Nhận dạng các cấp độ năng lực công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở việt nam (Trang 46 - 48)

Các dạng NLCN Đặc điểm

Năng lực khai thác – vận hành  Dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của DN

 Theo tính chất của ngành sản xuất (dựa vào nhà cung cấp và dựa vào quy mô) và khả năng liên kết, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

 Chất lượng nhân lực hiện có

 Quy mô sản xuất

 Khả năng vận hành thiết bị hiện có

 Mạng lưới thông tin – quan hệ sẵn có

Năng lực cải tiến – Nâng cấp nhỏ  Dựa vào tìm kiếm

 Theo tính chất ngành sản xuất (dựa vào quy mô, dựa vào khoa học)

 Khả năng khai thác, tìm kiếm thông tin từ thị trường và đối tác

 Khả năng khai thác kết quả nghiên cứu và tiếp cận được với khu vực nghiên cứu

 Nguồn lực tài chính sẵn có

Năng lực nghiên cứu – sáng tạo  Dựa vào hoạt động nghiên cứu

 Ngành công nghiệp dựa vào khoa học và dựa vào cung cấp chuyên môn hóa cao

 Khả năng phát triển lực lượng nghiên cứu

 Khả năng hợp tác với khu vực nghiên cứu

 Khả năng đầu tư, huy động nhiều nguồn tài chính cho nghiên cứu

Nguồn: Tác giả kế thừa từ Lall [91], Bell và Pavitt [68] 2.1.3.3. Đo lường năng lực công nghệ trong công nghiệp

Để đo lường hoạt động đổi mới công nghệ trong khu vực doanh nghiệp, OECD [102] đã xây dựng bộ cẩm nang hướng dẫn điều tra, thống kê về đổi mới trong khu vực doanh nghiệp. Bộ khuyến nghị này cũng đã được nhiều quốc gia áp dụng. Tuy nhiên, cho đến thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã có những nhận định cho rằng "những chỉ số nêu trên phù hợp hơn đối với các nước phát triển và không thể sử dụng như là các chỉ báo chính xác cho tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển. Logic này đơn giản là vì khi một nước đang ở trên đường “giới hạn năng lực” công nghệ ở một ngành hay nhóm bất kỳ nhất định, thì để có thể thu được những thành quả mới từ công nghệ cần phải tăng đầu tư mới. Tuy nhiên, khi một nước vẫn còn xa mới đến đường giới hạn này thì sẽ dễ dàng, kinh tế và phù hợp hơn với họ nếu chỉ vân dụng và cải tiến các công nghệ sẵn có" [10, tr.5].

Quan điểm này tỏ ra rất phù hợp với thực tiễn ở một nền kinh tế thu nhập bình quân mức trung bình thấp, khi mà nguồn lực đầu tư của xã hội cũng như bản thân các nỗ lực chính sách thúc đẩy phát triển công nghệ cho doanh nghiệp còn nhiều hạn chế thì việc bám theo các chỉ tiêu đo lường theo ngưỡng của OECD là một việc khó khăn và kết quả đo lường chưa hẳn đã phản ánh được thực trạng đang diễn ra.

Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc thực hiện đo lường năng lực công nghệ trong doanh nghiệp công nghiệp cho đến nay chưa được thực hiện một cách đồng bộ và định kỳ ở Việt Nam mà cơ bản được thực hiện phân mảnh theo nhu cầu, mục tiêu của cơ quan chủ trì. Trong số nhiều kết quả khảo sát, điều tra của các tổ chức, cá nhân, có hai nhóm cơ sở dữ liệu liên quan đến nội dung năng lực công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp là:

+ Năm 2012, nhóm nghiên cứu của Viện Quản lý kinh tế trung ương kết hợp với Đại học Copenhagen (Đan Mạch) thực điều tra quy mô 8.000 doanh nghiệp công nghệ (chế tạo, chế biến) để đo lường về năng lực cạnh tranh và công nghệ. Theo nội dung điều tra của phiếu hỏi, các doanh nghiệp đã chia sẻ thông tin về thực trạng công

nghệ và nền tảng công nghệ, các mối quan hệ đầu vào và nhà cung cấp, các mối quan hệ đầu ra và khách hàng, năng lực đổi mới và tổ chức cải tiến công nghệ, đối thủ cạnh tranh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Với nền tảng số liệu điều tra như vậy, nghiên cứu này sẽ khai thác, phân tách dữ liệu để phục vụ cho việc nhận dạng thực trạng năng lực công nghệ của doanh nghiệp ở cấp độ nâng cấp – cải tiến và cấp độ nghiên cứu – sáng tạo công nghệ mới.

+ Năm 2016, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiến hành điều tra 10 ngành sản xuất (trong đó có 07 ngành thuộc chế tạo, chế biến) với quy mô 1.500 doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến năng lực sử dụng và khai thác công nghệ trong doanh nghiệp.

Việc khai thác số liệu từ hai cuộc điều tra có quy mô và nhóm đối tượng doanh nghiệp dù khác nhau về mức độ nhưng có thể thấy số lượng mẫu và ngành thuộc lĩnh vực chế tạo, chế biến là đủ lớn để đại diện nên có thể khai thác và sử dụng trong nghiên cứu này phục vụ đo lường năng lực công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp.

Tóm lại, các số liệu điều tra doanh nghiệp từ các nghiên cứu trên sẽ được sử dụng để đo lường năng lực theo cấu trúc như bảng 2.5 dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)