CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.3. Một số khác biệt về phân bố từ ngoại lai trong hai ngôn ngữ Hán và Việt
3.3.1.1. Từ ngoại lai gốc Nga thường gặp
Trung - Việt - Nga ba quốc gia trong khối Xã hội chủ nghĩa trước đây, nhưng
khoảng cách giữa Việt Nam và Nga quá xa, biên giới không liền kề. Trong thập niên 60 thời Trung - Nga liên minh, Việt Nam vẫn đang kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến thời kỳ Việt Nam tái thiết đất nước thì nước Nga (Liên Xô cũ) đã tan rã, bởi vậy trong ngôn ngữ Việt Nam xuất hiện không nhiều từ ngoại lai gốc Nga như trong tiếng Hán, cũng có thể nói trong tiếng Việt dường như không thấy nhiều các từ ngoại lai gốc Liên xô. Sau này, trong tiếng Việt cũng du nhập một số từ vay mượn gốc Nga nhưng thời kỳ vay mượn nhiều các từ ngữ của Nga ở tiếng Việt lại xảy ra trong thời đoạn 1980 – 1990 khi Việt Nam và Nga (Liên Xô cũ) thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ về mọi mặt.
Trước thập niên 50 của thế kỉ 20, tiếng Hán hiện đại chủ yếu du nhập từ ngoại lai từ Âu - Mỹ – Nhật, từ gốc Nga rất ít, lúc đó trong tiếng Hán mới chỉ có lẻ tẻ các danh từ riêng như "xô-viết, bôn-sê-vích". Bắt đầu vào thập niên 50, trên cơ sở liên minh Trung – Xô, rất nhiều tài liệu tiếng Nga - Liên xô được dịch sang tiếng Hán. Từ gốc Nga tuy không nhiều, nhưng rất quen thuộc với mọi người, số lượng du nhập vào tiếng Hán để sử dụng trên thực tế cũng không lớn. Phạm vi phân bố từ ngoại lai gốc Nga tương đối hẹp, chỉ giới hạn trong quân sự, thuật ngữ khoa học, chính trị [37]. Ví dụ:
Tiếng Nga Tiếng Hán Giải thích
ПЛАТЫ 布拉吉 连衣裙váy đầm
ТРАΚТОР 拖拉机 máy công nông
КОМБАЙН 康拜因 máy gặt đập liên hợp
КОМΝНТЕРН 康民团 cộng sản quốc tế СЛУТНПК 斯普特尼克 vệ tinh nhân tạo