Con đường thâu nhập từ vay mượn trong hai ngôn ngữ Hán và Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ vay mượn có nguồn gốc ấn âu trong tiếng hán (có so sánh với tiếng việt) (Trang 75 - 76)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2. Con đường thâu nhập từ vay mượn trong hai ngôn ngữ Hán và Việt

Quá trình du nhập từ ngoại lai vào tiếng hán và tiếng Việt có thể được hình dung qua các con đường sau:

3.2.1. Vay mượn thông qua Phật Giáo và các tôn giáo khác

Bên cạnh một khối lượng đồ sộ từ ngữ Phật giáo du nhập vào hai ngôn ngữ này thì đóng góp của các giáo sỹ truyền giáo hội Thiên Chúa giáo phương Tây đến Trung Hoa và Việt Nam là không hề nhỏ. Theo thống kê, hai thời Minh và Thanh tổng cộng có khoảng 70 giáo sỹ đến truyền giáo, ở Việt Nam vào triều Nguyễn có rất nhiều giáo sỹ phương Tây đến truyền giáo. Những giáo sỹ này nhiều người có trình độ học vấn văn hóa rất cao, vì vậy ngoài việc truyền giáo và phiên dịch kinh sách tôn giáo, một số người cũng đồng thời phiên dịch các tác phẩm khoa học kỹ thuật Tây Âu, tổng số ước khoảng 120 loại. Từ vựng trong ngôn ngữ các nước Tây Âu thông quaquá trình phiên dịch du nhập vào ngôn ngữ Hán và Việt, chủ yếu phân bố trong các lĩnh vực tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo), khoa học kỹ thuật.

3.2.2. Vay mượn trong quá trình thực địa hoá của thực dân

Phương Tây phát động chiến tranh xâm lược Trung - Việt (chiến tranh nha phiến), trong bối cảnh hai nước Trung - Việt đều bị chủ nghĩa đế quốc xâm lăng,

ngôn ngữ văn hóa ngoại lai có ảnh hưởng lớn tới ngôn ngữ văn hóa Trung – Việt. Trong quá trình các quốc gia đế quốc chủ nghĩa Anh - Pháp bành trướng văn hóa ngôn ngữ sang Trung - Việt, từ ngoại lai trong ngôn ngữ Trung - Việt chủ yếu xuất xứ từ các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nhật. Lĩnh vực phân bố chủ yếu: y học, khoa kỹ, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, thực phẩm...

3.2.3. Tác phẩm phiên dịch của trí thức yêu nước

Trong thập niên 50, kể từ cách mạng Tân Hợi cho đến cuộc vận động Ngũ Tứ trở về sau, phiên dịch tài liệu khoa kỹ, văn hóa phương Tây trở thành một phong trào sôi nổi. Từ ngoại lai thông qua phiên dịch phát huy tác dụng, từ đó được xã hội thừa nhận tiếp thu. Trong từ ngoại lai Trung - Việt số từ gốc Anh chiếm đại đa số, gốc Pháp thứ 2, tiếp sau là từ gốc Nga, Nhật; chủ yếu phân bố trong các phương diện khoa kỹ, văn hóa nghệ thuật, kinh tế, âm nhạc, y học, dược phẩm, hóa học, thể dục, sinh hoạt thường ngày.

Do giới trẻ thế giới đương đại trong lúc sử dụng ngôn ngữ thường có tâm lý tìm kiếm cách diễn đạt mới lạ để tạo dấu ấn, do vậy sử dụng từ ngoại lai trở thành một trào lưu trong ngôn ngữ cuộc sống hiện nay. Từ ngoại lai trong ngôn ngữ Trung - Việt chủ yếu là tiếng Anh, đặc biệt từ Anh Mỹ, loại từ ngoại lai này dường như xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, đặc biệt ngôn ngữ mạng. Có thể nói, trước mắt là thời kỳ từ ngoại lai tràn ngập phong phú, đa chủng loại, số lượng cao, phạm vi sử dụng lớn, "thậm chí tới mức không dùng tự ngoại lai thì không cách nào biểu đạt, tùy theo số từ được sao chép sử dụng có thể thấy vị thế lớn của từ ngoại lai".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ vay mượn có nguồn gốc ấn âu trong tiếng hán (có so sánh với tiếng việt) (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)