Chức năng tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ vay mượn có nguồn gốc ấn âu trong tiếng hán (có so sánh với tiếng việt) (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.7. Chức năng của từ vay mượn

1.7.4. Chức năng tâm lý

Chức năng tâm lý của từ ngoại lai được thể hiện trong quá trình sử dụng. Nó có quan hệ nhất định với trào lưu thời thượng cùng con người truy cầu dùng phương thức đơn giản tiện lợi để biểu đạt tư tưởng.

Từ ngoại lai trong tâm lý người sử dụng chủ yếu thể hiện ở: cập nhật, uyển chuyển, đơn giản, độc đáo.

Cập nhật: khi có sự vật mới xuất hiện hoặc có từ ngữ mới hơn biểu đạt được sự vật sự việc hiện có chuẩn xác hơn, người sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là người sử dụng ngôn ngữ trẻ tuổi, vô cùng quan tâm tới hình thức ngôn ngữ mới, và cho rằng trong quá trình giao tiếp hàng ngày hoặc viết văn, có thể sử dụng hợp lý được từ ngoại lai là rất thời thượng, hợp mốt, như chữ PK thông dụng hiện tại. PK có hai nghĩa gốc: một là chỉ hình thức chiến đấu một đối một giữa người chơi trong các trò chơi mạng, gốc là viết tắt của từ tiếng Anh “Player Killing”; hai là chỉ điểm đá phạt trong bóng đá, là viết tắt của “penalty kick”; sau này PK được mở rộng nghĩa trở thành trận chiến đơn 1 đối 1, quyết đấu. Hiện tại từ PK này đã vượt khỏi phạm trù game và bóng đá, và liên quan đến rất nhiều sự kiện thời thượng, như “siêu cấp nữ thanh (cô gái siêu thanh)” bừng bừng bốc lửa mang tinh thần PK vào giữa muôn vạn người. PK tương đương như một khái niệm mới, nếu dùng tiếng Hán để biểu đạt ý nghĩa này có thể phải mất một câu, ít nhất là một cụm từ, mới biểu đạt rõ ràng được nhưng vẫn không đơn giản bằng PK. PK hiện tại nghiễm nhiên đã trở thành một từ ngữ cấp cao, như “chúng ta PK đi”, “chung kết PK”, đây chính là biểu hiện của tâm lý cập nhật cái mới, biểu hiện tâm lý biểu đạt cái mới một cách bức thiết. Uyển chuyển: Trong hệ thống từ vựng hiện có những từ thường dùng trong đại chúng, nhưng trong quá trình lựa chọn từ ngữ, người sử dụng ngôn ngữ không chọn từ thường dùng, mà lại chọn từ ngoại lai, đặc biệt là biểu hiện bằng từ ngoại lai dịch âm. Ví dụ: 话 筒 (ống nói) – đây là từ thường dùng, tiếng Anh là “microphone”, người sử dụng ngôn ngữ không dùng từ 话筒 này mà dùng từ dịch âm “麦 克 风”, đây chính là biểu hiện của tâm lý tìm kiếm sự uyển chuyển của người dụng ngôn.

Đơn giản: truy cầu sự đơn giản giống như cập nhật là tâm lý phổ biến của con người. Đối với người dụng ngôn mà nói, “giảm bớt rườm rà” là một nhu cầu. Trong lúc vay mượn từ ngoại lai cũng như vậy, đây là lúc từ ngữ trở thành một ký hiệu, chỉ cần chúng đáp ứng nhu cầu biểu đạt ý nghĩa của người dụng ngôn là được. Ví dụ: từ ngoại lai chữ cái nguồn gốc tiếng Anh WTO, DVD, OPEC; Music Television chuyển thành MTV là biểu hiện rất điển hình của tâm lý truy cầu sự đơn

giản của con người; để biểu đạt ý nghĩa tự tay hành động, tiếng Anh là do it yourself, chúng ta trực tiếp vay mượn hình thức viết tắt DIY.

Có những từ ngoại lai khi sử dụng tiện lợi hơn nhiều so với phương thức biểu đạt gốc, phù hợp với nguyên tắc ngôn ngữ thời kỳ kinh tế phát triển. Vay mượn từ viết tắt cũng là hiện tượng truy cầu phương thức diễn đạt đơn giản. Ví dụ: North Atlantic Treaty Organization - NaTo (Anh) – OTAN (Pháp), Organization of Petroleum Exporting Countries – OPEC, Digital Versatile Disc – DVD … Lười tư duy và tâm lý sính ngoại chính là nguyên nhân thúc đẩy từ ngoại lai tự do du nhập, có lúc từ ngoại lai được du nhập không cần nghĩ ngợi. Bởi vậy, khi muốn đặt tên cho những hiện tượng mới, do tâm lý sính ngoại và hướng tới sử giản hóa trong phương thức diễn đạt, cùng ảnh hưởng của tình trạng lười tư duy, mọi người thường vay mượn từ ngôn ngữ nước ngoài mà không phải tạo từ mới hay đặt tên mới cho từ cũ.

Độc đáo: là tâm lý của dân tộc, độc đáo kỳ thực là tâm lý của mọi dân tộc, không chỉ trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt đột xuất biểu hiện ra trong quá trình sử dụng ngôn ngữ. Người sử dụng ngôn ngữ trên phương diện ứng dụng ngôn ngữ truy cầu cái mới, thích độc đáo một chút, không giống mọi người. Ví dụ: trong lúc biểu đạt và sử dụng từ ngữ, người dụng ngôn không nói người mê hát, người mê phim, mà dùng từ phiên âm của “粉丝” – fans.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ vay mượn có nguồn gốc ấn âu trong tiếng hán (có so sánh với tiếng việt) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)