CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.9. Quy phạm và thái độ ứng xử đối với từ vay mượn
Ngôn ngữ Hán chiếm một địa vị quan trọng trong ngôn ngữ thế giới, song hành cùng người Hán tìm hiểu, khám phá, sáng tạo thế giới, việc không ngừng du nhập những nhân tố ngoại lai có tính ưu việt cũng là phương tiện làm giàu và động lực phát triển từ vựng và văn hóa của chúng ta. Đi đôi với quá trình du nhập, tiếng Hán cũng có một cơ chế để tiết chế anh hưởng do từ ngoại lai mang lại.
Đầu tiên, từ ngoại lai trên phương diện ngữ pháp phải tuân theo những quy tắc của ngữ pháp tiếng Hán. Ví dụ trong các mô hình tổ hợp giữa“chữ cái latin-chữ Hán”, vị trí của chữ cái latin phải chịu ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Hán khi kết hợp, chúng ta nói “AA制” , “B超”, “卡拉OK”… đều là như vậy.
Thứ hai, trong tiếng Hán hiện đại xuất hiện rất nhiều từ ngoại lai đồng nghĩa, có nghĩa là: một mặt, từ vựng Hán xuất ngày một nhiều từ ngoại lai và có hiện tượng là có khá nhiều từ ngoại lai tương ứng đồng nhất. Việc có thêm từ ngoại lai đồng nghĩa cũng có nghĩa người Hán có thêm sự lựa chọn từ vựng để biểu đạt các ý tưởng trong giao tiếp nhưng mặt khác, sự xuất hiện quá nhiều hiện tượng từ đồng nghĩa cũng sẽ gây ‘nhiễu’ cho người sử dụng.
Thứ ba, Một số lượng phong phú các từ vay mượn ‘lệch chuẩn’ trong ngôn ngữ mạng cũng tạo nên xung đột lớn với tiếng Hán hiện đại, những từ này đã ít nhiều phá vỡ sự trong sáng của tiếng Hán khiến các nhà ngôn ngữ học, cụ thể là những người làm công tác văn tự băn khoăn.
Ngoài ba điểm trên, trong những tình huống giao tiếp cụ thể có thể chúng ta không/chưa thể phát hiện những hệ lụy xấu khác của từ ngoại lai, nhưng chất lượng của các cuộc giao tiếp là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá ngôn ngữ có quy phạm hay không. Cơ chế tiếp thu, vận hành từ ngoại lai trong tiếng Hán cũng nhất định phải được đại chúng tiếp thu và sử dụng trong giao tiếp thực tế mới có thể đánh giá hết giá trị của nguồn từ vựng này. Lã Thúc Tương đề xuất: “nghiêm khắc với sự tiêu vong, hơn là buông lỏng sự tiêu vong”, bởi vậy, chúng ta đồng thời vừa không thể lạm dụng từ ngoại lai, vừa phải điều chỉnh (làm giảm) tâm lý bài ngoại, thấy rõ được những mặt được và mặt tiêu cực của từ ngoại lại nhằm mục đích sao
cho tiếng vừa duy trì được những ưu thế truyền thống đồng thời ngày càng thêm lớn mạnh, thêm phong phú, thêm mỹ lệ.
Tiểu kết
Vay mượn từ là một hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ trên thế giới. Nhìn nhận thế nào về vấn đề này cũng có nhiều quan điểm khác nhau, ủng hộ có, e ngại cũng có. Mọi quan điểm đều có những lý do và điểm tựa riêng. Chúng tôi chọn quan điểm định nghĩa hẹp khi nghiên cứu từ ngoại lai trong tiếng Hán để tiến hành khảo cứu nhằm phù hợp với tình hình học thuật tại Việt Nam, vừa tiện so sánh với tiếng V́iệt, vừa đảm bảo không vượt quá phạm vi đề tài. Mặt khác, dù không đầy đủ nhưng chúng tôi đã cố gắng điểm luận kết hợp lấy ví dụ minh hoạ các quan điểm, cách nhìn rộng về từ ngoại lai trong giới Hán ngữ học cũng như Việt ngữ học. Những mặt mạnh trong cách quan niệm về từ ngoại lai: nguồn gốc, nguyên nhân xuất hiện, phân loại, đặc điểm của từng tiếu loại từ ngoại lai sẽ được chúng tôi sử dụng (mà không bàn luận thêm) để tiến hành các nghiên cứu triển khai trong chương 2 và 3 kế tiếp.
CHƯƠNG 2: BỨC TRANH TỔNG QUÁT VỀ TỪ VAY MƯỢN ẤN – ÂU TRONG HAI NGÔN NGỮ HÁN - VIỆT
Đặt vấn đề
Giữa thế kỷ 19, Anh trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa số một trên thế giới. Để thực hiện chiến dịch mở rộng thuộc địa của mình, Anh đã phát động chiến tranh nha phiến để xâm chiếm Trung Quốc, ép Trung Quốc mở cửa khai thông các cửa khẩu buôn bán. Kết quả là người Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến việc học tiếng Anh, từ đó tiếng Anh dần dần thâm nhập vào tiếng Hán. Đặc biệt là đến thời kỳ cận đại, sau Cách mạng Tân Hợi, sau khi Lý Đại Chiêu lãnh đạo phong trào Văn hóa mới, chủ trương sử dụng từ vay mượn trong tiếng Hán vì vậy mà từ vay mượn kể từ đó càng ngày càng phát triển trong tiếng Hán hiện đại.
Ví dụ, mọi người đều rất quen thuộc với các từ như:
啤酒(beer) 咖啡(coffee) 巧克力(chocolate) 沙发(sofa) 扑克(poker) 爵士(jazz) 安琪儿(angel) 吉普车(jeep) 引擎(engine) 罗曼蒂克(romantic) 少龙(salon) 幽默(humor) 逻辑(logic) 模特(model)
Trong tiếng Hán hiện đại vẫn còn rất nhiều từ vựng chúng ta biết rõ mà không tra thấy trong Đại từ điển cổ Hán ngữ. Chúng ta thường sử dụng những từ vựng này trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng rất ít người biết rằng những từ vựng này là loại từ du nhập từ ngôn ngữ khác (chủ yếu là tiếng Anh), như: 爹 爹 (daddy-bố), 妈 妈
(mummy-mẹ), 康乃馨 (carnation-cẩm chướng), 卡片 (card-thẻ), 霓虹 (neon-đèn nê ôn), 席 梦 思 (Simmons), 胎(tyre-lốp), 香 波 (shampoo-dầu gội), 的 确 良
(Dacron-sợi dacron), 开 司 米 (cashmere-len cátxmia), 尼 龙 (nylon), 几 何
(geometry-hình học), 趔 趄 (lurch-lắc lư), 倒 霉 (damn-mẹ kiếp), 脱 口 秀 (talk show), 休克 (shock-sốc), 酷 (cool-đẹp), 费 (fee-thuế phí), 俱乐部 (club-câu lạc bộ), 系统 (system-hệ thống), 呼啦圈 (hula loop), 蹦极 (bungee-nhảy bungee), 时
髦 (smart-thời trang), 马 赛 克 (mosaic-khảm), 香 格 里 拉 (shangeri-la), 卡 通
(cartoon-hoạt hình, tranh biếm họa), 阀(valve-van), 蒙太奇(montage-dựng phim),
马拉松 (marathon), 汽车拉力赛中的拉力 (rally-vòng đua), 台风 (typhoon-bão),
木乃伊(mummy-mẹ, xác ướp) v.v…
Theo nhu cầu phát triển khoa kỹ và quan hệ quốc tế hiện tại, ngày càng nhiều từ ngoại lai du nhập vào tiếng Hán, chủ yếu dùng từ gốc Anh là chính, như:
饮食类的布丁 (pudding-bánh putđing), 比萨饼 (pizza), 三明治 (sandwich), 汉堡 包(hamburger), 色拉(salad), 冰激凌(ice cream);电子科技类的雷达(radar), 克 隆(clone), 雷射 (laser), 计算机的 黑客“ ” (hacker), 因特网 (internet);艺术类的
芭蕾 (ballet), 迪斯科 (disco), 探戈(tango), 伦巴 (rumba), 霹雳 (break dance), 踢 他舞 (tittup);医药类的扑热息痛 (paracetamol), 盘尼西林(青霉素) (penicillin),
阿司匹林(aspirin), 维他命(vitamin).
Nhưng trong tiếng Hán có rất nhiều từ vựng khiến mọi người cảm thấy kỳ lạ về phát âm và ý nghĩa tương tự như tiếng Anh, như: 如拖 (tow-kéo,dắt), 递解出境
”
中的 递解 (depot-kho,ga), 塔 (tower-tháp), 石头 (stone-đá), 宝贝 (baby-bé con) v.v…, những từ vựng này có phải từ vay mượn hay không cần khảo chứng chuyên sâu hơn.