Tư tưởng của Arixtốt về sự trung bình đúng mực (“trung điểm vàng”)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng đạo đức của arixtốt và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 85 - 92)

Chương 3 : TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA ARIXTỐT

3.3. Tư tưởng của Arixtốt về sự trung bình đúng mực (“trung điểm vàng”)

vàng”)

Trên nền tảng tinh thần và tư duy triết học của Hy Lạp thời kỳ cổ điển cùng với nếp sống polis và định hướng về con người đã trở thành cơ sở để Arixtốt xây dựng nên quan niệm của mình về sự trung bình đúng mực trong đạo đức học. Nó vừa thể hiện được vai trò tổng kết thời đại cũng như giá trị suy tư của nhà triết học khi xây dựng nên học thuyết đạo đức mang tính thực hành của mình.

Những thành tựu tinh thần của thời kỳ Cổ điển Hy Lạp được kết tinh trên những đỉnh cao đã làm nên thời đại. Là Xôcrát đã ghi dấu ấn vào thế giới bằng tinh thần biết tư duy, là Platôn đã nỗ lực cải tạo thế giới bằng sức mạnh của chân lý với tư cách là tài sản của trí tuệ. Và học trò của Platôn là Arixtốt đã mang lại sự hài hòa của đời sống tinh thần với thế giới. Sự hài hòa mà Arixtốt đã dày công nâng lên thành quan điểm về sự trung bình đúng mực chính xuất phát từ quan niệm về độ như một thứ cốt cách thấm đẫm trong tinh thần Hy Lạp. Nó là bản nguyên hài hòa cái đem lại sự hòa thuận, cái đẹp và cái thiện cho mọi cái hiện hữu ở trong cấu trúc vũ trụ và trong tỷ lệ hình học, ở trong tổ chức của xã hội và ở trong tư chất của con người, ở trong mọi biểu hiện của tồn tại và của cuộc sống con người. Hài hòa biểu hiện tính cân đối của tồn tại, mức độ hoàn hảo mà tồn tại đạt tới và làm cho sự thực tồn trở nên chân thực, thiện và đẹp. Trước đó, tư tưởng về Hài hòa của Pitago biểu thị

khát vọng sâu xa nhất của tinh thần Hy Lạp nhằm nhận thức và đạt tới độ ở khắp nơi, bởi việc đạt tới độ ở mọi nơi được coi một cách xác đáng là con đường đúng đắn nhất dẫn tới số phận hạnh phúc.

Song, độ không phải là một cái mang tính vật chất và có thể bổ sung cho vật hay cái hiện hữu khác. Độ dường như nằm ở bên trong mỗi thực tồn, mang tính nội tại đối với nó. Trong mỗi cái hiện hữu, độ là khả năng tồn tại của nó. Do vậy, việc đạt tới độ không diễn ra theo con đường bổ sung một cái gì đó từ bên ngoài cho bản chất của vật hay của người, mà do tồn tại của bản thân chúng thực hiện. Độ đưa mỗi vật quay về với bản thân mình, phù hợp với bản thân mình. Độ của bất kỳ vật nào, cho dù vật này có lớn hay nhỏ đến đâu đi chăng nữa, đều hàm ý chỉ sự tồn tại phù hợp của vật ấy với trật tự thế giới: sự phù hợp hài hòa và xuyên suốt toàn bộ vũ trụ, mang lại tính toàn vẹn và có trật tự cho vũ trụ. Bởi thế mà trong triết học của mình, đặc biệt là trong định hướng đạo đức học và chính trị học, Arixtốt không tuyệt đối hóa một sự tồn tại hoàn hảo mà ông truy tầm sự tồn tại tốt nhất có thể, tức là sự tồn tại có thể trong khuôn khổ của bản tính người. Nó hiện diện thông qua các hình thức sinh hoạt xã hội trong đó đạo đức của công dân chính là nền tảng sự tồn vong của nhà nước.

Có thể thấy, tất cả những gì mà con người động chạm đến trong cuộc sống của mình, đều trở thành đối tượng quan tâm của Arixtốt. Với học thuyết bao trùm phổ quát, bao trùm vạn vật của mình, dường như Arixtốt muốn đưa ra nhận thức toàn diện về vấn đề: con người cần phải sống như thế nào. Arixtốt đã xác định rất rõ vị trí của con người trong vũ trụ. Vị trí của con người cho thấy con người được sinh ra để sống trong xã hội và chịu sự tác động cả về nguồn gốc, về giáo dục, về văn hóa. Điều này hoàn toàn phù hợp với giai đoạn triết học Cổ điển diễn ra dưới khẩu hiệu quan tâm đến con người và hệ vấn đề tồn tại người mà Arixtốt là một trong những đại diện tiêu biểu. Tư tưởng triết học thời kỳ này thực hiện bước ngoặt từ những vấn đề về cấu

tạo của vũ trụ sang việc phân tích thế giới người. Điểm chung đối với các triết gia Cổ điển là việc xem xét con người không phải trong tồn tại cá thể riêng biệt, khép kín, mà trong cuộc sống chung với những người khác và ở giữa những người khác. Xã hội không tồn tại và không được xem xét một cách nào khác hơn là dưới dạng giao tiếp và liên hệ qua lại giữa những cá nhân. Nói một cách rõ ràng hơn nữa, mọi tìm tòi của tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại đều gắn liền với việc tìm kiếm và xác định độ của tồn tại người - trật tự, nề nếp và lối sống kết hợp ý chí cá nhân của mỗi người với nhu cầu của cuộc sống cộng đồng một cách tự nhiên và hài hòa nhất. Chúng ta có thể thấy trong các học thuyết không tưởng về nhà nước - thành bang của Platôn và Arixtốt việc kết hợp giữa cái riêng và cái chung trong tồn tại người đã tiếp nhận hình thức chế độ nhà nước, trong đó công bằng xã hội và đức hạnh cá nhân tồn tại nhờ sự chế định và đảm bảo lẫn nhau.

Trong học thuyết của mình, Arixtốt cho rằng con người về bản chất là một tạo vật có tính xã hội và chính trị. Chính vì lẽ đó, cá nhân không thể có được cuộc sống lành mạnh và tốt đẹp nếu ở bên ngoài xã hội. Với mục đích xây dựng nền tảng luân lý, nhà nước đã ra đời và là một chỗ dựa cần thiết cho mỗi cá nhân trong quá trình hoàn thiện bản thân và đạt tới hạnh phúc trong đời. Mục tiêu cơ bản của nhà nước là tạo điều kiện cho mỗi công dân được hưởng một cuộc sống thư nhàn, có cơ hội nhận thức được giá trị tối thượng của con người. Đó là cuộc sống hướng đến các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, chính trị, khoa học và trên tất cả là triết học. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong xã hội của Arixtốt, quyền công dân chỉ được dành cho các tầng lớp thượng đẳng. Còn tầng lớp nô lệ và nông dân do đời sống nghèo khổ, bị buộc phải lao động. Chỉ có tầng lớp thượng đẳng được hưởng cuộc sống thư nhàn và đắm mình trong các hoạt động nghiên cứu chính trị, triết học,… Chỉ riêng họ mới có cơ hội đạt được hạnh phúc, điều tốt đẹp nhất của cuộc sống và là sản phẩm có giá trị nhất được tạo ra từ hoạt động trí tuệ ưu việt của con người.

Theo Arixtốt, chỉ có đức hạnh mới làm cho cuộc sống trở nên thiện và hạnh phúc. Sự điều độ, hài hòa trong tinh thần Hy Lạp đã được Arixtốt đưa vào những phẩm chất đạo đức có cơ sở là sự khôn ngoan để đứng giữa các thái cực một cách tốt đẹp. Còn sự dư thừa hay thiếu hụt một phẩm chất nào đó là các thái cực và nó gắn với cái ác. Như sự sợ hãi và sự dũng cảm không cân nhắc đều tai hại như nhau, chỉ có cái đứng giữa chúng mới đem lại điều tốt đẹp cho con người. Bởi lòng dũng cảm khắc phục được sự yếu đuối của tinh thần cũng như sự không kiềm chế được của nó. Sự trung bình đúng mực đó là cái đích con người cần phải hướng tới để đạt được đức hạnh. Tuy nhiên, cần thấy được rằng đây không đơn thuần là trung điểm về mặt lượng bởi nó bao chứa trong mình ý nghĩa về sự điềm tĩnh, điều độ nội tâm như một đặc điểm vốn có của con người. Nó thể hiện ở tính phù hợp giữa những phẩm chất cá nhân với những nhiệm vụ hoạt động của mình và được gọi tên bằng đức hạnh.

Như vậy, theo Arixtốt, đức hạnh có cơ sở là sự cân bằng nội tâm chính là giải pháp để khắc phục những thái cực. Cân bằng nội tâm tạo thành những phẩm chất cần thiết cho cuộc sống nhờ sự kết hợp khéo léo chúng trong một lối sống thống nhất với một kiểu nhân cách có khả năng đảm bảo đạt tới hạnh phúc. Do đó, đức hạnh có được nhờ năng lực tiến hành một cách khôn ngoan, hợp lý một hoạt động nào đó. Và điều này có được nhờ tuân thủ nếp sống chung, khi cá nhân tham gia vào đó, sẽ đưa đến việc hình thành những phẩm chất đạo đức tương ứng một cách tự nhiên nhất. Có thể hình dung trong tuân thủ nếp sống chung, khi chúng ta thực hiện hành vi dũng cảm, thì chúng ta trở thành những người dũng cảm; hành động một cách chính nghĩa, chúng ra có được phẩm chất chính nghĩa,... Tuy nhiên, không phải lúc nào tập quán và thói quen cũng đủ để đảm bảo đức hạnh của con người mà bản thân con người cũng cần dựa vào sự trợ giúp của trí tuệ và ý chí để xác định cái thiện là gì và cần tuân thủ nó như thế nào như một hình thức cao nhất của cuộc sống.

Arixtốt lý giải về sự trung bình đúng mực thông qua việc hình dung “một kiến thức nào cũng có thể làm tròn nhiệm vụ của nó, miễn là nó chú ý

vào một sự trung bình đúng đắn và căn cứ vào đấy để hành động. Nó giống như một tác phẩm nào đó được thực hiện một cách vừa vặn, rằng người ta không thể thêm bớt, vì thêm bớt chỉ làm giảm sự toàn mỹ của nó và sự quân bình hoàn toàn ấy bảo tồn được nó” [6, tr.71]. Cũng như thế, những người thợ giỏi luôn luôn làm việc, bằng cách nhằm vào cái điểm quân bình ấy. Ông cho rằng, đức hạnh cũng như thiên nhiên, hơn tất cả các loại nghệ thuật về sự chuẩn xác và sự mầu nhiệm; trong những điều kiện ấy, đích đến mà đức hạnh đề xuất rất có thể là một sự trung bình khôn ngoan mà ở đó đức hạnh thuộc về những hành vi cũng như về những nhiệt tình. Ở đó, sự thái quá là một lỗi và sự bất cập gây ra khiển trách; bù lại, sự trung bình đúng mực được khen ngợi và thành công, cái kết quả ấy là riêng biệt của đức hạnh. Cho nên, đức hạnh là một thứ trung bình vì đích đến mà nó đề xuất là sự quân bình giữa hai cực điểm nhưng đối với điều thiện và sự hoàn hảo thì nó ở điểm cao nhất. Tuy nhiên, không phải hành vi nào, thái độ nào cũng thừa nhận cái trung bình ấy. Ví dụ như niềm hân hoan cảm thấy trước nỗi khổ sở của người khác, sự vô liêm sỉ, lòng ghen ghét, ngoại tình, sự trộm cắp, sự sát nhân... tất cả những hành vi ấy, cũng như những hành vi tương tự, đều bị khiển trách, bởi vì tự nó xấu rồi, chứ không phải vì nó thái quá hay bất cập.

Trong việc phạm lỗi bất công, hèn nhát, phóng túng, không có sự trung bình đúng đắn, sự thái quá hay sự bất cập. Trong những điều kiện ấy, có lẽ có sự trung bình trong sự thái quá hay sự bất cập, và sự thái quá thái quá và sự bất cập bất cập. Hay nói tóm lại, theo Arixtốt “sự thái quá và sự bất cập không có sự trung bình, cũng như sự trung bình đúng mực không thừa nhận sự thái quá và sự bất cập”[6, tr.74].

Khi phân tích về sự trung bình đúng mực, Arixtốt đã đi vào những cặp phạm trù cụ thể để làm rõ điều này. Ông chỉ ra rằng, lòng can đảm là một sự trung bình đúng mực giữa sự sợ hãi và sự táo bạo. Sự thái quá trong sự tuyệt nhiên không sợ hãi không có một tên nào cả - sự thái quá trong sự táo bạo gọi

là sự liều lĩnh. Ai tỏ ra sợ hãi thái quá hay thiếu dũng cảm là hèn nhát. Đối với những điều khoái lạc và đau buồn - sự trung bình là tính tiết độ và sự thái quá là thói dâm đãng. Người phạm lỗi vì bất cập trong sự tìm kiếm lạc thú là rất ít; những người thuộc về hạng ấy không có tên riêng; chúng ta hãy đành lòng gọi họ là vô cảm. Sự trung bình đúng mực về tiền bạc mà người ta tặng, giữ hay thu nhận gọi là tính rộng rãi; sự thái quá và sự bất cập về vấn đề ấy gọi là tính hoang phí và tính hà tiện. Hai lỗi ấy hoàn toàn tương phản trong sự thái quá và sự bất cập. Thực vậy, người hoang phí thái quá khi tiêu pha rộng rãi, bất cập khi thu nhận; còn người hà tiện thái quá khi thu nhận và bất cập khi tiêu pha. Về tiền của, còn có những thái độ khác; sự trung bình đúng mực gọi là sự hào hoa; thế mà người hào hoa khác kẻ rộng rãi; người thứ nhất phân phát những món tiền lớn, còn kẻ thứ nhì thì những món tiền nhỏ. Sự thái quá gọi là tính khiếm nhã, thô phàm, sự bất cập gọi là tính nhỏ mọn. Sự trung bình đúng mực giữa lòng ham thích và lòng khinh khi danh vọng gọi là tính cao thượng; sự thái quá là một lối khoe khoang, sự bất cập là tư cách đê tiện. Giữa tính rộng rãi và tính hào hoa có một tỉ lệ ở chỗ tính thứ nhất chỉ sử dụng ít tư lực; giữa lòng tham và tính cao thượng cũng có một tỉ lệ ở chỗ tính này nhằm những danh vọng lớn lao, còn lòng kia chỉ suy tưởng đến những danh vọng tầm thường. Người ta có thể nhằm danh vọng một cách thích đáng, nhưng cũng có thể nhằm nhiều quá hay ít quá. Người đi quá mức trong nguyện vọng của mình gọi là người tham vọng; kẻ phạm lỗi vì bất cập là kẻ lãnh đạm; người ở trong chừng mực đúng đắn không có tên riêng.

Tuy vậy, mỗi cái cực đoan đẩy cái gì chiếm vị trí trung gian với vị trí tương phản, thành ra thói hèn nhát, coi tính can đảm là thói táo bạo và thói táo bạo coi tính can đảm là thói hèn nhát. Về các thái độ khác cũng vậy. Nguyên nhân do ở vật mà ra và tự chúng ta. Từ đó, Arixtốt đi đến đạo đức học mang tính thực hành và quá trình thực hành đạo đức của công dân luôn cần có sự song hành của giáo dục và pháp luật như là biểu hiện của một xã hội văn minh.

Ông cho rằng, pháp luật phải ấn định quy tắc về giáo dục và công việc, những điều quy định ấy sẽ được thực hiện dễ dàng hơn khi thành thói quen. Giáo dục và săn sóc công dân, trong thời niên thiếu, một cách thích đáng, chắc chắn là chưa đủ; khi đến tuổi trưởng thành, họ còn phải thực hành những điều mà người ta đã giảng dạy và, do đó, có những thói quen tốt. Cho nên, theo Arixtốt, những nhà lập pháp phải thúc đẩy và khuyên nhủ công dân thực hành đức hạnh, bằng cách kêu gọi lòng danh dự; như thế những ai có những thói quen tốt không thể không nghe họ, trái lại; những ai không tuân theo và bản nhiên tỏ ra chống lại đức hạnh đều phải trừng phạt và nghiêm trị tức là mục tiêu cuối cùng là phải nâng đỡ và giáo dục một cách thích đáng để con người trở nên thiện nhân.

Cũng như trong các tác phẩm về đạo đức học, ở Chính trị luận, Arixtốt vẫn tiếp tục quan điểm của mình về sự trung bình đúng mực. Ở đây, theo Arixtốt trong một tập thể, cái tốt nhất bao giờ cũng là số trung bình cộng, không thái quá mà cũng không bất cập, và trong một xã hội, tầng lớp trung lưu chính là số trung bình cộng đó. Bởi những kẻ ở hai cực - cực đẹp, cực khỏe, cực sang, cực giàu và những kẻ ở cực đối nghịch, cực nghèo, cực yếu, cực hạ tiện - là những kẻ khó lòng hành động theo lý trí. Tương ứng với đó là trong tất cả quốc gia đều có ba phần tử: một giai cấp thì rất giàu, một giai cấp khác lại rất nghèo, và giai cấp thứ ba ở giữa. Ông khẳng định: “Ta phải công nhận rằng sự trung dung và trung bình là điều tốt nhất, và như vậy, rõ ràng có

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng đạo đức của arixtốt và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)