Mục tiêu phát triển con người toàn diện và giá trị đạo đức con

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng đạo đức của arixtốt và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 108 - 114)

Chương 3 : TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA ARIXTỐT

4.1. Mục tiêu phát triển con người và thực trạng đạo đức con người Việt

4.1.1. Mục tiêu phát triển con người toàn diện và giá trị đạo đức con

4.1. Mục tiêu phát triển con người và thực trạng đạo đức con người Việt Nam hiện nay Việt Nam hiện nay

4.1.1. Mục tiêu phát triển con người toàn diện và giá trị đạo đức con người Việt Nam hiện nay người Việt Nam hiện nay

Cùng với sự phát triển không ngừng của lịch sử xã hội loài người, những quan điểm, tư tưởng về đạo đức với những nội dung, khái niệm, phạm trù, cũng được xác định với những chuẩn mực, tiêu chí riêng, được quy định bởi các đặc điểm và trình độ chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội,... của mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ. Trong đó, việc tìm ra những phương pháp cải tạo thế giới, xây dựng xã hội ngày càng phát triển, văn minh, tiến bộ không nằm ngoài nhân tố quan trọng nhất và mang tính quyết định chính là con người. Mà con người, để tồn tại với đúng nghĩa là “người” thì không thể bỏ qua các phạm trù đạo đức. Vì lẽ đó, sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Như vậy, để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa thì cốt lõi là chăm lo phát triển con người và phải là con người có đạo đức.

Xuất phát từ nền tảng tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi con người là vốn quý nhất, là mục tiêu, động lực của cách mạng. Đặc biệt, từ Đại hội VI (1986) – đại hội của Đổi mới, Đảng ta đã có những nhận thức về vị trí và vai trò của con người ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn. Những quan điểm này thường xuyên được bổ sung về mặt lý luận qua các kỳ đại hội, đồng thời được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, giải pháp,

định hướng cụ thể. Tại Đại hội VIII, Đảng ta khẳng định: “tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình” [23, tr.113]. Đến Đại hội X, Đảng ta lại tiếp tục khẳng định một trong những đặc trưng quan trọng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân ta xây dựng là “con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện” [26, tr.68]. Trong Cương lĩnh xây dựng

đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm

2011), Đảng ta lại một lần nữa khẳng định một trong những đặc trưng quan trọng của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là “con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” [27, tr.70]. Đại hội XI cũng xác định, xây dựng con người Việt Nam “phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật” [27, tr.105]. Đồng thời, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định những giá trị truyền thống của con người Việt Nam là: “lòng yêu nước nồng nàn; lòng tự tôn, tự cường dân tộc; tinh thần công đồng gắn kết hài hòa giữa cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; là đức hy sinh cao thượng tất cả vì độc lập dân tộc vì hạnh phúc của nhân dân; là sự ứng xử văn minh, lịch sự, tính giản dị và trong sạch trong lối sống” [28, tr.157-158]. Đến Đại hội XII, xây dựng con người được đề cập tại 4 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm. Trong nhiệm vụ thứ nhất, Đảng ta nhấn mạnh việc “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” [29, tr.217], đồng thời, cần phải “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh” [29, tr.219]; có “hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh cái đúng, cái đẹp, tích cực, cao thượng, nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn”; biết “Đấu tranh phê

phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người...” [29, tr.18]. Trong quan điểm của Đảng, xây dựng, phát triển và hoàn thiện con người trong đó có vấn đề đạo đức không thể tách rời phát triển văn hóa. Phát triển văn hóa không có mục đích nào khác ngoài vì sự hoàn thiện nhân cách con người, và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa ở nước ta, trọng tâm chính là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp. Tuy vậy, phát triển văn hóa, đạo đức, con người là một lĩnh vực rộng lớn, nhạy cảm, phức tạp; sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước vẫn còn gặp phải nhiều bất cập trong nhận thức lý luận và tổ chức thực hiện. Hay nói cụ thể hơn nữa đó là công tác tổng kết thưc tiễn, nghiên cứu lý luận về xây dựng, phát triển văn hóa, con người chưa được chú trọng đúng mức, do vậy nhận thức lý luận, tư duy lý luận cần phải sắc bén hơn nữa với những biến đổi nhanh chóng trong đời sống văn hóa trong nước, khu vực và thế giới.

Trong quá trình hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay, sự kế thừa được biểu hiện ra trong việc phát huy những giá trị đạo đức truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hun đúc qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống,... và từ những giá trị đạo đức cách mạng như: cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đến các giá trị đạo đức của người phụ nữ Việt Nam từ trong đấu tranh Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang đến Trung hậu, Đảm đang, Tự tin, Tự chủ trong thời hiện đại; những chuẩn mực của thanh niên Việt Nam – thế hệ cách mạng cho đời sau - trong thời kỳ hội nhập với Tâm trong, Trí sáng, Hoài bão lớn,... Chính những

phẩm chất, tính cách, sức sống nội tại đó đã giúp cho dân tộc ta, nhân dân ta giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán của bản thân mình trong quá trình phát triển. Không những thế, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc còn đi liền với việc loại bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán và lề thói cũ. Đồng thời, bản sắc đó cũng cần được bổ sung, phát triển, hoàn thiện theo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình giao lưu văn hóa, văn minh nhân loại.

Càng đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, chúng ta thấy rằng việc tách biệt giữa văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, dân trí, văn minh là một điều hết sức khó khăn. Bởi dường như chúng là một sự giao thoa, cái này lấy cái kia làm nền tảng và điểm tựa của mình. Một con người văn minh, con người phát triển toàn diện cần có cái gốc là đạo đức, đạo đức đó được hình thành và xây dựng trên cơ sở văn hóa truyền thống, trình độ dân trí có được từ con đường đào tạo và tự học, tất cả sẽ kết tinh trong cái đẹp của tri thức cùng với sự đủ đầy về mặt đời sống vật chất và tinh thần, tạo nên nguồn lực tiên quyết, bền vững của một xã hội văn minh. Do đó, việc hoàn thiện đạo đức cho con người Việt Nam hiện nay để đảm bảo những mục tiêu cao nhất trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, cần phải có một sự lồng ghép một cách có hệ thống và hài hòa những giá trị truyền thống và hiện đại, vì sự phát triển toàn diện của con người. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự tác động mạnh mẽ, nhanh chóng của các yếu tố bên ngoài tới các bộ phận dân chúng khiến cho các yếu tố bên trong chưa kịp định hình một cách rõ ràng dễ khiến cho hành vi, ý thức, lối sống và kéo theo nó là những hệ quả đạo đức sẽ làm méo mó, thậm chí biến dạng diện mạo văn minh mà chúng ta đang hướng tới.

Hiện nay, văn minh, nhất là văn minh kỹ thuật không ngừng phát triển, tạo ra biến đổi ngày một lớn trên diện mạo xã hội và cá nhân, con người biến đổi cuộc sống và phương thức sống của mình ngày càng nhiều nhưng điều đó lại không đủ để cấu thành văn hóa. Cùng với đó là đời sống ngày càng hiện

đại nhưng con người và xã hội lại không hiện đại hóa được chính mình và xã hội của mình. Tức là hiện đại có thể có qua việc du nhập các sản phẩm văn minh nhưng đồng thời nó tiềm ẩn những hệ quả, những giá đắt trong những hiện tượng phản văn hóa, lệch chuẩn làm mai một các giá trị bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc.

Do đó, sự hài hòa giữa văn minh vật chất và văn minh tinh thần chính là nền tảng tiến bộ xã hội và tiến bộ của văn hóa. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà chúng ta hướng tới là việc tổ chức một đời sống xã hội có hệ miễn dịch đủ mạnh để khắc phục những khiếm khuyết, những trì trệ, biến dạng và phát triển bằng cách khai thông các nội lực, kết hợp với các ngoại lực, giải phóng tối đa các tiềm năng sáng tạo của con người và xã hội. Nói như chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là một xã hội mà đời sống vật chất ngày càng tăng, đời sống tinh thần ngày càng tốt, xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ. Ở đó, văn minh vừa là nền tảng vật chất để hiện thực hóa, vật chất hóa văn hóa và văn hóa đảm bảo cho văn minh ngày càng nhân đạo hóa, nhân văn nhiều hơn, tất cả hướng tới con người và sự tồn vong của nó trên trái đất.

Muốn vậy, phải thực hiện sự kết hợp hài hòa giữa văn minh và văn hóa, giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa dân chủ và pháp quyền, giữa các chuẩn mực đạo đức và pháp lý trong quan hệ con người, xã hội, dân tộc và quốc tế. Sự hài hòa ấy, xét đến cùng là hài hòa giữa phát triển cá nhân với phát triển xã hội, giữa môi trường tự nhiên – sinh thái với môi trường xã hội – nhân văn, tất cả nhằm đảm bảo cho con người tìm thấy sự an toàn trong cuộc sống, thấy triển vọng ở tương lai phía trước.

Vì vậy, hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống mà còn bao hàm trong nó cả sự tiếp biến và hội nhập những giá trị đạo đức mới, những giá trị đạo đức chung nhân loại trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Bối cảnh này đã thực sự mang lại cho nước ta cơ hội để tiếp cận

với nguồn vốn dồi dào không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực văn hóa để phát triển bắt kịp thời đại. Đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ với mũi nhọn là công nghệ thông tin là một yếu tố thuận lợi để chúng ta có thể tiếp thu và trao đổi những tri thức khoa học tiên tiến, công nghệ hiện đại, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và phát triển nhân tài. Tất cả sự nỗ lực phát huy sức mạnh tổng lực của toàn Đảng, toàn dân đều nhằm hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Bản thân mục tiêu đó đã bao chứa những giá trị của một nền văn minh dân tộc đang khao khát biến thành hiện thực, phù hợp với xu thế thời đại. Mục tiêu đó xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa phát triển con người với tăng trưởng kinh tế. Công cuộc đổi mới và quá trình hội nhập đã đem lại cho người dân điều kiện và cơ hội được tự do phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng đời sống vật chất. Và khi đời sống vật chất của người dân được nâng cao thì công cuộc phát triển kinh tế tất yếu sẽ đạt được những kết quả khả quan. Bởi vậy, dân có giàu thì nước mới mạnh để cùng với dân chủ và công bằng tạo điều kiện tiên quyết cho một xã hội văn minh.

Để hoàn thiện đạo đức cho con người, cùng với giáo dục, trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, đạo đức và luật pháp luôn có vai trò song hành. Tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia mà đạo đức và luật pháp lại có những đặc điểm và diện mạo riêng bên cạnh những giá trị mang tính phổ quát. Trong cái nôi văn hóa phương Đông, đạo đức Nho giáo có một sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong lối sống, phong tục, tập quán. Ở Việt Nam, tàn tích của xã hội phong kiến vẫn còn in dấu trên cả vấn đề đạo đức và luật pháp. Đạo đức, luật pháp cũng như văn hóa là các hình thái ý thức xã hội và cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, nó cũng không phải là bất biến. Khi cơ sở hiện thực của xã hội có những thay đổi thì nó cũng cần có những bước chuyển mình để cho phù hợp với hiện thực mới. Đó là một tiến trình mang tính khách quan vừa mang tính

quy luật vừa mang ý nghĩa đặc trưng về bản sắc, tức là chúng ta vừa giữ vững đồng thời phát triển những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và tiếp biến những giá trị tinh hoa của thế giới. Nhất là khi chúng ta kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội gắn với mục tiêu nêu trên thì càng cần có một con đường, một triết lý phát triển phù hợp mà chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng đạo đức của arixtốt và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)