Nghĩa của tư tưởng đạo đức Arixtốt đối với việc hoàn thiện nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng đạo đức của arixtốt và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 118 - 127)

Chương 3 : TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA ARIXTỐT

4.2. Sự bổ khuyết của tư tưởng đạo đức Arixtốt đối với việc hoàn thiện đạo

4.2.1. nghĩa của tư tưởng đạo đức Arixtốt đối với việc hoàn thiện nhận

nhận thức đạo đức con người Việt Nam hiện nay

Cái thiện trong tư tưởng đạo đức Arixtốt là sự tiếp nối và hoàn thiện quan niệm về cái thiện trong đạo đức Hy Lạp cổ đại về cái thiện như là hiện thân cao nhất của chân lý, của cái đẹp, hạnh phúc và sự tốt lành, là bậc thang cao nhất trong hệ thống thứ bậc của tồn tại. Khi đi thiết lập tư tưởng về cái thiện với tư cách là mục tiêu của mọi hành động có lý tính của con người, cái thiện trong tư tưởng của Arixtốt mang hơi thở của hiện thực cuộc sống. Với tư cách là một phạm trù đạo đức, thể hiện giá trị hành vi của con người, nó gắn với những chuẩn mực, phong tục tập quán, kinh nghiệm sống, với những con người được phát triển toàn diện cả về đạo đức và tư duy. Có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động của con người trong thực tiễn thì có bấy nhiêu cái thiện tương ứng. Từ hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học. Hoạt động nào cũng đòi hỏi mỗi cá nhân cụ thể, khi tham gia vào từng lĩnh vực cụ thể với vị thế và vai trò tương ứng cần đảm bảo được trách nhiệm và tầm nhìn bền vững thông qua các kế hoạch cụ thể. Hay nói cách khác, mỗi cá nhân cần tự nhận thức việc làm tốt công việc của mình, công việc được giao, được đảm nhận trong hệ thống cơ cấu, cấu trúc xã hội. Và đó là con đường để đạt đến cuộc sống tốt đẹp mà Arixtốt gói gọn nó trong chuẩn mực của cái thiện. Tiêu biểu là cái thiện – được Arixtốt đặc biệt quan tâm bởi nó là lẽ tồn vong của mỗi một quốc gia đó là – mà con người thực hiện nó trong hoạt động chính trị, thông qua giáo dục khoa học và đức hạnh chính trị khi tham gia vào hoạt động của nhà nước, quốc gia. Còn từ phía nhà nước, đó là việc gắn liền hoạt động chính trị với đạo đức của công dân phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể nhằm mục đích tạo dựng một đời sống tốt đẹp cho công dân của mình.

Qua việc khẳng định hạnh phúc là mục đích trọn vẹn nhất của con người, việc con người mưu cầu cuộc sống hạnh phúc chính là cái thiện cao nhất, quý nhất, đẹp nhất và thú vị nhất, Arixtốt đã khởi thức cho con người một lối đi trên con đường của mình. Trước những xô bồ toan tính, lợi ích dưới tác động của làn sóng vật chất, của văn minh và văn hóa phương Tây trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nếu chỉ dừng lại ở đời sống vật chất và lợi ích thôi thì sẽ là cả một sự thiếu hụt đối với đời sống tinh thần, trong đó đạo đức – cách thức con người cùng chung sống với nhau – là cội rễ. Con người đủ đầy về đời sống vật chất và thỏa mãn về lợi ích mới chỉ là để thỏa mãn phần “con”, trong đó để đạt được mục đích thậm chí họ còn sẵn sàng chà đạp lên đồng loại, hoặc gây ra tình trạng bất bình đẳng, bất công, phá vỡ sự bình ổn của hệ thống chính trị hiện tồn; còn để thực sự là “người”, để ý thức được vị trí, vai trò của mình trong xã hội và với cộng đồng, để làm giàu có, tôn vinh và xứng đáng với những giá trị “người” thì mỗi cá nhân, mỗi công dân còn cần phải bồi tâm dưỡng tính, di dưỡng tinh thần, rèn luyện phẩm chất bằng sự nhận thức và thực hành đạo đức ở mọi khía cạnh của đời sống, thông qua sự lựa chọn có lý tính như một chức năng đặc thù của con người.

Trong sự tồn tại của mình, mỗi cá nhân, mỗi công dân trong cộng đồng, xã hội luôn đòi hỏi sự công bằng như một đòi hỏi có tính tự nhiên. Đó cũng là một trong những tiêu thức mà chúng ta đặt ra trên con đường xây dựng đất nước. Trong sự bàn luận về tính công bằng, dẫu khẳng định việc tạo tác nó trong xã hội là một việc hết sức khó khăn, nhưng để đảm bảo sự tồn vong của xã hội, Arixtốt đã chỉ ra cho chúng ta sự công bằng trước hết tồn tại chính trong nhận thức và thể hiện thông qua hành vi có ý thức của cá nhân với những người khác; thứ hai, để đảm bảo tính công bằng, hành vi của cá nhân cần được ràng buộc bởi pháp luật và thứ ba là tránh việc cực quyền, trao hết quyền lực cho một cá nhân nào đó. Đây là sự tiên lượng của nhà bách khoa thư dựa trên sự am tường về bản chất của con người và do đó, ông đưa ra lời

khuyên cần hạn chế những điều kiện khiến con người dễ nảy sinh những hành động trái đạo đức, đặc biệt là đạo đức của người cầm quyền.

Nền văn minh Hy Lạp cổ đại thực sự đã trở thành một thời kỳ rạng rỡ trong lịch sử. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ VI TCN, các nhà nước chiếm hữu nô lệ độc lập phát triển thành các thành bang mà quan trọng nhất là Nhà nước - thành bang Spác và Athen. Bộ máy chính quyền của những thành bang này đã phát triển ở một trình độ khá cao với vua và ở thành bang Spác là Hội đồng trưởng lão, Hội đồng công dân; ở thành bang Athen là Hội đồng quý tộc, Hội đồng chấp chính. Bộ máy quân sự, pháp luật trải qua nhiều cải cách đều khá hoàn chỉnh. Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều hưng thịnh. Đặc biệt những minh chứng cho nền văn minh Hy Lạp là những thành tựu về khoa học, toán học, triết học và văn học nghệ thuật. Thần thoại Hy Lạp, bi kịch Hy Lạp đã trở thành gia tài sáng tạo bất hủ của nhân loại. Riêng về kiến trúc với những công trình lộng lẫy thì đã được C.Mác đánh giá trên một phương diện nào đó được coi là chuẩn mực và những kiểu mẫu không thể bắt chước được. Nhưng một nền văn minh như thế đã đi đến chỗ sụp đổ vì chính những con người của cơ chế chính trị - xã hội do nó sinh ra, hay đúng hơn vì giai cấp thống trị điều hành và làm giàu dựa trên cơ chế đó. Lòng tham không đáy của những người nắm quyền lực làm cho họ tưởng rằng mồ hôi và sức chịu đựng của những người nô lệ từng làm nên sự phồn vinh của các thành bang là vô tận. Và chính những người nô lệ ở cảnh đọa đày tột cùng đã vùng lên với tất cả những gì có được trong tay. Những cuộc khởi nghĩa dồn dập đã đẩy các thành bang vào cảnh hỗn loạn và dễ dàng bị thôn tính bởi một quốc gia bé nhỏ lân cận là Maxêđônia. Đến đây, hệ tư tưởng chủ nô - nô lệ bị những đòn tấn công dữ dội và nền văn minh Hy Lạp tuy chưa đánh mất dấu vết những công trình sáng tạo văn hóa, cũng đi vào thời kỳ suy tàn, để rồi cùng với một số biến cố lớn khác, trong đó có cuộc tấn công của người La Mã, nó chỉ còn là kỷ niệm vàng son đầy tiếc nuối của nhân loại.

Đối với triết học kinh điển Cổ đại thì nhà nước - thành bang (polis) là đồng nhất với việc tổ chức cuộc sống văn minh của con người. Lĩnh vực hoạt động của nó không hạn chế ở những nhiệm vụ chính trị thuần túy. Xét về mục đích của mình, chế độ nhà nước đồng nhất với nếp sống nói chung. Do vậy, những vấn đề tổ chức xã hội không tách khỏi những vấn đề đạo đức và phẩm hạnh.

Cá nhân và xã hội ở thời Cổ đại liên hệ với nhau mật thiết tới mức có thể coi nhà nước là hệ thống đạo đức xã hội - đạo đức được duy trì và phát triển nhờ những nỗ lực chung của mọi người. Khát vọng về cái phúc là khát vọng chung của nhà nước, cũng như của cá nhân. Nó trở thành cơ sở và dấu hiệu của sự thống nhất giữa công dân và nhà nước. Khi xã hội hướng đến cái phúc, nó trở thành xã hội công bằng. Khi cá nhân hướng đến cái phúc, nó trở nên cá nhân có đạo đức. Trong nhà nước hoàn hảo, công bằng xã hội và tính hợp mục đích không tách rời khỏi đạo đức và phẩm giá cá nhân. Đây là hai mặt của cùng một nếp sống được nhà nước đại diện, biểu thị nguyện vọng của của cá nhân và xã hội. Do vậy, nhà nước hoàn hảo không phải cái gì khác như là cái phúc được thể hiện ra và trở thành thói quen, nếp sống của con người.

Trong học thuyết Platôn và trong học thuyết Arixtốt, đạo đức cá nhân và công bằng xã hội, lợi ích chung và lợi ích riêng được xem xét như một thể thống nhất không phân chia được và có sự quy định lẫn nhau. “Mối liên hệ giữa chúng mật thiết tới mức thậm chí không nên nói về hai hình thức của tồn tại - cá nhân và xã hội. Chỉ có một nếp sống thống nhất của con người, nó biểu hiện cuộc sống của cá nhân và cũng đồng thời là sự tồn tại của cộng đồng” [49; tr. 71].

Thời Cổ đại đã báo trước tất cả những thành tựu văn hóa và thế giới quan của nền văn minh châu Âu nhờ khám phá ra và thử nghiệm tất cả những tư tưởng và những giá trị cơ bản trên cơ sở văn hóa của mình. Ph. Ăngghen đã khẳng định trong tác phẩm Chống Đuyrinh rằng: “Chỉ có chế độ nô lệ mới làm cho sự phân công lao động có thể thực hiện được trên một quy mô rộng

lớn hơn giữa nông nghiệp và công nghiệp, và do đó, mới có thể có thời kì hưng thịnh nhất của thế giới cổ đại, tức là nền văn minh Hy Lạp. Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp; không có chế độ nô lệ thì không có Đế chế La Mã. Mà không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và Đế chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại. Chúng ta không bao giờ được quên rằng tiền đề của toàn bộ sự phát triển kinh tế, chính trị và trí tuệ của chúng ta là một trạng thái trong đó chế độ nô lệ cũng hoàn toàn cần thiết giống như nó được tất cả mọi người thừa nhận. Theo nghĩa đó, có thể nói rằng: Không có chế độ nô lệ cổ đại, thì không có chủ nghĩa xã hội hiện đại” [70, tr.254]. Nhờ có vai trò to lớn như vậy của người nô lệ trong xã hội Hy Lạp cổ đại đã dẫn tới việc tách lao động trí óc với lao động chân tay. Nhờ đó, các nhà khoa học đã xuất hiện từ tầng lớp thị dân khá giả, từ tầng lớp thương gia, chính khách,… Và cũng từ đó triết học có điều kiện ra đời với tư cách một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội.

Theo Arixtốt, con người sống đơn độc thì không thành người, chỉ có một đời sống động vật và không thể tiếp tục tồn tại và tự vệ. Con người chỉ có khả năng thể hiện mình với tư cách là con người trong cộng đồng. Và sự thể hiện trọn vẹn tính người chỉ có thể có trong một thành quốc có khả năng sống tự cấp, tự túc. Và theo Michel Vadée, Arixtốt gần như đi tới luận điểm cho rằng “trong thực tế bản chất của con người chính là tổng hòa các quan hệ xã hội” [113, tr.32-33]. Và tính chất hiện thực này trong quan niệm của Arixtốt về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội đã rõ trong một bài báo năm 1842 của Mác nhấn mạnh rằng “trước hết Machiavel, Campanella, rồi sau đó Hobbes, Spinoza, Hugo, Grotius cho tới Rousseau, Fichte và Hegel… đều cùng xem xét Nhà nước với cái nhìn nhân văn và rút ra các quy luật tự nhiên của nó từ lý trí và từ kinh nghiệm chứ không phải từ thần học”, “công việc mà Hêraclit và Arixtốt đã tiến hành rồi” [Trích theo 87, tr.33].

Sự hội nhập kinh tế thế giới và quá trình hình thành, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay tạo ra những tác động theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực đến đạo đức của cá nhân và cộng đồng. Quá trình này còn gắn liền với xu hướng toàn cầu hóa (globaliation) – một khái niệm ra đời từ những năm 80 của thế kỷ XX, là bước phát triển của quốc tế hóa dùng để chỉ quá trình tăng lên mạnh mẽ sự tác động lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Quá trình này đòi hỏi mỗi quốc gia dân tộc chỉ có thể tồn tại và phát triển khi tự đặt mình là bộ phận trong cộng đồng thế giới, trở thành mắt xích trong sợi dây chuyền của nền kinh tế toàn cầu.

Một đặc điểm khác biệt của xã hội văn minh ngày nay so với trước kia là sự xuất hiện một kiểu giao tiếp gián tiếp trong môi trường ảo với tư cách là kết quả của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, là sự phát triển của mạng toàn cầu (internet) với hàng loạt các ứng dụng mạng xã hội và các phương thức trao đổi thông tin (facebook, e-mail,...). Các tiện ích này đã nối mở ra đến không cùng các liên kết với một tốc độ nhanh chóng. Nó cuốn hút các cá nhân vào môi trường giao tiếp ảo với sự trợ giúp của những yếu tố thực. Và hệ quả là thế giới ảo này vô hình chung chiếm giữ một phần không nhỏ trong thời gian sống của mỗi cá nhân, tác động không nhỏ tới suy nghĩ, cách thức tư duy, tình cảm và kể cả đạo đức của họ.

Nhận thức về giáo dục đạo đức cho công dân và đội ngũ cầm quyền là phương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện tồn tại xã hội ấy. Mỗi cá nhân trong những điều kiện lịch sử cụ thể tiếp thu và thực hành đạo đức cộng đồng, và bằng chính sự tiếp thu và thực hành ấy góp phần xây dựng, phát triển và hoàn thiện đạo đức cộng đồng. Biện chứng đó quy định rằng để xây dựng một xã hội văn minh thì cần có đạo đức của những con người văn minh. Lớp cấu trúc này của đạo đức đã xác nhận tính lịch sử - cụ thể của đạo đức mà bản chất sâu xa của

đạo đức được biểu hiện thông qua sự sinh động, đa dạng, phong phú trong cuộc sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng mà nó tồn tại.

Trong khi hoàn thiện ý thức đạo đức cộng đồng xuất phát từ ý thức đạo đức cá nhân, ý thức chính trị khi được biểu hiện ra như là lợi ích chung của cả xã hội, vì sự phát triển và hạnh phúc của con người, sẽ bao hàm trong đó những giá trị đạo đức chung. Do đó, trong bài học về hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay, ý thức pháp quyền biểu hiện ra như là những tiêu chuẩn tối thiểu thì ý thức đạo đức biểu hiện ra như là những tiêu chuẩn cao về sự tồn tại lành mạnh của xã hội. Và, khi thực hiện chức năng cưỡng chế, pháp luật góp phần khẳng định đạo đức, biến nó thành thói quen của đời sống xã hội và cho đến khi việc thực hiện chuẩn mực mất dần tính cưỡng chế, con người trở nên tự giác, chuẩn mực pháp luật trở thành chuẩn mực đạo đức. Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức được quy định bởi sự thống nhất và khác biệt tương đối giữa hai loại hình này. Pháp luật là một hiện tượng xã hội xuất hiện nhằm thỏa mãn như cầu quản lý xã hội, thể hiện ý chí và bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị. Nó có nguồn gốc từ đạo đức, được hình thành và xây dựng trên cơ sở của một nền tảng đạo đức nhất định. Bằng sức mạnh riêng có của mình, pháp luật tác động mạnh mẽ đến đạo đức xã hội thông qua việc ghi nhận và tạo cơ chế đảm bảo cho sự tồn tại của những quan niệm,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng đạo đức của arixtốt và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 118 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)