CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.6. Ảnh hưởng của từ vay mượn gốc Ấn Âu trong ngôn ngữ Hán – Việt
3.6.2. Mặt tiêu cực
Trong giao tiếp mang tính quy phạm cụ thể trong các văn bản quy phạm của quốc gia, chính phủ, những văn bản hành chính, văn kiện của Đảng việc hạn chế hoặc không được sử dụng từ ngoại lai là điều hiển nhiên. Từ ngoại lai chỉ được sử dụng trong khẩu ngữ, báo chí, tài liệu, viết văn, quảng cáo, ẩm thực, quần áo, trang sức (giao tiếp phi quy phạm ). Việc sử dụng từ ngoại lai bên cạnh mặt tích cực cũng có mặt tiêu cực mà chúng ta có thể thấy rõ:
Từ vay mượn không mang tính phổ thông, đại chúng. Không phải đông đảo mọi người đều biết, chỉ người đã học qua hoặc tinh thông ngoại ngữ mới có thể hiểu dễ dàng. Người cao tuổi, người ở khu vực nông thôn, người trình độ văn hóa thấp, ít tiếp xúc khó viết, khó hiểu từ ngoại lai. Ví dụ:
Dimsum 点心、早茶 điểm tâm, ăn sáng
Deluxe 豪华的、高级的 hào hoa, đẳng cấp
Dulux 多乐士(涂料) sơn Dulux
Sự có mặt của vốn từ ngoại lai có ảnh hưởng tới sự thuần khiết của ngôn ngữ bản xứ, phá hoại bản sắc và sự chuẩn hóa bản ngữ. E. Sapir cho rằng “Ngoại trừ ngôn ngữ nguyên thủy không phát triển thêm, trên thế giới không có một loại ngôn ngữ nào tự mình đã hoàn thiện, không có ngôn ngữ nào thuần khiết tuyệt đối”. Ví dụ:
Windows 窗口操作系统 cửa sổ, hệ thống thao tác qua các ô cửa sổ.
Windows 98 视窗98、电脑软件系统98 hệ điều hành Windows 98
Modem 调制解调器 thiết bị chia phát tín hiệu mạng. Bị ảnh hưởng bởi thể chế, từ địa phương, thói quen của các khu vực, dẫn đến phương pháp chuyển dịch bất nhất, từ ngoại lai xuất phát từ cùng một gốc nhưng được dịch ý và phiên âm một cách tùy tiện lộn xộn, không theo một tiêu chuẩn nguyên tắc thống nhất. Ví dụ:
Chocolate: 巧克力, 巧克列, 巧格力, 巧格力, 巧克力, 朱古律, 朱咕 叻, 朱古力, 查古列, 查古律, 诸古力, 勺古力Sô cô la.
UFO: 飞碟, 幽浮, 不明飞行物, 天空会飞物体vật thể bay không xác định.
Piano: 小提琴, 梵哦玲, 梵婀铃, 梵莪璘, 梵峨璘, 梵阿林, 瑰
娥林, 瑰娥琳, 伐乌林, 繁华令, 外奥林.
Quan niệm, phương thức tư duy và hành vi vốn có trong ngôn ngữ nước ngoài ảnh hưởng đến thanh thiếu niên Trung Quốc - Việt Nam. Trong thời đại internet, con người làm quen với lối sống nhanh và hiện đại, thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc các mô thức vay mượn từ nước ngoài, văn hóa ngoại lai càng lúc càng gần gũi, phổ biến, con người xuất hiện tâm lý trọng cái mới, cái lạ và sự biến đổi, thể hiện trên phương diện ngôn ngữ là đơn giản thực dụng. Nhưng từ ngoại lai trong ngôn ngữ Hán và Việt tuy có mặt phổ biến trong nhiều lĩnh vực, song nếu chú giải, hướng dẫn thì vẫn sẽ có một số người không hiểu chúng có ý nghĩa gì. Xu thế lạm dụng từ ngoại lai sẽ làm xuất hiện các cách lý giải thiếu rõ ràng, thống nhất về nghĩa từ và sẽ gây tổn hại đến ngôn ngữ văn hóa. Ví dụ:
G9 Good night 晚安 chúc ngủ ngon
505 SOS 救命 cứu mạng
CU See you 再见 hẹn gặp lại U2 You too 你也是 bạn cũng vậy
你也一样
WTH What the hell 到底在搞什么鬼 cái quỷ gì thế?
Lạm dụng từ nước ngoài: trong ngôn ngữ Hán - Việt vốn có những từ, do nguyên nhân nào đó, có một số người bỏ không dùng mà dùng từ phiên âm từ ngoại lai mang nghĩa tương đương hoặc thậm chí sao chép nguyên văn từ gốc, tạo thành những từ ngoại lai kiểu lạ. Ví dụ:
阿Sir 警察、公安 cảnh sát, công
an.
Down 东西、下载(在网络上下载文件) đồ vật, tải xuống
(tải văn kiện từ mạng).
人妖Show 人妖秀(泰国半男半女表演) buổi trình diễn của người bán nam bán nữ nước Thái.
Tiểu kết
Mọi người đều thừa nhận, vay mượn là một trong phương thức bổ sung từ vựng cho ngôn ngữ, tiếng Hán, tiếng Việt cũng theo quy luật này. Đứng từ góc độ ngôn ngữ hay văn hóa, sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của vốn từ ngoại lai là có ích, mọi ngôn ngữ , quốc gia và dân tộc đều thấy rõ điều này [3]. Dầu vậy, khi từ ngoại lai xuất hiện và được sử dụng trong tiếng Hán và tiếng Việt ngày càng nhiều, khiến hai ngôn ngữ này có sự vận động, không còn hoàn toàn là mình, thay đổi kết cấu của ngôn ngữ Hán - Việt, nếu không hạn chế bớt, ngôn ngữ Hán - Việt sẽ đánh mất diện mạo, làm méo mó ngôn ngữ sộng đồng.
Từ ngoại lai trong lúc du nhập vào ngôn ngữ Hán - Việt, đều căn cứ theo quy luật ngữ âm, cách viết, ngữ nghĩa và ngữ pháp của ngôn ngữ vay mượn mà tạo thành các hình thức mới, biểu thị nghĩa thuộc hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ vay
mượn, trở thành thành phần hữu cơ của ngôn ngữ vay mượn, tức được ngôn ngữ mượn dùng đồng hóa.
• Khi tiếng Hán, tiếng Việt đồng hóa ngữ âm từ ngoại lai, nếu trong hệ thống ngôn
ngữ không có âm tố sẽ dùng âm tố gần giống để thay thế. Từ ngoại lai đồng hóa ngữ âm trong tiếng Việt có thể có thay đổi về vị trí trọng âm, từ ngoại lai đồng hóa ngữ âm trong tiếng Hán tăng thêm thanh điệu.
• Phương thức đồng hóa ngữ nghĩa từ ngoại lai trong ngôn ngữ Hán - Việt về cơ
bản tương đồng, nhưng xét trên góc độ phân hóa ngữ nghĩa, mức độ của hai ngôn ngữ có tồn tại khác biệt. Tình trạng từ ngoại lai mới vay mượn trong tiếng Việt lấn át những từ ngoại lai vay mượn ở thời kỳ sớm hơn hoặc những từ vốn có trong tiếng Việt ít thấy xuất hiện trong tiếng Hán. Tình trạng từ ngoại lai mới vay mượn biểu thị nghĩa phổ biến, từ ngoại lai cũ biểu thị nghĩa hẹp thì trong tiếng Hán không có.
• Từ ngoại lai trong lúc du nhập vào tiếng Việt, danh từ, tính từ phát sinh biến đổi
về tình thái và số lượng; khi du nhập vào tiếng Hán sự biến đổi tình thái vốn có và các phạm trù ngữ pháp đều biến mất, thứ tự thành phần nội bộ từ ngoại lai phát sinh cải biến. Tình trạng này do sự khác biệt về kết cấu nội bộ giữa hai ngôn ngữ tạo nên.
• Vay mượn từ ngoại lai trong tiếng Hán dùng phương thức dịch ý là chính, còn
trong tiếng Việt là phương pháp phiên âm. Thông thường, dịch ý phù hợp với yêu cầu đặc điểm và thói quen của dân tộc cũng như công năng biểu ý minh bạch và chiếm ưu thế so với phiên âm. Tuy theo sự hòa nhập không ngừng của kinh tế Trung Quốc vào tiêu chuẩn thế giới và thời đại internet, từ phiên âm trong tiếng Hán có xu thế gia tăng, nhưng từ dịch ý vẫn chiếm đa số.
• Từ ngoại lai có nhiều ưu điểm hơn so với khuyết điểm, làm phong phú và phát
triển hệ thống từ vựng tiếng Hán, bổ sung thiếu sót trong diễn đạt của tiếng Hán, xúc tiến cập nhật hệ thống diễn đạt của ngôn ngữ Hán, đưa tiếng Hán tiến lên hiện đại hóa.
• Việc sử dụng từ ngoại lai đã xâm nhập vào mọi mặt của cuộc sống và xã hội;
theo bước phát triển đi lên của kinh tế, chính trị, khoa kỹ, giáo dục, văn hóa quốc gia, cũng như sự gia tăng phong phú các mối quan hệ kinh tế ngoại thương, từ ngoại lai tất yếu sẽ ngày càng được phiên chuyển trong phạm vi lớn, mức độ cao và liên tục nảy sinh những vấn đề mới về ưu khuyết điểm.
KẾT LUẬN
Luận văn tiến hành nghiên cứu đối chiếu so sánh các giai đoạn lịch sử vay mượn chủ yếu, nguyên nhân vay mượn, nguồn gốc vay mượn, quá trình đồng hóa sau khi vay mượn cũng như lĩnh vực phân bố từ ngoại lai. Trên cơ sở tổng hợp phân tích tóm lược nội dung, chúng tôi có thể rút ra các kết luận như sau:
Từ vay mượn hiện diện và được sử dụng trong mọi ngôn ngữ như một hệ quả tất yếu của việc tiếp xúc, vay mượn. Tình hình này cũng xảy ra đối với tiếng Hán và tiếng Việt. Khi xem xét từ ngoại lai (vay mượn) trong hai ngôn ngữ cùng loại hình này chúng tôi rút ra được các mặt tương đồng và dị biệt đáng lưu ý như sau: 1. Hiện tượng vay mượn từ xảy ra khá phổ biến trong tiếng Hán và tiếng Việt. Nguyên do chính có thể được xem như một phần hệ quả của hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa đa phương và liên tục giữa hai nước với các quốc gia Âu Mỹ.
2. Nhân tố trực tiếp sự vay mượn trong hai ngôn ngữ Hán và Việt đều bắt nguồn từ giao lưu văn hóa, bị ngước ngoài xâm lược, cải cách mở cửa …
3. Từ vay mượn trong tiếng Hán và tiếng Việt trải đều trong các lĩnh vực xã hội, chính trị, kinh tế, khoa kỹ cũng như văn hóa sinh hoạt.
4. Trên phương diện kết cấu, từ vay mượn trong ngôn ngữ Hán - Việt hiện đại đều có sự biến chuyển theo quy luật của ngôn ngữ đi vay.
5. Việc vay mượn từ trong hai ngôn ngữ Hán - Việt hiện đại cùng có định hướng rõ ràng, sử dụng kết hợp chữ cái nước ngoài trong ngôn ngữ hoặc sử dụng hoàn toàn chữ cái nước ngoài.
6. Từ vay mượn trong hai ngôn ngữ Hán - Việt giai đoạn cận hiện đại trong quá trình vay mượn và hấp thu có những tác động tích cực và tiêu cực đối với ngôn ngữ đi vay (tiếng Hán, tiếng Việt).
A. TIẾNG VIỆT
1. Lạc Thiện (1998), Từ điển Hán Việt thông dụng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh
2. Phạm Văn Đồng(1980), "Duy trì độ tinh khiết của Tiêng Việt Nam",́ Nxb Giáo dục, Hà Nội
3. Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), Ngữ pháp tiếng Việt , Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
4. Nguyễn Lân (2006), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb Tổng hợp Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh
5. Nguyễn Kim Thản (1975), “Hoài niệm 30 năm lịch sử phát triển tiếng Việt”, tạp chí Ngôn Ngữ, Hà Nội
6. Nguyễn Thiện Giáp (2002), Sự phát triển ngôn ngữ, Nguồn gốc và diễn biến
ngôn ngữ, Một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ, Dẫn luận ngôn ngữ học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội
7. Nguyễn Văn Khang (2000), Việt Nam hiện đại và vấn đề sử dụng từ ngữ ngoại lai, Tạp chí Ngôn ngữ học, kỳ 10, Hà Nội
8. Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
9. Trần Quốc Vượng chủ biên (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội
10. Trương Văn Giới, Lê Khắc Kiều Lục (1997), Tiểu từ điển Hán – Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
B. TIẾNG TRUNG 11. 刘正谈、高名凯、麦永乾、使有为, 汉语外来词词典[M], 上海辞书出版 社, 1984 年第一版 12. 史有为, 汉语外来词[M], 北京:商务印书馆2003 年6 月第二版 13. 于在照, 越语外来词词典[M], 北京年军事宣文出版社2005 年11 月第1 版 14. 于在照, 源于法语的越语外来词[J], 解放军外国语学院学报 2006 年第 29 卷第 2 其
15.孙民立, 我国吸 收外来 词的 汉化过程, 中文自修, 1990 年 1 月 16. 杨振兰, 外来词的汉化及其外来色彩, 山东师范大学学报、社科版 1989 年 1 月 17. 梁远、温日豪, 实用汉越互译技巧[M], 民族出版社2005 年8 月第 1 版 18.陈 洁, 俄汉语 言对比与 翻 译 [M], 上海外语 教 育出版社 2006 年 19. 陈原, 社会语言学[M], 北京:商务印书馆2004 年 20. 赵玉兰, 越汉翻译教程[M], 北京大学出版社9/2005 年第66 页 21. 魏慧萍, 汉语外来语素初探, 汉语学习(1)2002年 22. 董小敏,外来语音节语素化的文化语言阐释, 语言研究(1 )2003年 23. 万红, 当代汉语的社会语言学观照 - 外来语进入汉语的第三次高潮和港台 词语的北上, 南开大学出版社2007年 24. 胡晓清, 外来语, 北京新华出版社1985 25. 黄涛著, 流行语与社会时尚文化, 上海辞书出版社2004年 26. 吕叔湘, 大家都来关心新词新义, 辞书研究 1984(1) 27. 岑麒祥, 汉语外来语词典, 出版社: 北京商务印书馆,出版年: 1990 28. 现代汉语词典, 商务印书馆出版, 1996年7月出版了修订本(修订第3版) 29. 葛本仪,汉语词汇学, 济南: 山东大学出版社 2003年 30. 袁斌业, OPEC音译名称和零翻译缩略语的广泛接受对引进外来语的启示 2002 (01) 31.现代汉语词典, 商务印书馆出版, 修订本出版(修订第三版) 32. 宋玉坤(1993), 书及评论,,词库建设通讯 33. 张静,(1980), 新编现代汉语, 上海教育出版社 34. 吴世雄(1997), 关于“外来概念词 研究” 的再思考[J], 词库建设通讯(香港) 35. 胡行之,外来词词典,前言,上海天马书店 36.曹莉亚, 百年汉语外来词研究热点述要, 2009 年 5 月 Journal of Shenzhen University (Humanities &Social Sciences)
37. 梁梦洁,现代俄语中的英语外来词探析,http://www.lwlm.com
38. E. Sapir (2002), Language: An Introduction to the Study of Speech, 外语教学与