CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Phương thức vay mượn từ trong ngôn ngữ Hán – Việt
3.1.2.1. Từ phiên âm
Phiên âm là sử dụng từ tương đồng hoặc có ngữ âm gần giống từ gốc để chuyển dịch, âm tiếng Việt vốn dùng rất nhiều chữ Hán tương ứng (từ ngoại lai danh từ riêng và từ Hán Việt). Từ phiên âm là loại từ căn cứ vào phát âm của từ ngoại lai, dùng quy tắc ngữ âm tiếng Việt phiên viết ra. Loại từ này chiếm tuyệt đại bộ phận từ vay mượn trong ngôn ngữ gốc ngoại lai của tiếng Việt. Ví dụ: (Pháp - Việt – Hán)
Auto car ô tô ca 长途客车, 长途公共汽车
Coupe cúp 杯, 优胜杯
Legionnaire lê dương 外籍雇佣兵
Noel nô en 圣诞节
Phosphate phốt phát 磷酸盐
Pipe píp 烟斗
3.1.2.2. Từ phiên âm kết hợp thêm biểu ý
Âm - ý đồng thời, một bộ phận phiên âm, một bộ phận dịch ý, phiên âm kết hợp thêm chú thích. Do một từ vốn có trong tiếng Việt kết hợp thêm một từ phiên âm tạo thành. Ví dụ: (Việt - Hán)
Champagne rượu champagne 香槟酒
Jet thuốc Jet 烟草Jet 牌
Berger chó Bẹc ghê 德国狗
3.1.2.3. Vay mượn trực tiếp
Không thực hiện bất cứ thay đổi nào đối với văn tự hình thức ngữ âm chính là từ vựng vay mượn trực tiếp. Ví dụ: (Anh - Việt – Hán)
Gongfu Kongfu 功夫 Wushu Wushu 武术 Shanghai Shanghai 上海 Beijing Beijing 北京 Computer Computer 计算机 Heroin Heroin 海洛因 Stress Stress 紧张、压力 Marketing Marketing 销售
3.2. Con đường thâu nhập từ vay mượn trong hai ngôn ngữ Hán và Việt
Quá trình du nhập từ ngoại lai vào tiếng hán và tiếng Việt có thể được hình dung qua các con đường sau:
3.2.1. Vay mượn thông qua Phật Giáo và các tôn giáo khác
Bên cạnh một khối lượng đồ sộ từ ngữ Phật giáo du nhập vào hai ngôn ngữ này thì đóng góp của các giáo sỹ truyền giáo hội Thiên Chúa giáo phương Tây đến Trung Hoa và Việt Nam là không hề nhỏ. Theo thống kê, hai thời Minh và Thanh tổng cộng có khoảng 70 giáo sỹ đến truyền giáo, ở Việt Nam vào triều Nguyễn có rất nhiều giáo sỹ phương Tây đến truyền giáo. Những giáo sỹ này nhiều người có trình độ học vấn văn hóa rất cao, vì vậy ngoài việc truyền giáo và phiên dịch kinh sách tôn giáo, một số người cũng đồng thời phiên dịch các tác phẩm khoa học kỹ thuật Tây Âu, tổng số ước khoảng 120 loại. Từ vựng trong ngôn ngữ các nước Tây Âu thông quaquá trình phiên dịch du nhập vào ngôn ngữ Hán và Việt, chủ yếu phân bố trong các lĩnh vực tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo), khoa học kỹ thuật.
3.2.2. Vay mượn trong quá trình thực địa hoá của thực dân
Phương Tây phát động chiến tranh xâm lược Trung - Việt (chiến tranh nha phiến), trong bối cảnh hai nước Trung - Việt đều bị chủ nghĩa đế quốc xâm lăng,
ngôn ngữ văn hóa ngoại lai có ảnh hưởng lớn tới ngôn ngữ văn hóa Trung – Việt. Trong quá trình các quốc gia đế quốc chủ nghĩa Anh - Pháp bành trướng văn hóa ngôn ngữ sang Trung - Việt, từ ngoại lai trong ngôn ngữ Trung - Việt chủ yếu xuất xứ từ các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nhật. Lĩnh vực phân bố chủ yếu: y học, khoa kỹ, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, thực phẩm...
3.2.3. Tác phẩm phiên dịch của trí thức yêu nước
Trong thập niên 50, kể từ cách mạng Tân Hợi cho đến cuộc vận động Ngũ Tứ trở về sau, phiên dịch tài liệu khoa kỹ, văn hóa phương Tây trở thành một phong trào sôi nổi. Từ ngoại lai thông qua phiên dịch phát huy tác dụng, từ đó được xã hội thừa nhận tiếp thu. Trong từ ngoại lai Trung - Việt số từ gốc Anh chiếm đại đa số, gốc Pháp thứ 2, tiếp sau là từ gốc Nga, Nhật; chủ yếu phân bố trong các phương diện khoa kỹ, văn hóa nghệ thuật, kinh tế, âm nhạc, y học, dược phẩm, hóa học, thể dục, sinh hoạt thường ngày.
Do giới trẻ thế giới đương đại trong lúc sử dụng ngôn ngữ thường có tâm lý tìm kiếm cách diễn đạt mới lạ để tạo dấu ấn, do vậy sử dụng từ ngoại lai trở thành một trào lưu trong ngôn ngữ cuộc sống hiện nay. Từ ngoại lai trong ngôn ngữ Trung - Việt chủ yếu là tiếng Anh, đặc biệt từ Anh Mỹ, loại từ ngoại lai này dường như xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, đặc biệt ngôn ngữ mạng. Có thể nói, trước mắt là thời kỳ từ ngoại lai tràn ngập phong phú, đa chủng loại, số lượng cao, phạm vi sử dụng lớn, "thậm chí tới mức không dùng tự ngoại lai thì không cách nào biểu đạt, tùy theo số từ được sao chép sử dụng có thể thấy vị thế lớn của từ ngoại lai".
3.3. Một số khác biệt về phân bố từ ngoại lai trong hai ngôn ngữ Hán và Việt
Từ ngoại lai trong tiếng Hán hiện đại chủ yếu phân bố trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa kỹ, thương nghiệp, thể dục, văn hóa hàng ngày. Tập hợp các từ vay mượn trong tiếng Hán có xuất xứ từ nhiều nguồn: Phạn, La-tinh, Hi Lạp, Ý, Nhật, Nga, Anh, Pháp, Đức. Ví dụ từ gốc tiếng Nga như "布尔什维克- bôn xê vích", "苏维埃 - Liên xô", gốc tiếng Pháp: " 蒙太奇 – Monteskier", từ gốc tiếng Anh: "巴士 – bus", "芭蕾 – Paris", "汉堡 – humburger". Về mặt số lượng và phạm
vi sử dụng từ vay mượn trong tiếng Hán vận động theo xu thế ngày một mở rộng phổ biến.
3.3.1. Trường hợp từ vay mượn xuất hiện trong tiếng Hán mà không hoặc ít xuất hiện trong tiếng Việt xuất hiện trong tiếng Việt
3.3.1.1. Từ ngoại lai gốc Nga thường gặp
Trung - Việt - Nga ba quốc gia trong khối Xã hội chủ nghĩa trước đây, nhưng
khoảng cách giữa Việt Nam và Nga quá xa, biên giới không liền kề. Trong thập niên 60 thời Trung - Nga liên minh, Việt Nam vẫn đang kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến thời kỳ Việt Nam tái thiết đất nước thì nước Nga (Liên Xô cũ) đã tan rã, bởi vậy trong ngôn ngữ Việt Nam xuất hiện không nhiều từ ngoại lai gốc Nga như trong tiếng Hán, cũng có thể nói trong tiếng Việt dường như không thấy nhiều các từ ngoại lai gốc Liên xô. Sau này, trong tiếng Việt cũng du nhập một số từ vay mượn gốc Nga nhưng thời kỳ vay mượn nhiều các từ ngữ của Nga ở tiếng Việt lại xảy ra trong thời đoạn 1980 – 1990 khi Việt Nam và Nga (Liên Xô cũ) thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ về mọi mặt.
Trước thập niên 50 của thế kỉ 20, tiếng Hán hiện đại chủ yếu du nhập từ ngoại lai từ Âu - Mỹ – Nhật, từ gốc Nga rất ít, lúc đó trong tiếng Hán mới chỉ có lẻ tẻ các danh từ riêng như "xô-viết, bôn-sê-vích". Bắt đầu vào thập niên 50, trên cơ sở liên minh Trung – Xô, rất nhiều tài liệu tiếng Nga - Liên xô được dịch sang tiếng Hán. Từ gốc Nga tuy không nhiều, nhưng rất quen thuộc với mọi người, số lượng du nhập vào tiếng Hán để sử dụng trên thực tế cũng không lớn. Phạm vi phân bố từ ngoại lai gốc Nga tương đối hẹp, chỉ giới hạn trong quân sự, thuật ngữ khoa học, chính trị [37]. Ví dụ:
Tiếng Nga Tiếng Hán Giải thích
ПЛАТЫ 布拉吉 连衣裙váy đầm
ТРАΚТОР 拖拉机 máy công nông
КОМБАЙН 康拜因 máy gặt đập liên hợp
КОМΝНТЕРН 康民团 cộng sản quốc tế СЛУТНПК 斯普特尼克 vệ tinh nhân tạo
3.3.1.2. Từ ngoại lai gốc Đức-Ý thường gặp
Từ ngoại lai tiếng Đức và từ ngoại lai tiếng Ý du nhập vào Trung Quốc phân làm mấy thời kỳ, liên quan đến công cuộc phiên dịch của các giáo sĩ truyền giáo phương Tây. Tác phẩm "Du ký" của Maurco Polo đương thời gây ảnh hưởng không nhỏ đến các quốc gia phương Tây , các giáo sỹ truyền giáo đạo Gia Tô tấp nập theo nhau tới Trung Quốc. Đời Minh có bốn giáo sỹ truyền giáo nổi tiếng người Ý đến Trung Quốc truyền giáo: 为罗明坚 (Michael Ruggieri), 利玛窦(Matteo Ricci), 艾 儒略(Julius Aleni), 罗雅各(Jacobus Rho), lần lượt vào các năm 1580, 1583, 1613, 1624. Đời Thanh có giáo sỹ truyền giáo nổi tiếng người Đức 汤若望 (Jean Adam Schall Von Bell) đến Trung Quốc truyền giáo. Những giáo sỹ này đều có kiến thức văn hóa rất cao, bởi vậy ngoài truyền giáo và phiên dịch tài liệu tôn giáo, một vài giáo sỹ cũng đồng thời phiên dịch các tác phẩm văn hóa khoa học kỹ thuật Tây Âu, tổng số ước khoảng 120 loại.
Từ điển song ngữ Hán – Anh tiếng Hán hiện đại sưu tầm được danh sách các “từ ngoại lai” sau: 本体 (bản thể), 辩证唯物主义 (chủ nghĩa duy vật biện chứng), 驳 壳枪(Mauser), 超人(siêu nhân), 盖世太保(Gestapo), 汉堡包 (hamburger), 历史 唯物主义 (chủ nghĩa duy vật lịch sử), 毛瑟枪 (muskets), 马克 (德国以 前的货币 单位) (Mác-đơn vị tiền tệ của Đức trước đây), 马克思列宁主义 (chủ nghĩa Mác - Lênin), 马列主义(chủ nghĩa Mác-Lê), 摩氏 硬度表(độ cứng Mohs), 慕尼黑, 剩 余价值, 形而上学, 扬弃 (Trịnh Hiểu Mang, 2006), 恩格尔系数和纳粹. Tân từ điển Hán ngữ hiện đại (Lưu Văn Nghĩa, 1992: 424) sưu tập các từ mới gốc Đức sau: 闪电战, 沉钟社 (là một trong các đoàn thể văn nghệ trong cuộc vận động tân văn hóa thời kỳ ngũ tứ, Thành Lập Vu, năm 1925, được tác giả nổi tiếng người Đức
霍 普 特 曼 (GerhartHauptmann, 1862~1946) đặt tên là “沉 钟” (Die ver-
sunkene Glocke). Giải thể năm 1934. Lưu Văn Nghĩa,1992: 90), 东方慕尼黑, 分尼
(đơn vị tiền tệ của Đức, Áo trước đây), 价值重估, 见马克思, 马克思的人口理论
(lý luận dân số của Mác), 马克思学说(học thuyết Mác xít), 马克思主义哲学(triết học chủ nghĩa Mác xít), 马查霍主义, 慕尼黑 协定, 纳粹主义, 剩余价值规律
(quy luật giá trị thặng dư), 剩余价值率 (tỉ lệ giá trị thặng dư), 剩余 价值学说 (học thuyết giá trị thặng dư), 总体战(chiến tranh tổng thể).
Tân từ điển khoa học xã hội sưu tập được các từ mới gốc Đức sau: nhân tố thứ ba, quyền lực thứ ba, 格式塔,格式塔质,法兰克福学派, 阐释循环,个人无意识
(người vô ý thức), 绿党, 恋母情结,洛伦茨曲线, 美感距离, 期待视野, 文化圈
(khung văn hóa), 社会伙伴关系、社会市场经济(kinh tế thị trường).
Từ điển từ nguyên từ mới tiếng Hán cận hiện đại biên chép các từ gốc tiếng Đức sau: 克虏伯、克虏伯炮、克鲁伯炮. Các từ điển khác đã liệt kê các từ dạng “超人”, ở đây không liệt kê lại.
Từ điển học thuật mỹ thuật thế giới đương đại biên chép các khái niệm gốc Đức sau: 美的变换 (biến đổi của cái đẹp), 美的自律性 (tính quy luật tự thân của cái đẹp), 音乐美学(mỹ học âm nhạc), 演奏理论(lý luận diễn tấu), 狂飙突进、音
乐批评 (phê bình âm nhạc), 间离效果 (hiệu quả ngắt quãng), 绝对音乐(âm nhạc tuyệt đối), 低级趣味文艺(nghệ thuật rẻ tiền), 现象学(hiện tượng học).
3.3.1.3. Từ ngoại lai tiếng Hán hiện đại (mới) có nguồn gốc tiếng Đức trong lĩnh vực khoa học lĩnh vực khoa học
Từ điển song ngữ Hán-Anh tiếng Hán hiện đại biên chép các từ ngoại lai gốc Đức thường dùng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên sau: 赫兹、兆赫、千赫、华氏
温度、伦琴、高斯、瓦斯、西门子、爱克斯射线/X光/X射线、欧姆、阿司匹
林、磁悬浮列车、海洛因.
Từ ngoại lai gốc Đức có trong Tân từ điển tiếng Hán hiện đại: 爱伯特式铁 路, 奥斯托惠耳特粘度计, 大陆 漂移说, 狄塞尔油 (柴油), 费林试剂, 弗朗荷费
谱 线, 克虏伯炮, 马德堡半球, 欧姆表, 欧姆定律, 梭曼, 汪克尔发动机.
Tân từ điển tiếng Hán hiện đại sưu tầm được các từ ngoại lai gốc Đức thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên: 鲍豪斯(Bauhaus) (sách khác).
Do vị trí địa lý, hoàn cảnh lịch sử của mình, Việt Nam trong thế kỷ 16 vùng Trung bộ cũng có giáo sỹ đến truyền giáo nhưng đại bộ phận giáo sỹ đều là người Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp. Việt Nam vẫn chưa bị Đức, Ý xâm lược và các giáo sỹ
từ nước này đến truyền giáo, cho nên tiếp xúc giao lưu văn hóa có hạn, từ ngoại lai gốc Ý, Đức chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
3.3.2. Trường hợp từ ngoại lai (vay mượn) xuất hiện trong tiếng Việt mà không hoặc ít xuất hiện trong tiếng Hán
3.3.2.1. Từ ngoại lai gốc Pháp thường gặp trong tiếng Việt (tiếng Hán ít gặp)
Việt Nam nằm dưới sự bảo hộ của Pháp gần 100 năm (1858-1954), giáo sỹ người Pháp Alexandre De Rhodes và một số giáo sỹ dòng Tên đã có công La-tinh hóa tiếng Việt để có chữ quốc ngữ ngày nay. Qua ba kỳ cải lương hương chính cũng như những ảnh hưởng của các giao lưu tiếp xúc mạnh, yếu sau này Việt Nam đã có những tiếp thu ảnh hưởng của Pháp rất rõ và bằng chứng có thể tìm thấy trong các lĩnh vực giáo dục, hành chính, đơn vị đo lường, giao thông, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật ..., nhiều nét sinh hoạt của Việt Nam vẫn cho thấy có sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp. Diều này thể hiện trong ngôn ngữ tiếng Việt. Một cách cảm tính, chúng ta đều cảm nhận ngoại lai gốc Pháp trong tiếng Việt nhiều hơn rất nhiều so với trong tiếng Trung Hán. Từ ngoại lai gốc Pháp chủ yếu xuất hiện trong các lĩnh vực văn hóa, mỹ thuật, chính trị, quân sự, kinh tế, đơn vị đo lường, sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ: (Việt – Pháp).
Balcon ban công lan can
Bagage booc baga đèo
hàng
Chalande xà-lan tàu chở
hàng
Divan đi văng ghế và
giường nằm
Gare ga nhà ga
Garde Mange gạc măng dê tủ chén
Garde de corps gạc đờ co bảo vệ
Guidon ghi-đông tay cầm
Sapotier sa-bô-chê hồng xiêm
Traverse tà-vẹt đường
ray xe lửa
Rentrer rinh tê chạy về,
trở về
Veston vét-tông áo lớn
3.3.2.2. Có một sự vay mượn đơn chiều Hán – Việt mà ít có sự vay mượn Việt Hán Hán
Văn hóa Trung Quốc giai đoạn cổ đại từng trải qua một cuộc xâm thực ồ ạt từ bên ngoài bắt nguồn từ văn hóa Phật giáo của Ấn Độ.Với sự xâm nhập của văn hóa Phật giáo kết hợp với văn hóa Nho, Đạo vốn có tại Trung Nguyên, văn hóa Trung Quốc đã khai mở ra một truyền thống mới, xuất hiện truyền thống văn hóa thứ 2. Không có bất kỳ loại văn hóa ngoại lai nào lại xâm nhập vào các lĩnh vực sinh hoạt xã hội sâu sắc như văn hóa Phật giáo, khiến trong tầng sâu ý thức của người Hán cũng phát sinh những biến đổi văn hóa trọng đại.
Việt Nam có một lịch sử tương đối đặc biệt khi đất nước này bị các vương triều phong kiến Trung Quốc thống trị suốt 1000 năm, và đương nhiên có một sự thực là văn hóa, ngôn ngữ Việt chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Trung Quốc, trước khi chữ Quốc ngữ được sử dụng rộng raic như ngày nay văn tự mà người Việt sử dụng là chữ Hán kết hợp với chữ Nôm, điều này đưa đén một điểm dễ thấy là từ ngoại lai trong ngôn ngữ hai nước Trung - Việt là đồng nguyên, chung nguồn gốc.
Tiếng Việt đã từng vay mượn sử dụng từ ngữ của rất nhiều ngôn ngữ. Trong một thời kỳ rất dài (thời kỳ vương triều phong kiến Trung Quốc thống trị Việt Nam), từ vay mượn tiếng Hán và một số lượng lớn các từ ngoại lai được tiếng Hán hấp thu, theo nhiều con đường (ngôn ngữ viết và khẩu ngữ; tiếng phổ thông và từ địa phương) du nhập vào tiếng Việt.
Trong tiếng Việt hiện đại bao gồm một lượng lớn từ vay mượn tiếng Hán, mà đại đa số những từ vay mượn này lại là từ các quốc gia khác du nhập vào tiếng Hán
trước. Những từ vay mượn này, đặc biệt là các thuật ngữ biểu thị các khái niệm chính trị, khoa học, khoa học kỹ thuật, thường đều được bảo lưu nguyên nghĩa của từ gốc (thông qua Hán). Minh chứng là có rất nhiều thuật ngữ Hán khi đi vào tiếng Việt vẫn giữ nguyên nội hàm của chúng khi là từ ngữ tiếng Hán. Tất nhiên, một số ít từ cũng có sự biến đổi và không còn giữ quan hệ 1- 1 với các từ tương ứng có trong tiếng Hán hiện đại.
Thế kỷ 19, hai nước Trung - Việt đều bị phương Tây xâm lược, văn hóa Tây Âu bắt đầu du nhập vào cả hai thứ tiếng Trung và Việt. Do lịch sử mỗi quốc gia có các đặc điểm của riêng mình mà thời điểm tiếp thu từ ngoại lai phương Tây sớm muộn không giống nhau, dẫn đến từ ngoại lai trong ngôn ngữ Hán và Việt có ít nhiều sai khác, dị biệt về phương thức du nhập, hoàn cảnh sử dụng, đặc điểm văn hóa bản xứ.
Từ ngoại lai có tác động không nhỏ đến sự phát triển dân tộc và ngôn ngữ dân tộc. Xã hội loài người phát triển không ngừng, thành tựu khoa học ngày một nở rộ. Nếu mong muốn không lạc hậu so với thế giới, cần thiết phải tiếp thu và ứng dụng các từ ngữ nước ngoài. Nhưng thái độ, phương thức tiếp thu và ứng dụng cần phải đúng đắn và chính xác, không để thành tình trạng lạm dụng từ ngoại lai.
Từ ngoại lai du nhập vào hệ thống từ vựng ngôn ngữ Hán - Việt vừa có nguyên nhân khách quan ngoài ngôn ngữ, vừa có nguyên nhân nội bộ. Nguyên nhân khách quan là quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa và xung đột quân sự giữa các dân tộc, ngoài ra còn có nhân tố tâm lý, xã hội, vốn có quan hệ mật thiết với cuộc sống xã hội Việt Nam. Nguyên nhân nội bộ là nhu cầu phát triển hệ thống từ vựng của bản