CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.7. Chức năng của từ vay mượn
1.7.3. Chức năng văn hóa
Ngôn ngữ phản ánh văn hóa, văn hóa tạo nên ngôn ngữ, ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ không tách rời. Từ vay mượn trong từng thời kỳ khác nhau thường có đủ sắc thái tươi mới của thời đại; ngôn ngữ là loại hình và phương tiện trọng yếu của văn hóa, truyền bá văn hóa dân tộc cũng tất nhiên đi theo quá trình mở rộng ảnh hưởng và xâm nhập vào ngôn ngữ khác của ngôn ngữ. Sự giao lưu đa hướng, đa cấp độ giữa Trung Quốc và văn hóa ngoại lai là điều kiện để từ ngoại lai vay mượn ngày càng nhiều hơn. Từ ngoại lai có nội hàm văn hóa phong phú đã từ tầng văn hóa vật chất xâm nhập vào văn hóa chế độ thượng tầng của xã hội Trung Quốc, và từng bước phát triển tiến đến tầng sâu của văn hóa tinh thần.
Ngôn ngữ là phương pháp truyền bá văn hóa trực tiếp và hiệu quả nhất. Vay mượn từ ngoại lai tất nhiên cũng sẽ mang đến phong cách mới lạ, tin tức khoa học kỹ thuật tiên tiến, cũng như văn hóa và nghệ thuật của quốc gia khác. Vay mượn từ ngoại lai tại Trung Quốc không chỉ xúc tiến truyền bá văn hóa nước ngoài mà còn thúc đẩy văn hóa Trung Quốc phát triển. Theo bước tiến giao lưu giữa Trung Quốc và thế giới, tiếng Trung du nhập sử dụng từ ngoại lai gốc Anh, Nga với tần suất ngày một cao, và xâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống xã hội. Hiện tượng này không những là bước tiến của kinh tế và khoa học kỹ thuật, mà còn là kết quả phát triển ở rộng giao lưu tiếp xúc nhân loại, đề cao nhân tố con người. Trong những năm gần đây du nhập rất nhiều từ ngoại lai khoa học kỹ thuật, chúng chủ yếu sử dụng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực liên quan khác. Từ vựng điển hình có: internet (因特网), notebook (笔记本)… Phương diện văn hóa cuộc sống có: Jazz (爵士乐), rock (摇滚乐), disco (迪斯科), pizza (披萨)… Những từ vựng này không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia phương Tây, mà còn phản ảnh sự đa dạng hóa về phương thức giải trí và nhịp sống
gấp gáp của con người. Du nhập từ ngoại lai hiện thực quá trình nhận thức, truyền bá tiếp nối và phát triển văn hóa nước ngoài của một quốc gia.
Xét từ chỉnh thể văn hóa, từ ngoại lai hiển nhiên là sứ giả của văn hóa, mang đến phong cách giá trị mới lạ, mang đến khoa học kỹ thuật hiện đại cho bộ phận xã hội sử dụng tiếng Hán. Một từ ngoại lai thường có thể mở ra một tầm nhìn mới, một thế giới mới. Ngôn ngữ của chúng ta thực sự xuất phát từ việc hấp thu phát triển đa phương mà trở nên phong phú hơn. Du nhập văn hóa ngoại lai thực hiện thông qua du nhập khái niệm ngoại lai, quá trình hấp thu khái niệm ngoại lai trong tiếng Hán có thể thực hiện nhanh chóng hơn thông qua phương thức dịch âm. Trong lịch sử, mỗi đợt sóng văn hóa lớn du nhập vào đều kèm theo sự tiến nhập của rất nhiều từ ngoại lai dịch âm. Đợt sóng thứ nhất là truyền nhập Phật giáo, Trung Quốc vay mượn số lượng lớn ngôn ngữ Phật Ấn Độ, như: “佛陀, 曼陀罗, 舍利子, 菩萨”. Làn sóng du nhập văn hóa dị nguyên lớn thứ hai là tiếp thu văn hóa khoa kỹ trong thời kỳ cận hiện đại, số lượng từ ngoại lai du nhập lần này gấp nhiều lần đợt sóng thứ nhất, tiếp thu đa dạng từ vựng các nước, như: Anh, Pháp, Đức, Nga. Mức độ sâu sắc của lần du nhập văn hóa này cũng vượt xa lần thứ nhất. Từ đó đến nay, tiến trình toàn cầu hóa càng lúc càng nhanh, mức độ mở cửa đối ngoại của Trung Quốc càng lúc càng cao, quan hệ giữa Trung Quốc và quốc gia khác ngày thêm sâu sắc, vai trò nhiệm vụ của từ ngoại lai trong cuộc sống thường nhật của con người ngày càng quan trọng. Nhưng cùng với điều này, chúng ta cũng nên chú ý tính quy luật khi sử dụng từ ngoại lai, không thể lạm dụng không hạn chế từ ngoại lai, nên có một tiêu chuẩn nhất định, có ý thức, hợp lý và có lựa chọn khi sử dụng từ ngoại lai.