7. Cấu trúc của đề tài
3.2. Mộtsố giải pháp
3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Ban Giám hiệu Trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là chủ thể trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện nâng cao năng lực của sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp. Đảng ủy, Ban giám hiệu cần đưa việc nâng cao năng lực của sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp đi vào chiều sâu, nội dung học tập và rèn luyện phải thiết thực, cụ thể. Vì vậy, Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cần thực hiện tốt những nội dung sau:
Một là, chú trọng đẩy mạnh công tác kết nối, hợp tác với doanh nghiệp nhằm
trao đổi, liên kết, tạo điều kiện đưa sinh viên ra tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, góp phần hồn thiện các kỹ năng cần thiết cho sinh viên tại doanh nghiệp. Hoạt động trải nghiệm thực tế không chỉ hữu ích cho sinh viên và doanh nghiệp mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đầu ra trong nhà trường. Sinh viên có kết quả tốt trong q trình trải nghiệm thực tế, đồng nghĩa với chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đồng thời, dựa vào kết quả học tập của sinh viên nhà trường có cơ sở để điều chỉnh chương trình đào tạo thích hợp.
Hai là, chỉ đạo, hướng dẫn các phòng, khoa xây dựng các kế hoạch, chương trình trải nghiệm thực tế cho sinh viên phù hợp với đặc điểm của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Đối với hoạt động trải nghiệm thực tế của sinh viên Nhà trường cần có bộ phận chun trách tổ chức chương trình, lên kế hoạch, ra quyết định và liên hệ với các đơn vị doanh nghiệp. Hiện nay, tại trường công việc này vẫn do Phòng Quản lý Đào tạo hoặc Khoa phụ trách làm nên thường không đủ nhân lực để đảm nhiệm công việc này.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh triển khai và thực hiện các hoạt động kết nối với doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực thực tiễn cho sinh viên thông qua giờ thực hành các môn học…
48
Bốn là, thống nhất và đưa nội dung học tập và rèn luyện nâng cao năng lực của
sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp vào nội dung, kế hoạch của từng năm học.
Năm là, xây dựng tiêu chuẩn cụ thể về nâng cao năng lực của sinh viên thông
qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, lấy tiêu chuẩn đó làm kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng sinh viên. Nên lấy ý kiến phản hồi của các đơn vị doanh nghiệp biết được hạn chế của chương trình đào tạo. Những ý kiến này thường rất thích hợp nước nhà trường hiểu được nhu cầu của thị trường lao động trang bị kiến thức cần thiết cho sinh viên từng ngành, xây dựng một cơ chế chính sách phù hợp tăng cường trách nhiệm của nhà trường và doanh nghiệp.
Sáu là, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng
kết và phối hợp với các doanh nghiệp trong hoạt động nâng cao năng lực của sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp. Cần có kế hoạch tổ chức các chương trình trải nghiệm thực tế cụ thể, chủ động liên hệ với đơn vị doanh nghiệp phù hợp với các ngành nghề trường đào tạo để làm cầu nối cho sinh viên tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp.