7. Cấu trúc của đề tài
3.2. Mộtsố giải pháp
3.2.4. Đổi mới hình thức, nội dung và phương pháp trải nghiệm thực tế tạ
trong và sau quá trình tham gia trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp:
Trước khi sinh viên tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp nhà trường và doanh nghiệp cùng đánh giá chất lượng hiện có của sinh viên trước khi tham gia các hoạt động để có hướng bổ sung nội dung trải nghiệm thực tế cho sinh viên cho phù hợp với năng lực, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của việc trải nghiệm.
Trong quá trình trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, nhà trường phối hợp với doanh nghiệp đánh giá năng lực, khả năng nhận thức, và thái độ tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế của sinh viên tại doanh nghiệp, từ đó có các biện pháp điều chỉnh nội dung trải nghiệm, hành vi, thái độ của sinh viên khi tham gia học tập trải nghiệm.
Sau quá trình trải nghiệm thực tế, nhà trường và doanh nghiệp cùng phối hợp đánh giá kết quả trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà sinh viên tiếp thu được sau quá trình trải nghiệm thực tế. Cùng với đó nhà trường cũng lắng nghe những ý kiến từ phía doanh nghiệp nhằm bổ sung, hồn thiện và điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp, sao cho đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Đánh giá cần được thực hiện liên tục, song song với quá trình dạy học, bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với việc dạy và học hàng ngày. Đánh giá phải dựa trên các chuẩn, mục tiêu dạy học, theo các tiêu chí cụ thể đã được cơng bố trước cho người học và được thiết kế dựa trên sự thu hút người học cùng tham gia đánh giá, khuyến khích tạo động lực học tập, nâng cao ý thức và niềm tin cho người học. Đánh giá phải tuân theo nguyên tắc chính xác, khách quan, phân hóa và cơng bằng, các thông tin đánh giá cần được phân tích, tích hợp (thậm chí dùng làm cơng cụ, phương tiện) ngay trong q trình diễn ra bài học. Thơng tin đánh giá phải được lưu giữ và phân tích cẩn thận phục vụ cho các quá trình thành phần của dạy học, đánh giá dựa trên bằng chứng xác thực hơn là cảm tính. Câu hỏi, bài kiểm tra cần đơn giản, trực tiếp, không quá dài, càng gắn với những vấn đề thực tế càng tốt
3.2.4. Đổi mới hình thức, nội dung và phương pháp trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp doanh nghiệp
Hiện nay trong chương trình đào tạo của nhà trường đã có sự lồng ghép các phần thực hành, trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, tuy nhiên nội dung đó cịn hạn chế về thời gian và kinh phí đào tạo, chính vì vậy Nhà trường cần xây dựng nội dung và giảng dạy học phần trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Mục đích của việc xây dựng học phần trải nghiệm thực tế nhằm giúp cho sinh viên nắm được các kiến thức, kỹ năng cơ bản khi tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, cách thích nghi với mơi trường doanh nghiệp và phối kết
52 hợp với các nhân viên tại doanh nghiệp một cách hoàn hảo nhất. Sinh viên khi tham gia học tập học phần trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian gắn sát với doanh nghiệp hơn, đồng thời học hỏi được kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng của những nhân viên tại doanh nghiệp. Đồng thời, có thời gian nhiều hơn để vận dụng những kiến thức đã được học tại trường vào thực tiễn, giúp sinh viên có cách nhìn sinh động, trực quan và có thể làm được việc ngay sau khi kết thúc môn học.
Học phần này nên được giảng dạy sau khi sinh viên học được các kiến thức cơ sở ngành để vừa học kiến thức chuyên ngành đồng thời có thể trau dồi kỹ năng tự trong quá trình học tập.
Tuy nhiên, việc xây dựng và giảng dạy nội dụng học phần trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp cần có sự kết hợp từ phía doanh nghiệp. Nhà trường và doanh nghiệp phối hợp, lắng nghe ý kiến của nhau để xây dựng một chương trình, nội dung phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng, từ đó góp phần nâng cao năng lực của sinh viên sau khi học tập.
Trước hết về hoạt động kiến tập ngành nghề: Hoạt động này là một học phần nằm trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được thực hiện vào kỳ thứ 6 của mỗi chương trình đào tạo. Thời gian của mỗi kỳ kiến tập kéo dài khoảng hơn 2 tuần để sinh viên có thể tham gia trải nghiệm tại một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp do sinh viên có thể lựa chọn. Thời gian kiến tập như vậy là quá ngắn, sinh viên chưa kịp thích nghi với mơi trường kiến tập đã hết thời gian, chính vì vậy nhà trường có thể đổi mới về thời gian kiến tập bằng cách tăng thời gian kiến tập lên. Cùng với đó, để kiểm soát được nội dung kiến tập của sinh viên, Nhà trường có thể tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp và liên hệ đưa sinh viên ra kiến tập để có thể kiểm sốt q trình kiến tập, nội dung kiến tập cho sinh viên, đồng thời đánh giá được hiệu quả của hoạt động này một cách chính xác và có hướng đào tạo bổ sung trong thời gian tiếp theo đối với sinh viên, góp phần nâng cao năng lực của sinh viên.
Đối với hoạt động thực tập, thời gian thực tập cũng cần phải kéo dài thêm, đây là q trình nền tảng để sinh viên có thể học tập trực tiếp với mơi trường bên ngồi sau khi đã được tiếp thu các kiến thức nền tảng trên ghế nhà trường, đây là điều kiện để sinh viên có thể vận dụng vào những kiến thức đó vào cơng việc thực tế. Nội dung thực tập nhà trường cần có sự liên kết với doanh nghiệp mà sinh viên tham gia thực tập để có thể xây dựng được nội dung thực tập phù hợp, gắn với các nội dung được đào tạo trong nhà trường, từ đó phát huy được khả năng làm việc, thực hành công việc của sinh viên.
Các hoạt động tham quan doanh nghiệp cần tổ chức thường xuyên, lồng ghép với các học phần khác trong chương trình giảng dạy để sinh viên có thể có cách nhìn tổng quan về mơn học, đồng thời tiếp xúc trực tiếp với mơi trường đó, vận dụng các kiến thức được học tập. Thời gian tham quan doanh nghiệp cũng cần được bố trí một cách phù hợp để sinh viên tham gia có thể tìm hiểu được một cách sâu sắc và toàn
53 diện hơn. Địa điểm tham quan cũng cần đa dạng và phù hợp với nội dung để tạo sự hứng thú trong học tập của mỗi sinh viên.
Các cơng việc làm thêm cũng cần có sự quan tâm, giới thiệu của Nhà trường đối với sinh viên. Các cơng việc này cần có sự gắn sát với chương trình học tập tại Trường, đúng hoặc sát với chuyên môn, bổ trợ cho chun mơn để sinh viên có thể tích lũy kinh nghiệm trong q trình làm việc, đây cũng là điều kiện để sinh viên được học tập thực tế đồng thời có thêm thu nhập, tạo động lực để sinh viên học tập, rèn luyện tốt hơn. Việc làm thêm có sự liên kết của Nhà trường và doanh nghiệp để có thể kiểm sốt các hoạt động đó, khơng để ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên.