CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. Đặc điểm từ vay mượn Ấn-Âu trong hai ngôn ngữ Hán Việt
2.2.2.1. Đặc điểm ngữ vực
Cùng với việc phát triển đẩy mạnh chính sách cải cách mở cửa của Trung Quốc, sự giao lưu, tiếp nhận của tiếng Hán và văn hóa Trung Quốc cũng ngày càng được tăng cường. Văn hóa và các quan niệm về ngôn ngữ cũng vì thế mà thay đổi rất nhiều. Đặc biệt, biểu hiện rõ nét của việc giao lưu đối ngoại với thế giới chính là sự xuất hiện của hàng loạt các từ ngữ vay mượn tiếng Ấn-Âu trong tiếng Hán hiện đại. Các lĩnh vực mà từ vay mượn tiếng Ấn-Âu trong tiếng Hán biểu thị chủ yếu phân thành 4 lĩnh vực chính là khoa học kĩ thuật, kinh tế chính trị, văn hóa thể thao và đời sống thường nhật. Thống kê từ 3 trang tạp chí của Trung Quốc khi nghiên cứu về tỉ lệ của các từ ngữ vay mượn tiếng Ấn-Âu trong 4 lĩnh vực trên cho kết quả như sau [37]:
Lĩnh vực Số luợng Tỉ lệ (%)
Khoa học kĩ thuật 1237 45.38
Kinh tế chính trị 489 17.93
Văn hóa thể thao 159 6.42
Đời sống thường nhật 799 29.81
Dựa vào bảng thống kê trên, có thể thấy rằng ngành khoa học kĩ thuật có số lượng từ vay mượn nhiều nhất. Cùng với sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, sự xuất hiện của các từ ngữ, thuật ngữ chuyên ngành mới cũng trở nên phổ biển hơn bao giờ hết, số lượng từ ngữ vay mượn tăng lên là điều không tránh khỏi. Ví dụ:
GPS (hệ thống định vị toàn cầu)
基因(gen)
克隆(tiếng Anh: clone: nhân bản)
DHA, 空间网(tiếng Anh: space network: mạng không gian), e-mail 邮件(thư điện tử)
因特网(internet)
网址(tiếng Anh: website: địa chỉ trang mạng)
网虫(virus)
软件(tiếng Anh: software: phần mềm)
视窗(windows) ….v.v
trong đó, đa số là các từ ngữ liên quan đến công nghệ thông tin, máy tính, mạng internet.
Các từ ngữ liên quan đến lĩnh vực văn hóa thể thao, kinh tế chính trị, vài năm gần đây cũng có xu hướng tăng lên.Ví dụ:
WTO (Tổ chức thương mại thế giới) MVP (danh hiệu cầu thủ có giá trị nhất),
斯诺克(bida)
格莱美奖(giải Grammy)
奥斯卡(giải Oscar)….v.v.
Các từ ngữ liên quan đến lĩnh vực đời sống thường nhật thì gần gũi hơn với tất cả mọi người. Ví dụ:
瘦身(slimming: giảm cân)
减肥(lose weight: giảm béo)
隐私权(privacy: quyền riêng tư)…v.v.
Trong đó, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các từ ngữ chỉ các thương hiệu, nhãn hiệu quảng cáo và đa số là sử dụng hình thức phiên âm đọc hoặc trực tiếp sử dụng tiếng Anh để diễn đạt. Đây là một trong những cách thể hiện xu hướng chạy theo mốt, tâm lí thích thời thượng, các thương hiệu quốc tế, thích thể hiện cá tính riêng của giới trẻ. Các nhà sản xuất đã đánh trúng vào tâm lý này của giới trẻ bằng cách tận
dụng “Âu hóa”, “Tây hóa” một cách tối đa các sản phẩm của mình, vì thế mà ngay cả các sản phẩm được sản xuất trong nước cũng có những cái tên rất “Tây”. Một điều đáng chú ý nữa là khi đặt tên cho sản phẩm của mình từ việc phiên âm đọc tiếng Anh ra, nhà sản xuất còn chú ý đến cả âm đọc đó có ý nghĩa hay không, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay không. Ví dụ:
伊丽(ELLE) 百世吉(Passenger)
妮维雅(Nivea) 家乐福(CARREFOUR)
易买得(E-MART) 欧尚(AUCHAN)
Chẳng hạn như thương hiệu “家乐福”, âm Hán Việt là Gia Lạc Phúc: “Gia” tức là nhà, gia đình mang đến cho người nghe có cảm giác than thuộc giống như đang về nhà mình vậy, “Lạc” tức là vui vẻ, “Phúc” tức là hạnh phúc, phúc đức, đây đều là những từ ngữ mà người tiêu dùng Trung Quốc đều thích nghe, thích sử dụng. Có thể nhận thấy rằng, các từ ngữ vay mượn Ấn-Âu đã đi vào mọi lĩnh vực trong đời sống văn hóa xã hội của người Trung Quốc, rất nhiều từ đều thông qua con đường báo chí, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác dần dần thâm nhập vào giao tiếp thường nhật, dần dần được mọi người tiếp nhận và sử dụng phổ biến. Sự ra đời và phát triển của các từ ngữ vay mượn này đều là những bằng chứng sinh động về sự giao lưu văn hóa thế giới, trong một quá trình nhất định đã làm giàu thêm vốn từ vựng của tiếng Hán hiện đại.