để tổ chức các hoạt động cho sinh viên
Bốn là, cần phối hợp trong xây dựng chương trình đào tạo gắn với các hoạt
động trải nghiệm thực tế cho sinh viên
Năm là, các cơ quan, đơn vị cần phối hợp tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả
trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cho sinh viên