CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.7. Chức năng của từ vay mượn
1.7.1. Chức năng ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một yếu tố của văn hóa, giống như các yếu tố khác của văn hóa, bao gồm cả tính dung hợp. Đúng như câu nói của nhà ngôn ngữ học 撒丕尔(Sapir): “Ngôn ngữ, giống như văn hóa, rất ít loại tự mình hoàn thiện. Do nhu cầu giao tiếp, người nói một loại ngôn ngữ phát sinh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người nói ngôn ngữ gần giống hoặc chiếm ưu thế về văn hóa, nếu muốn chỉ ra một ngôn ngữ hoặc phương ngôn độc lập hoàn toàn, e là rất khó”[38]. Quy luật phát triển nội bộ của ngôn ngữ yêu cầu du nhập từ vựng mới từ các dân tộc khác, để bổ sung cho khiếm khuyết của mình, làm phong phú hệ thống từ vựng, xúc tiến phát triển những phương thức biểu đạt ngôn ngữ mới.
Chức năng ngôn ngữ của từ vay mượn là chức năng chủ yếu, cũng là chức năng đặc biệt rõ ràng. Chức năng ngôn ngữ của từ ngoại lai biểu hiện rất rõ qua việc bổ sung những mặt còn thiếu của ngôn ngữ một dân tộc, thúc đẩy từ vựng phát triển. Từ ngoại lai tiếng Hán đồng thời trong lúc lấp đầy khiếm khuyết về năng lực và phương pháp cấu tạo ngôn ngữ của dân tộc, cũng khai mở những cách thức cấu tạo từ mới cho ngôn ngữ dân tộc. Điều này chủ yếu biểu hiện trên ba mặt:
(1) Thúc đẩy phát triển thêm các phương thức cấu tạo từ. Từ phỏng dịch và một số từ dịch ý có thể giúp sự liên kết từ tiếng Hán ngày càng hàm chứa thêm nhiều nghĩa thực tế, tức phương pháp cấu tạo từ mới, như: chủ nghĩa (chủ nghĩa lý tưởng), siêu- (siêu năng lực), cao- (phí tổn cao).
(2) Xúc tiến tính riêng lẻ trong hình thức cấu tạo từ. Xét từ góc độ ngữ tố, từ đơn thuần chỉ là một ngữ tố, không định rõ phân tán hay niêm kết. Nhưng xét từ góc độ các âm tiết có khả năng tương ứng ngữ tố đơn âm, giữa những âm tiết được chữ Hán sử dụng này mang tính riêng lẻ, và không có sự liên quan về ý nghĩa. Nội bộ từ dịch âm là một loại quan hệ mang tính riêng lẻ, mà các từ và từ dịch ý vốn có trong tiếng Hán, thì cơ bản yêu cầu phải chọn được chữ Hán (ngữ tố) về ý nghĩa kết hợp tạo thành một chỉnh thể, và ý nghĩa mặt chữ phải gần giống ý nghĩa của từ, bởi vậy loại từ này mang tính niêm kết. Từ dịch âm tính riêng lẻ, như: 吉普 (汽车, jeep),开司米 (高级羊绒, cassimere). Có những từ dịch âm bao gồm cả thành
phần chỉ ý, trong đó tất cả bộ phận âm tiết mang đủ đặc trưng chỉ ý, ví dụ: 蔻丹
(sơn móng tay cutex, “ ”丹 có nghĩa đỏ). Bên cạnh đó còn một tình trạng, lúc phiên dịch toàn bộ ngữ tố đều chỉ ý nghĩa, nhưng các thành phần chỉ nghĩa của từ không dựa theo phương thức cấu tạo hình thành tính niêm kết của từ tiếng Hán, như: 滴滴 涕 (thuốc sát trùng, DDT), 雪碧 (Sprite). Do ảnh hưởng của hình thức này, trong tiếng Hán xuất hiện hình thức từ mang tính riêng lẻ, chủ yếu dùng gọi tên thương phẩm và tên hãng. Có từ do tự sáng tạo, như 玉兰油 (tên một loại hóa mỹ phẩm, cách dịch Hán của từ tiếng Anh OLAY). Cũng có những từ được chọn vốn đầu tiên là từ tiếng Anh, nhưng sau khi dịch âm thì thành từ Hán, như: 奥琪(nước hoa hãng Orchid).
(3) Củng cố địa vị chính đáng của hình thức từ chữ cái. Do sự xuất hiện của hình thức phiên âm pinyin và sử dụng từ ngoại lai phiên âm bằng chữ cái, trong tiếng Hán cũng sử dụng các tự hình tương đương hoặc gần giống để tạo từ. Ví dụ: HSK (viết tắt của phiên âm pinyin “Hanyu shuiping kaoshi”-kỳ thi trắc nghiệm trình độ Hán ngữ), GB (viết tắt của phiên âm pinyin “guojia biaozhun” – tiêu chuẩn quốc gia).