CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.4. Tiểu kết Chƣơng 1
Về các nghiên cứu ở nước ngoài, các trình bày ở trên đã cho thấy rằng vấn đề về phát triển công nghệ gắn với phát triển kinh tế, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài thực hiện. Đến nay, hệ thống lý luận đã cơ bản định hình và mô tả được sự gắn kết giữa kinh tế và phát triển công nghệ, với doanh nghiệp là trung tâm. Thông qua nền tảng lý luận này, các vấn đề về năng lực công nghệ, quá trình phát triển năng lực công nghệ và hệ thống thiết chế, chính sách kèm theo cũng đã được nhận diện và thừa nhận có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế không chỉ ở các nước phát triển mà còn cả ở các nước đang phát triển.
Về tình hình nghiên cứu ở Việt Nam, có thể nhận thấy rằng nghiên cứu về chủ đề phát triển năng lực công nghệ chưa được khai thác nhiều, vẫn còn rất nhiều những khoảng trống về lý luận cũng như là chính sách cần phải thực hiện. Trên thực tế, cũng đã có những nghiên cứu về phát triển khoa học và công nghệ nói chung, về chính sách khoa học và công nghệ nói riêng nhưng nếu đối chiếu với hướng tiếp cận nghiên cứu của quốc tế, có thể nhận thấy những tồn tại như sau:
Thứ nhất, có lẽ vì chịu ảnh hưởng của các quan điểm tiếp cận kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp nên hầu hết các công trình nghiên cứu này ít khi dẫn chiếu quan điểm của các trường phái kinh tế - công nghệ hiện đại đang được quốc tế thừa nhận mà thường dựa trên các nguyên lý, lý luận của kinh tế tập trung bao cấp để đưa ra các nhận định hay giải pháp cho tình hình ở Việt Nam. Cách tiếp cận như vậy dẫn đến việc quá coi trọng sự can thiệp bằng mệnh lệnh, điều khiển của nhà nước mà xem nhẹ sự vận động của cơ chế thị trường, cũng như sự tự chủ và năng lực tự thân của khu vực doanh nghiệp công nghiệp.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu trong nước cho đến nay vẫn hầu hết hướng sự quan tâm vào cả hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động công nghệ. Trên thực tế, đây vốn là hai hoạt động có sự khác biệt nhau tương đối về kết quả đầu ra và cơ chế tác động, can thiệp để điều chỉnh từ chính sách.
Thứ ba, các quan điểm về năng lực công nghệ, trình độ công nghệ trong nghiên cứu ở Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của hệ lý thuyết của Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á – Thái ình Dương (APCTT) thông qua bộ cẩm nang về phương pháp luận lập kế hoạch phát triển năng lực công nghệ. Khảo sát nghiên cứu về chủ đề
này cho thấy vẫn còn các quan điểm khác về phát triển năng lực công nghệ, về sự học hỏi công nghệ từ các nhà nghiên cứu Phương Tây.
Những tồn tại trong hệ lý luận về chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp giữa Việt Nam và quốc tế nếu trên, nghiên cứu của Luận án sẽ tập trung làm rõ thêm các vấn đề có tính mới như sau:
Thứ nhất, tiếp cận chính sách sẽ xem xét vai trò can thiệp của nhà nước mang tính định hướng, dẫn dắt các hoạt động phát triển năng lực công nghệ của doanh nghiệp và đặc biệt là phải theo vận hành tổng thể của kinh tế thị trường. Đây có thể không phải là quan điểm mới trong các nghiên cứu quốc tế nhưng ở Việt Nam đến nay chưa có nghiên cứu như vậy đối với nội dung này. Ở chiều ngược lại, tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy tiếp cận chính sách chịu ảnh hưởng của quan điểm kinh tế kế hoạch hóa tập trung nên dẫn đến việc quá coi trọng các can thiệp mang tính trực tiếp của Nhà nước trong khi lại ít quan tâm đến các yếu tố của thị trường. Tiếp cận chính sách trong nghiên cứu này sẽ mang tính cân bằng hơn.
Thứ hai, thay vì nghiên cứu về chính sách khoa học và công nghệ nói chung, nghiên cứu này tập trung vào chính sách công nghệ dựa trên các khía cạnh, vấn đề của phát triển năng lực công nghệ trong khu vực doanh nghiệp. Đây là nội dung nghiên cứu mới, xem xét vấn đề chính sách công nghệ trong doanh nghiệp dựa trên các phân tích, đo lường năng lực công nghệ trong doanh nghiệp để từ đó xem xét, đối chiếu với thực trạng và ảnh hưởng của chính sách nhà nước. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ nhận dạng, phân tích được các vấn đề của chính sách hiện tại, hướng đến được đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển năng lực công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian tới ở Việt Nam.
Thứ ba, để thực hiện được việc phân tích, đo lường năng lực công nghệ của doanh nghiệp có sự gắn kết với hệ thống chính sách của nhà nước, nghiên cứu này sẽ tập trung vào phân tích để có thể đưa ra được khung phân tích chính sách dựa trên năng lực công nghệ của doanh nghiệp bảo đảm có tính logic và khoa học, kế thừa được kinh nghiệm của quốc tế và phù hợp với bối cảnh, điều kiện của Việt Nam.
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP