Cơ chế quản lý tài chính trong Bệnh viện đa kho aY học cổ truyền Hà

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tại bệnh viện đa khoa y học cổ truyền hà nội (Trang 57 - 61)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Tổng quan về Bệnh việ na kho aY học cổ truyề nà Nội

2.1.3. Cơ chế quản lý tài chính trong Bệnh viện đa kho aY học cổ truyền Hà

truyền Hà Nội

Là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu với trọng tâm là sử dụng các nguồn lực để đầu tư cung cấp các dịch vụ y tế một cách có hiệu quả và tuân

thủ các chính sách pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực y tế. Năm 2019 được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Sở Y tế giao cho cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm để nâng cao sự chủ động, sáng tạo theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Từ đó bộ phận kế toán Bệnh viện có thể tự chủ xây dựng dự toán cho đơn vị mình phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tự chủ trong việc xây dựng các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ dự phòng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo cơ chế tự chủ; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, căn cứ vào đó có chế độ trích thêm thu nhập tăng thêm tương ứng với chỉ tiêu của từng khoa, phòng.

* Các khoản thu, chi hoạt động

- Nội dung thu hoạt động tài chính: Bao gồm thu từ NSNN, thu từ KCB Bảo hiểm y tế, thu từ nguồn thu viện phí và nguồn thu khác.

+ Nguồn thu từ kinh phí NSNN cấp chiếm tỷ trọng 5% trong tổng nguồn thu của đơn vị. Nguồn kinh phí do NSNN cấp nhằm đảm bảo một phần chi thường xuyên để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện; thực hiện các nhiệm vụ chuyển giao các kỹ thuật, khoa học công nghệ, thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức...

+ Nguồn thu từ KCB Bảo hiểm y tế bao gồm: Nguồn do BHYT chi trả và nguồn bệnh nhân đồng chi trả. Đây là nguồn thu chính của Bệnh viện chiếm tới 75% tổng số các nguồn thu. Trước năm 2018 nguồn thu từ BHYT được cấp theo hình thức tạm ứng 70% vào đầu quý (căn cứ vào số từ BHYT quý trước để lập tạm ứng), sau đó căn cứ vào tình hình thu chi BHYT trong quý sẽ có sự bù trừ. Nhưng từ năm 2018, bệnh viện được giao dự toán cả năm (căn cứ vào chi phí được quyết toán năm trước làm cơ sở cho cơ quan bảo hiểm giao dự toán cho năm sau). Nhưng do biến động của tình hình dịch bệnh, đầu vào nguyên vật liệu tăng, chi phí sản xuất tăng và một số nguyên nhân khách quan khác mà nguồn dự toán của Bệnh viện đều vượt dự toán mà cơ quan BHYT đã giao. Quá trình quyết toán chi phí BHYT với cơ quan chủ

quản không được đúng tiến độ nên Bệnh viện không đảm bảo triển khai các dự toán theo đúng kế hoạch gây ảnh hưởng đến hoạt động chất lượng KCB. Theo Thông tư 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 sau đó ban hành tiếp các Thông tư 13/TT-BYT ngày 20/08/20219 thì từ năm 2019, giá các dịch vụ y tế sẽ được tính đúng, tính đủ trên 7 yếu tố cấu thành giá dịch vụ khám, chữa bệnh bao gồm: chi phí thuốc, vật tư tiêu hao; chi phí điện, nước, xử lý chất thải; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ; chi phí tiền lương, phụ cấp; chi phí sửa chữa lớn, khấu hao trang thiết bị; chi phí khấu hao nhà cửa; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học.

+ Nguồn thu từ hoạt động khác: Thu từ hoạt động cho thuê căng tin, dịch vụ trông giữ xe, thuê mặt bằng mở quầy thuốc dịch vụ, cho thuê mặt bằng đặt cây cảnh, hoạt động dịch vụ đào tạo, tài trợ....

Cơ chế tự chủ theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP cũng đã tạo điều kiện cho Bệnh viện được phát huy hết các nguồn lực sẵn có trong đơn vị để thực hiện mục tiêu vừa phát triển chất lượng KCB, vừa phát triển kinh tế nâng cao chất lượng sống của CBCNV. Phát huy lợi thế mặt bằng thuận lợi, cơ chế tự chủ đã tạo điều kiện cho Bệnh viện kết hợp với các nguồn lực trong nhân dân để cùng xây dựng và phát triển, phục vụ tối đa nhu cầu của người dân: Người dân đến liên hệ công tác, khám, chữa bệnh có chỗ để gửi trông giữ phương tiện, mua thuốc, nằm điều trị trong viện... có chế độ phục vụ ăn uống ở ngay trong khuôn viên Bệnh viện.

+ Nguồn thu từ khám, chữa bệnh dịch vụ: Thu tiền khám, chữa bệnh cho người dân không có thẻ BHYT; Thu từ hoạt động khám, chữa bệnh theo yêu cầu; Thu tiền giường yêu cầu; Thu từ hoạt động ký kết hợp đồng khám sức khỏe cho các cơ quan; Thu từ hoạt động chuyển giao chuyên môn.

Đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng tầm 17% tổng các nguồn thu của Bệnh viện. Cơ chế tự chủ cùng với các thông tư đã ban hành của Chính phủ về khung giá dịch vụ tính đúng, tính đủ các yếu tố cấu thành tiền lương, phụ cấp

của nhân viên y tế cũng đã tạo điều kiện cho CBCNV trong đơn vị có thêm nguồn thu nhập. Cùng với việc áp dụng các phần mềm quản lý Bệnh viện và phần mềm gọi số tự động đã giúp cho quy trình thu, thanh toán viện phí được đơn giản hóa một cách tối đa, tạo công bằng cho các đối tượng đến khám và chữa bệnh tại đơn vị, giảm thiểu được thời gian chờ đợi của bệnh nhân, tránh các rắc rối, phiền hà không đáng có, giúp mọi người đến khám và chữa bệnh theo một quy trình nhất định đã được xây dựng sẵn. Khung bảng giá dịch vụ được treo công khai trên các bảng tin ở sẵn trong sảnh thu viện phí, dễ hiểu giúp người dân không phải thắc mắc những khoản chi mà mình đã phải bỏ ra để làm các dịch vụ y tế đó. Mặt khác, bệnh viện cũng đã triển khai phần mềm hóa đơn điện tử do đó khi người dân đến khám,chữa bệnh thì nhân viên thu ngân trong bộ phận kế toán sau khi thu tiền của bệnh nhân cũng sẽ in kèm hóa đơn điện tử tương đương với hóa đơn đỏ, giảm thiểu thời gian người dân sẽ không phải chờ đợi khi lấy hóa đơn ghi bằng tay thủ công như trước đây, đồng thời hóa đơn điện tử cũng là cơ sở để lập báo cáo, quyết toán thuế với cơ quan thuế.

- Nội dung chi hoạt động

Hiện nay Bệnh viện đang thực hiện chế độ tự chủ theo hình thức tự đảm bảo một phần chi thường xuyên trong phạm vi nguồn kinh phí tự chủ, chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, chi sự nghiệp phù hợp với đơn vị mình và được lấy ý kiến đóng góp của các nhân viên các khoa, phòng thông qua dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ từ đó xây dựng một Quy chế chi tiêu nội bộ hoàn chỉnh thống nhất chặt chẽ thực hiện theo đúng chế độ kế toán đã ban hành.

+ Nội dung chi từ NSNN cấp: Căn cứ vào định mức chỉ tiêu 300 giường bệnh được Sở y tế Hà Nội giao và kết quả thu chi hoạt động kinh doanh của năm trước, bộ phận Kế toán xây dựng dự toán thu chi ngân sách trong năm tới và được Sở y tế trực tiếp điều chỉnh, phân bổ ngân sách chi cho phù hợp.

viện lập kế hoạch trong việc sửa chữa, duy tu bảo dưỡng, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn và xây dựng trình tự kế hoạch đấu thầu theo luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 đã ban hành.

Đối với nguồn NSNN cấp trong lĩnh vực chi thường xuyên: Các khoản được cấp này, bộ phận chuyên môn dựa trên dự trù mua sắm thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, đồng phục...của các khoa, phòng tổng hợp rồi trình mua sắm phù hợp với quy chế chi tiêu nội bộ, phục vụ công tác chuyên môn.

+ Nội dung chi từ khoản thu BHYT, thu viện phí, thu khác: Do được giữ lại 100% số thu này nên căn cứ vào các khoản thu từ quý trước, năm trước liền kề, sau khi tổng hợp các nguồn thu này, bộ phận kế toán trình phương án bù trừ số đã chi ra (Chi mua thuốc, vật tư, duy tu, bảo trì, lương, phụ cấp...), trích lập các quỹ khen thưởng, phát triển hoạt động sự nghiệp, dự phòng, phúc lợi. Trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ đã được thông qua, Ban lãnh đạo trích phần còn lại để chi thu nhập tăng thêm cho CBCNV theo hệ số lương và phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp ngành.

2.1.4. Đặc điểm chế độ chính sách kế toán áp dụng tại bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tại bệnh viện đa khoa y học cổ truyền hà nội (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)