Một số sự biến đổi của từ ngoại lai khi đi vào tiếng Hán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ vay mượn có nguồn gốc ấn âu trong tiếng hán (có so sánh với tiếng việt) (Trang 83 - 87)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.4. Một số sự biến đổi của từ ngoại lai khi đi vào tiếng Hán

3.4.1. Biến đổi ngữ âm

3.4.1.1. Biến đổi hình thức kết cấu âm tiết

Tiếng Hán là ngôn ngữ có âm điệu, đại đa số từ ngoại lai đều bắt nguồn từ các ngôn ngữ không có âm điệu, vì vậy, bước đầu tiên khi du nhập Hán là làm người Hán áp thói quen phát âm (vốn có của mình) vào từ ngoại lai, cụ thể là bổ sung âm điệu cố định cho từ ngoại lai. Các từ ngoại lai khi vào Hán thực tế đều đã được thêm thanh điệu, và việc thêm bớt thanh điệu là mang tính chủ quan của người Hán , rất khó để tìm ra được bất cứ quy luật nào. Ví dụ:

“Clone” kè lóng 克隆

“waltz” húa er zi 华尔兹

Clone nguyên vốn chỉ có 1 âm tiết, vào tiếng Hán thì thành 2 âm tiết; waltz nguyên vốn chỉ có 1 âm tiết, vào tiếng Hán thì thành 3 âm tiết. Hình thức kết cấu

âm tiết phát sinh biến đổi rõ ràng. Âm tiết của từ ngoại ngữ gốc bị thay đổi sau khi nhập Hán.

3.4.1.2. Biến đổi bộ phận âm tố trong âm tiết

Một vài âm tố của từ ngoại lai không có trong hệ thống ngữ âm tiếng Hán, do vậy lúc phiên âm chỉ có thể dùng các âm tố gần giống đã được khử âm sắc. Ví dụ:

Trong tiếng Hán không có âm tố /r/ - 1 loại âm rung đầu mặt lưỡi, /m/ - mẫu âm đuôi, nếu gặp /r/ thì người Hán dùng /l/ thay thế, gặp /m/ thì dùng /n, ng/ thay thế.

Rebecca lì bèi kà 丽贝卡

Combine kang bài yin 康拜因

3.4.1.3. Tăng giảm âm tiết

Từ ngoại lai vốn không nhất định phải là song âm tiết, nhưng tiếng Hán trên cơ sở âm tiết đơn của từ gốc thêm vào một âm tiết khác tạo thành từ ngoại lai song âm tiết, từ ngoại lai gốc nếu nhiều âm tiết thì giảm âm để thích hợp với quy luật ngữ âm của tiếng Hán.

Fil fil-s 费尔 (1 âm tiết-2 âm tiết) Nous nou-s 奴斯 (1 âm tiết-2 âm tiết) Cigarette ci-gar 雪茄 (3 âm tiết-2 âm tiết) Romantic rom-an 浪漫 (3 âm tiết-2 âm tiết) Bodhisattva bod-sa 菩萨 (4 âm tiết-2 âm tiết) Aluminum al 铝 (4 âm tiết-1 âm tiết)

3.4.2. Biến đổi nghĩa, ngữ thể và tu từ

Trong quá trình phát triển của từ ngoại lai trong tiếng Hán, nghĩa từ biến đổi tinh vi và phức tạp, thậm chí có lúc phải trải qua một quá trình tuyển chọn nghĩa dịch tương đối mất thời gian, cụ thể thể hiện trong các phương diện dưới đây:

3.4.2.1. Mở rộng nghĩa từ

Mở rộng nghĩa từ tức mở rộng phạm vi phản ánh đối tượng, sự vật khách quan vốn có của từ. Ví dụ:

Từ tiếng Anh “Sofa”: trong tiếng Anh “沙发 shafa” chỉ ghế lớn, ngồi thoải mái, có tựa lưng và để tay, nhiều người có thể cùng ngồi”, mà trong tiếng Hán không những chỉ riêng loại dành cho 2 thậm chí nhiều người ngồi, mà còn có thể là ghế xô-pha cá nhân.

Từ tiếng Anh “Plaza”, “广场-guangchang” trong tiếng Anh chỉ mặt bằng không gian nơi mọi người tổ chức các loại hình hoạt động xã hội lớn, trong tiếng Hán, ngoài nghĩa này ra, còn chỉ trung tâm thương mại hoặc thương trường. Thậm chí xuất hiện cả 美食广场 (trung tâm ẩm thực, phố ẩm thực),洗浴广场 (trung tâm nghỉ dưỡng tắm gội liên hợp), 理容广场(trung tâm chăm sóc sắc đẹp).

3.4.2.2. Thu hẹp nghĩa từ

Thu hẹp nghĩa từ chỉ việc thu hẹp phạm vi phản ánh đối tượng, sự vật khách quan của từ. Ví dụ:

Từ tiếng Anh “Shark”, “鲨鱼-shayu” (cá mập) trong tiếng Trung chỉ một loại cá dữ sinh trưởng ở biển, mà trong tiếng Anh ngoài chỉ một loài cá lớn, lại có thêm nghĩa mở rộng “kẻ lừa đảo”, “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Hai mục nghĩa sau đều bị loại bỏ sau khi du nhập vào tiếng Hán.

Từ Nhật Bản “道具-daogu”, trong tiếng Nhật nguyên chỉ nghĩa dụng cụ hoặc nơi dùng, sau khi du nhập vào tiếng Hán, lại thu hẹp phạm vi so với nghĩa ban đầu, chỉ riêng các đạo cụ sử dụng trong sân khấu, phim ảnh kịch trường.

3.4.2.3. Phát sinh thêm nghĩa từ

Một từ khi mới xuất hiện thường có nghĩa đơn giản, chỉ biểu thị một khái niệm hay sự vật chuyên biệt, nhưng tùy theo sự phát triển của ngôn ngữ hoặc sự vật bên ngoài, ý nghĩa giản đơn này dần dần phát sinh biến đổi, và mở rộng thêm nhiều nghĩa mới. Ví dụ:

Từ tiếng Anh “Poker”, “扑克” trong tiếng Hán chỉ loại bài giấy có 52 quân bài, mà trong tiếng Anh nó thuần túy chỉ một cách chơi bài, tức trò chơi mà người chơi đi từng quân một để thắng tiền. Vào tiếng Hán đã trải qua một quá trình thay đổi ý nghĩa từ chỗ chỉ luật chơi thành bộ quân bài.

Từ tiếng Nhật “劳动者-laodongjia”, trong tiếng Nhật chỉ công nhân sản xuất, tiếng Hán thì chỉ người dân lao động.

Từ tiếng Anh “Disco”, “迪斯科-disike” trong tiếng Anh chỉ “đêm hội ca nhạc kết hợp vũ đạo tập thể tự do” , vào tiếng Trung mang nghĩa: 1) một trong các loại âm nhạc kết hợp vũ đạo kiểu lắc hông; 2) một loại vũ đạo tiết tấu nhanh mà mạnh mẽ.

3.4.2.4. Suy diễn nghĩa từ

Một từ thông thường có vài mục nghĩa, trong đó trên cơ sở nghĩa phổ thống nhất trong các mục nghĩa cơ bản này mà suy diễn phát triển ra một ý nghĩa mới được gọi là phương pháp suy diễn nghĩa. Ý nghĩa vốn có của từ ngoại lai sau khi du nhập vào hệ thống tiếng Hán cũng có thể được suy rộng thêm rất nhiều nghĩa liên quan. Ví dụ:

Từ gốc ngôn ngữ Hung Nô “huns”, “胡-hu” là cách tự xưng của người Hung Nô, sau này trong tiếng Hán dùng phiếm chỉ dân tộc các vùng không phải Trung Nguyên. Do người Hán có cách nhìn miệt thị đối với các dân tộc thiểu số nơi khác, “ ” 胡 nảy sinh thêm nghĩa rộng là “mơ hồ không căn cứ, bừa bãi cẩu thả”, các ví dụ dùng trong tiếng Hán:胡扯hu zhi (nói nhảm, tán gẫu), 胡闹hu nao (rùm beng, cầu thả), 胡说八道 hu shuo ba dao (nói hươu nói vượn), 胡作非为 hu zuo fei wei (làm xằng làm bậy), 胡搅蛮缠hu jiao man chan (cãi chày cãi cối).

3.4.2.5. Thay đổi ý nghĩa tình thái của từ

Ngoài nghĩa gốc, nhiều từ còn có nghĩa tình thái (chủ quan, khách quan), nghĩa tình thái này có thể được phụ thêm khi từ du nhập vào tiếng Hán. Ví dụ:

“ Toefl” (Test of English as a Foreign Language) là một kỳ thi kiểm tra trắc nghiệm năng lực sử dụng và hiểu tiếng Anh của học sinh nước ngoài. Hiện tại rất nhiều trường đại học nước Mỹ bắt đầu sử dụng hệ thống thi tiếng Anh của riêng mình. Vốn không có bất cứ sắc thái khen - chê nào, nhưng tiếng Hán chuyển dịch một cách hình tượng thành “ 寄托-jituo”, đây thể hiện nguyện vọng vượt qua được kỳ thi một cách tốt đẹp, mang sắc thái tình cảm rõ ràng.

Từ tiếng Nhật “写真-xiazhen”, mang nghĩa sao chép, sao chụp. Nhưng sau này tại Trung Quốc, đặc biệt là kể từ thập niên 90 mỗi lần nhắc đến “写真-xiazhen”,

người ta liền nghĩ ngay đến “裸照-guozhao” (quay cóp). Từ ngoại lai ngụ ý chê trách này đến hiện tại mới bắt đầu dần dần khôi phục lại ý nghĩa trung tính bình thường ban đầu.

3.4.2.6. Phân hóa nghĩa từ

Tức là sau khi một từ ngoại lai du nhập từ một nghĩa ban đầu có thể biến thành hơn ngoại lai mới. Ví dụ:

Từ tiếng Anh “Motor”, sau khi du nhập vào tiếng Hán phân chia thành hai từ “摩

托-motuo”, “马达-mada”.

Các phân tích trên chỉ ra rằng, tiếng Hán khi vay mượn cũng không dừng ở mức vay mượn bị động mà trsis lại song song quá trình vay mượn, tiếng Hán cũng có sự tác động trở lại để khiến từ ngoại lại có những biến nhằm thích ứng với quy luật nội bộ của ngôn ngữ Hán và được cộng đồng sử dụng tiếng Hán tiếp thu mở rộng, không ngừng phát sinh thêm nghĩa mới, hoàn thiện chức năng công cụ giao tiếp của ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ vay mượn có nguồn gốc ấn âu trong tiếng hán (có so sánh với tiếng việt) (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)