Chức năng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ vay mượn có nguồn gốc ấn âu trong tiếng hán (có so sánh với tiếng việt) (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.7. Chức năng của từ vay mượn

1.7.2. Chức năng xã hội

Ngôn ngữ là kết tinh của hoạt động tư tưởng và lao động của nhân loại. Ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau đều căn cứ theo quy luật khách quan của nội bộ tự thân để phát triển, đồng thời giữa các quốc gia khác nhau cũng tồn tại mối liên hệ khách quan. Thành quả kinh tế và giá trị văn hóa của con người được giao lưu qua lại thúc đẩy hiện tượng sản sinh từ mới trong từng tầng lớp ngôn ngữ của các ngôn ngữ khác nhau. Có thể nói từ ngoại lai là phương thức bổ sung và mở rộng từ vựng hiệu quả, và là nhân tố quan trọng của phát triển ngôn ngữ.

Là tiêu chí của văn hóa xã hội, việc vay mượn từ ngoại lai trên một mức độ nào đó có thể coi là tiêu chí chi tiết của văn hóa xã hội. Như tất cả cùng biết, những người thụ hưởng nền giáo dục cấp cao trong xã hội (như sinh viên, học giả, giáo sư) hiểu và có xu hướng sử dụng từ ngoại lai tương đối nhiều hơn so người bình thường. Và so với người cao tuổi, tầng lớp thanh niên càng dễ dàng tiếp thu vật,

việc mới. Thanh niên đương thời nhận thức được từ ngoại lai là một loại văn hóa tương đối tiên tiến và hiện đại, họ sẽ mạnh dạn tiếp thu, nhanh chóng sử dụng vào trong ngôn ngữ. Ngược lại lớp người già đã quen thuộc với hệ thống ngôn ngữ của họ, không muốn sử dụng từ ngoại lai đến từ ngôn ngữ nước khác. Đương nhiên, do trình độ giáo dục, chức vị, giới tính, chuyên môn và sở thich khác nhau, những người cùng thế hệ cũng có những lý giải không giống nhau về từ ngoại lai. Giữa các khu vực thành thị và nông thôn khác nhau cũng vậy; tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu - những thành phố tương đối phát triển hấp thu và vay mượn từ ngoại lai càng nhanh. Bởi tại những thành phố phát triển này, trình độ phát triển văn hóa và kinh tế đều vượt các thành thị và quận huyện khác, đồng thời tại đây có rất nhiều công ti Anh – Mỹ được xây dựng, và nhiều người nước ngoài cư trú, có người đến du lịch, có người du học hoặc công tác. Những nhân tố này cùng thúc đẩy việc truyền bá từ ngoại lai gốc Âu.

Từ vay mượn là một thành viên đặc thù của từ vựng, bình đẳng với các thành viên khác trong xã hội, mọi người khi tiếp nhận và sử dụng thường hay phân biệt. Là một loại phù hiệu của xã hội, từ vay mượn trong một mức độ nào đó có thể thể hiện thân phận xã hội, địa vị xã hội và hoàn cảnh xã hội nơi sinh sống của con người. Thanh niên là tầng lớp có tư duy năng động nhất, mẫn cảm nhất, khả năng sao chép và sáng tạo tốt nhất, họ tiếp thu sự vật, sự việc mới, biến đổi xu hướng, theo đuổi trào lưu mới, truy cầu thời thượng, thể hiện cá tính một cách dễ dàng nhất. Sự phát triển biến đổi trong cuộc sống xã hội trước tiên phản ánh qua chính bản thân mình, ngôn ngữ đương nhiên cũng không ngoại lệ. Rất nhiều từ vay mượn mang nội dung và hình thức tự thân hướng tới đặc điểm sắc thái văn hóa của dân tộc, do xu hướng tiếp thu cái mới trong lĩnh vực giải trí của giới trẻ mà được sử dụng rộng rãi. Như: “ ” – 酷 từ thời trang này rất được thanh thiếu niên ưa chuộng, nguyên gốc là từ “cool”, chỉ cần có cá tính và hợp trào lưu hiện đại sẽ được coi là “cool”. “ ” 酷 nghiễm nhiên đã trở thành một biểu trưng tiêu chuẩn của thanh niên. Được sử dụng nhiều nhất trong giới trẻ là: 哈罗(holle), 拜拜 (baybay – tạm biệt), OK, VCR… Nhưng những từ này bị các học giả xem thường không xét đến. Thể

hiện ngay lập tức nguồn gốc vị trí xã hội của người nói là: 论坛 (forum-diễn đàn),

克 隆 (clone), 胚 胎(embryo)… Trong văn hóa khoa học kỹ thuật bao hàm khá nhiều từ vay mượn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ vay mượn có nguồn gốc ấn âu trong tiếng hán (có so sánh với tiếng việt) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)