CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.5. Một số sự biến đổi của từ ngoại lai khi đi vào tiếng Việt
Cũng giống tình hình trong tiếng hán, Người Việt Nam trong lúc vay mượn từ ngoại lai, thường căn cứ vào đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt mà Việt hóa từ vay mượn. Có thể thấy rất rõ những sự biến đổi sau đây
3.5.1. Biến hóa ngữ âm
Từ ngoại lai khi đi vào tiếng Việt có biến chuyển rất lớn về cấu trúc và ngữ âm. Tiếng Việt là ngôn ngữ phân lập, âm tiết tính. Từ tiếng Việt gắn với 6 thanh điệu. Vì vậy, người Việt Nam trong lúc vay mượn từ ngoại lai, thường căn cứ trên đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt mà Việt hóa chúng.
3.5.1.1. Thêm thanh điệu
Thanh điệu là yếu tố cấu thành âm tiết tiếng Việt. Để từ ngoại lai được vay mượn phù hợp với quy tắc và thói quen phát âm của tiếng Việt, có một số từ vay mượn khi Việt hóa bị điền thêm thanh điệu. Ví dụ:
World cup uôn cúp Lancer lăng xê
Taxi tắc xi Turbin tuốc bin
Topic tốp pích
3.5.1.2. Đơn âm tiết hóa
Tuyệt đại bộ phận từ vay mượn khi vào tiếng Việt đều được đơn âm tiết hóa khi nói hoặc viết. Người Việt bao giờ cũng phát âm rời (thành âm tiết) các từ đa tiết ngoại lại dù khi thể hiện trên con chữ có thể được viết liền theo nguyên ngữ, chẳng hạn:
Vaccxine vắc xin thuốc phòng
Guide ghin đe hướng dẫn
Jacket dắc két áo dắc két
Love lo ve yêu
Scan xì can quét ảnh
3.5.1.3. Biến đổi ngữ âm
Trong quá trình phiên âm, có hiện tượng biến âm từ được vay mượn. Ví dụ: - ch> s: chewinggum sing gum
Chocolate sô cô la
- k > c: kazoo ca du một loại kèn chế tạo bằng gỗ hoặc kim loại.
Koran cô ran kinh cô ran Keyboards cây bốt bàn phím - f > ph: fact phách sự thật
Fan phan người hâm mộ File phai tệp tin
Focus pho cớt tiêu điểm, tiêu cự - w > o,u: watt oát đơn vị oát
Web oép mạng
Welcome oen căm hoan nghênh Weekend uych cần cuối tuần
Wallpaper uôn pây pờ hình nền
3.5.1.4 Tỉnh lược âm
Ngoài cách phiên âm hoàn toàn, từ vay mượn trong tiếng Việt thường sử dụng phương pháp phiên âm kiểu phiên âm tiết, tức chỉ phiên dịch một bộ phận âm tiết của từ ngoại lai, các âm tố hoặc âm tiết khác bị tỉnh lược.
* Hệ thống ngữ âm tiếng Việt không tồn tại hiện tượng phụ âm đôi. Vì vậy, trong lúc mượn dùng từ vựng ngoại lai có phụ âm đôi thường sử dụng hai phương pháp: Một là bảo lưu một trong hai phụ âm đầu của từ, tỉnh lược phụ âm còn lại.
• Bảo lưu phụ âm thứ hai, lược bỏ phụ âm đầu. Ví dụ: - kn> n : knock out nốc ao hạ nốc ao - bl> l: block lốc khu, cuộn, khối - wh> h: whisky huyt xki rượu huyt ki. - st> t: stop tốp dừng
State tết tơ trạng thái, quốc gia, trần thuật
• Bảo lưu phụ âm thứ nhất, lược bỏ phụ âm thứ hai. Ví dụ: - sc > s: scene sen lớp, cảnh
- tr > t: transborder tăng bo chuyển tàu, chuyển xe
- dr > d: drachma đrác ma đơn vị trọng lượng, tên tiền Hi Lạp cổ.
Hai là bảo lưu phụ âm đôi, tăng thêm nguyên âm cho một trong hai phụ âm, tạo thành một âm tiết hoàn chỉnh. Ví dụ:
clé cờ lê scandale xì căng đan
* Tỉnh lược phụ âm hoặc âm tiết cuối. Ví dụ:
automatic auto tự động
dollar đô tiền Mỹ
download đao tải về
cinema xinê điện ảnh, rạp phim
* Tỉnh lược phụ âm hoặc âm tiết đầu. Ví dụ:
airline e lai đường bay
knock out ao, nhào đánh đổ, đánh gục, đánh ngã gallon lon
alcohol cồn
telephone phôn điện thoại
3.5.2. Biến đổi nghĩa, ngữ thể và tu từ
So với từ gốc, đại bộ phận từ ngoại lai về cơ bản không có biến đổi về nghĩa, tu từ và ngữ thể. Ví dụ:
Shopping shopping mua sắm
Volume vô lum âm lượng
Hooligan hô li gân quá khích
Cocaine cô ca in
Nhưng có một số từ ngoại lai phát sinh những biến đổi không giống nhau về từ nghĩa, ngữ thể và sắc thái tu từ so với từ gốc.
3.5.2.1. Mở rộng nghĩa
Mở rộng nghĩa chỉ việc một từ ngoại lai sau khi du nhập vào tiếng Việt, tùy theo nhu cầu giao tiếp trong xã hội Việt Nam, mở rộng phạm vi sự vật khách quan được đề cập hoặc tăng thêm các nghĩa mới, ngoài biểu thị các nghĩa vốn có như từ gốc, còn biểu thị những ý nghĩa có liên quan nghĩa gốc nhưng đề cập tới khái niệm hoặc sự vật khác. Ví dụ:
Từ vay mượn tiếng Hán “áo” “袄-ao”, chỉ loại áo trên có lớp lót ở trong, như 皮
袄 bi ao (áo da), 棉袄 bai ao. Du nhập vào tiếng Việt, nghĩa từ “áo” không chỉ bó hẹp chỉ loại trên có lớp lót ở trong, mà đồng thời còn chỉ các chủng loại y phục với cách thức sử dụng khác nhau, như: áo dài 长袍, áo cánh 短衫, áo bay 飞行服, áo lặn 潜水衣, áo mưa 雨衣, áo lót 内衣, áo gối 枕套, áo rương 箱子套, áo pháo 炮
3.5.2.2. Thu hẹp nghĩa
So với từ gốc, một số từ ngoại lai vốn có rất nhiều nghĩa khi sử dụng tại ngôn ngữ nguồn, nhưng sẽ có hiện tượng giảm bớt nghĩa khi du nhập ngôn ngữ đích, trong trường hợp này là tiếng Việt. Ví dụ:
Từ vay mượn tiếng Anh “Repeat”: là động từ bao gồm các nghĩa “nhắc lại”, “tái diễn”, “thuật lại”, “lặp lại”, “trở lại”, “đọc lại”, “thêm lần nữa”; là danh từ có nghĩa “hành động lặp lại”, “kí hiệu âm nhạc”; nhưng du nhập vào tiếng Việt nghĩa từ này thu hẹp chỉ mang nghĩa động từ “tái diễn-lặp lại”.
3.5.2.3. Thay đổi nghĩa
Sau khi từ ngoại lai được vay mượn vào tiếng Việt, ý nghĩa của từ vay mượn trải qua một quá trình sử dụng có sự biến đổi xa dần và mất hẳn liên hệ với nghĩa gỗ. Nghĩa mới sẽ trở thành nghĩa chính của từ. Ví dụ:
Từ Nhật “Osin”, vốn là tên một nhân vật nữ chính trong bộ phim truyền hình nhiều tập cùng tên của Nhật Bản. Sau khi bộ phim này được chiếu tại Việt Nam, người Việt Nam gọi người giúp việc là “osin”. Ví dụ:
Thời buổi bây giờ tìm “osin” khó quá
Hôm qua tôi vừa tìm được hai “osin” cho gia đình tôi.
3.5.2.4. Phát sinh thêm nghĩa từ
So với từ gốc, một số từ ngoại lai tăng thêm nghĩa chuyển loại, như:
Từ Pháp “Mafia”, danh từ biểu thị nghĩa “băng đảng xã hội đen, băng đảng ngầm”, mượn dùng trong tiếng Việt không chỉ có tác dụng danh từ, biểu thị nghĩa “băng đảng xã hội đen, băng đảng ngầm”, mà còn làm tính từ, biểu thị nghĩa “mưu kế nguy hiểm, mưu đồ đen tối”, và động từ, biểu thị nghĩa “sát thủ”. Ví dụ:
Thằng đó bị tụi “mafia” hại rồi.
Bây giờ tụi “mafia” có mặt khắp nơi, coi chừng bị tụi nó thịt đó.
3.5.2.5. Thay đổi nghĩa tình thái (chủ quan)
So với từ gốc, một số từ ngoại lai phát sinh biến đổi về sắc thái tu từ. Từ gốc là từ trung tính, từ mượn từ ngoại lai lại biểu thị ý nghĩa chê bai hoặc khen ngợi, biểu dương. Ví dụ:
Từ Anh “Sexy”, vốn nguyên gốc là tính từ, có 2 nghĩa “khơi gợi và tạo nên cảm giác ham muốn tình dục” và “hứng thú”. Người Anh sử dụng từ này với đủ sắc thái ý nghĩa trung tính và cảm tính. Dựa theo ngữ cảnh giao tiếp mà từ “sexy” mang ý tốt hoặc chê trách. Ví dụ:
A sexy book - một quyển sách khiêu dâm.
You look very sexy tonight - tối nay em thật là hấp dẫn.
Nhưng vào tiếng Việt, chỉ trong một thời gian rất ngắn đã biến đổi trở thành nghĩa chê trách, mỗi lần nghe thấy chữ “sexy”, trong đầu mọi người lập tức tưởng tượng đến những việc không chính đáng, rất đồi bại, có liên quan đến lệch chuẩn đạo đức. Ví dụ:
Cô gái đó ăn mặc gì mà sexy thế.
Hôm qua tôi đi xem biểu diễn sexy ở Thái Lan.
3.5.2.6. Phân hóa nghĩa
So với từ gốc, ngữ thể của một số từ ngoại lai phát sinh biến đổi, từ phong cách ngôn ngữ viết được dùng trong ngôn ngữ nói. Như:
“Sport” mang các ý nghĩa “vận động”, “trò chơi”, “giải trí”, “áo khoác ngoài”, “chơi”, “huyền diệu”. Tiếng Việt có thể dùng để miêu tả, hình dung một cơ thể khỏe mạnh cường tráng. Ví dụ:
Anh ấy có thân hình thật sport.
“Sir” trong ngôn ngữ viết mang nghĩa “quý ngài, thủ lĩnh”, nhưng hiện tại khi nói có thể dùng với nghĩa tương đương “cảnh sát, giám đốc, xếp”. Ví dụ:
Hôm qua vi phạm luật lệ giao thông, tôi bị cảnh sát phạt 50 đô la. 昨天违反
交通规律,我 被阿Sir 罚了50 美元.
Mời xếp uống dùng tí trà ạ. 请老板喝茶.