Chính sách thúc đẩy phát triển năng lực cải tiến – nâng cấp công

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở việt nam (Trang 124 - 125)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.3. Các ảnh hƣởng của chính sách phát triển năng lực công nghệ ở Việt Nam

3.3.2. Chính sách thúc đẩy phát triển năng lực cải tiến – nâng cấp công

nghệ

3.3.2.1. Chính sách hỗ trợ thương mại hóa công nghệ

Mặc dù đã có các quy định chính sách như vậy về thúc đẩy thương mại hóa công nghệ nhưng trong quản lý, điều hành và thực thi chính sách còn những vấn đề như sau:

+ Về cơ chế quản lý các hoạt động nghiên cứu: Bộ KH&CN đã có nhiều văn

bản hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm cấp nhà nước từ khâu xác định nhiệm vụ đến đánh giá, nghiệm thu kết quả. Trong một số văn bản đã xác định yêu cầu cần phải thương mại hoá kết quả, sản phẩm nghiên cứu và đã đặt tiêu chí về "Khả năng thương mại hóa sản phẩm và tác động lâu dài của Dự án sau khi kết thúc"7. Việc quy định tiêu chí này là cần thiết nhưng bộc lộ những bất cập trong quá trình triển khai thực tiễn do có sự không rõ ràng trong phân định tính chất và yêu cầu đối các loại nghiên cứu. Trên thực tế, kết quả của hoạt động nghiên cứu, bao gồm cả sản xuất thử nghiệm mới chỉ dừng ở cấp độ phòng thí nghiệm hoặc thử nghiệm. Nói cách khác, nếu là đề tài nghiên cứu, kết quả tốt nhất có thể đạt được là các sáng chế được cấp bằng bảo hộ, đối với các dự án sản xuất thử nghiệm kết quả đạt được là các mô hình, quy trình, sản phẩm sản xuất ở quy mô phòng thí nghiệm hoặc bán công nghiệp.

Như vậy, tiêu chí về thương mại hoá mới chỉ dừng ở "khả năng hoặc tiềm năng" chưa thể thương mại hoá hay bán được ngay cho đối tượng có nhu cầu sử dụng nếu như không có các hỗ trợ hoặc đầu tư tiếp để hoàn thiện hoặc tích hợp với hệ thống sản xuất đang có của doanh nghiệp.

+ Về cơ chế tài chính: Do sự không phân định rõ tính chất và yêu cầu đối với

từng loại nhiệm vụ KH&CN nên việc hướng dẫn sử dụng kinh phí nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hoá hay ứng dụng vào sản xuất có những điểm chưa hợp lý. Điều này dẫn đến tình trạng, ngân sách chi cho nghiên cứu và thương mại hóa, tức là phải

7

Các tiêu chí cụ thể gồm: Tính xác thực của dự báo nhu cầu, đánh giá khả năng cung ứng trên thị trường đối với sản phẩm tạo ra của Dự án; Tính cụ thể và khả thi của phương án tiêu thụ sản phẩm tạo ra bằng công nghệ của Dự án; Khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm tạo ra bằng công nghệ của Dự án (giá thành, chất lượng,…); Khả năng chuyển giao, nhân rộng kết quả của Dự án, tự tổ chức SX-KD, thành lập doanh nghiệp KHCN

chuyển giao được sản phẩm cho khu vực doanh nghiệp hay đưa vào sản xuất thì hầu hết các nhiệm vụ KH&CN kết thúc ở trạng thái hoàn thành sản phẩm mẫu.

+ Về tổ chức bộ máy: Chủ trương chung của Bộ KH&CN luôn mong muốn phải có sự kế thừa trong các hoạt động nghiên cứu từ cơ bản đến ứng dụng, sản xuất thử nghiệm và cuối cùng là thương mại hoá. Việc dành tỷ trọng tối thiểu 20% trong tổng số các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm cấp nhà nước cho các nhiệm vụ về thương mại hoá được sản phẩm, kết quả nghiên cứu được kế thừa từ các nhiệm vụ giai đoạn trước là thực sự cần thiết và chắc chắn sẽ góp phần quan trọng để nâng cao vị thế của KH&CN, của Bộ KH&CN đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, với phát triển kinh tế. Để thực hiện được chủ trương này, rất cần phải có một cơ quan, đơn vị đầu mối chuyên chăm lo thúc đẩy các dự án thương mại hoá. Trên thực tế, Bộ KH&CN vẫn chưa phân công rõ ràng trách nhiệm này đối với bất kỳ cơ quan nào trực thuộc. Với hành lang chính sách như vậy sẽ không mang đến các tác động tích cực để các doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cải tiến, nâng cấp công nghệ, thiết bị hiện có dựa trên các kênh hỗ trợ từ nhà nước thông qua các tổ chức nghiên cứu hay nhiệm vụ KH&CN.

Bên cạnh đó, hiện nay hành lang chính sách để khuyến khích doanh nghiệp trực tiếp thương mại hóa công nghệ cũng chưa được hoàn thiện. Điều này dẫn đến tình trạng các nỗ lực công nghệ của doanh nghiệp vẫn mang tính đơn lẻ, tự thân như đã có nhận định, đánh giá ở nội dung về năng lực công nghệ của doanh nghiệp ở trên.

3.3.2.2. Chính sách hỗ trợ giải mã, ươm tạo công nghệ

Dù đã có nhiều nỗ lực nhằm thiết chế hóa được hành lang cho hoạt động ươm tạo, giải mã công nghệ, thậm chí trong Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi 2017, nội dung về giải mã công nghệ, ươm tạo công nghệ đã được quy định, làm rõ, nhưng đến nay kết quả thực hiện vẫn còn chưa rõ ràng. Trên thực tế, các nỗ lực ươm tạo, giải mã công nghệ vẫn diễn ra trong khu vực doanh nghiệp hay các tổ chức KH&CN, nhưng cơ bản đây là các nỗ lực tự thân hoặc theo mục đích của từng nhóm nghiên cứu chứ không hoàn toàn bám theo các định hướng chính sách đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở việt nam (Trang 124 - 125)