CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
3.1. Chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở Việt Nam
3.1.8.2. Chính sách đối với nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai để phát triển
năng lực nghiên cứu trong nước
Các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước được thiết kế theo nhóm các chương trình KH&CN cấp Nhà nước để phục vụ các lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau. Bên cạnh chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, Bộ đã xây dựng và triển khai hệ thống các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước (KC, KX), các Chương trình KH&CN quốc gia.
Cơ chế quản lý và phương thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN được thực hiện công khai và dưới nhiều hình thức khác nhau. Cơ chế tuyển chọn nhiệm vụ đã được áp dụng phổ biến từ năm 2000 đến nay. Cơ chế đặt hàng được quan tâm, nhiều đề tài nghiên cứu đã được các bộ ngành và doanh nghiệp đặt hàng nên sau khi có kết quả đã được đón nhận vào sản xuất và đời sống.
Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý các nhiệm vụ, chương trình KH&CN trọng điểm, cấp quốc gia, Văn phòng các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước, Văn phòng Chương trình KH&CN quốc gia được thành lập. Việc hình thành các Văn phòng chuyên trách quản lý và hỗ trợ các chương trình KH&CN trọng điểm không chỉ bảo đảm sự thống nhất trong quản lý các nhiệm vụ KH&CN mà còn thể hiện chủ trương quản lý tập trung nguồn kinh phí của nhà nước dành cho các nhiệm vụ trọng điểm.Ngoài ra, xét trên phương diện cải cách hành chính, việc thành lập các Văn phòng chương trình thể hiện nỗ lực tách bạch các hoạt động mang tính sự nghiệp ra khỏi cơ quan hành chính quản lý Nhà nước đối với hoạt động quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu nói chung.
Việc tuyển chọn các nhiệm vụ KH&CN được thực hiện rộng rãi hơn,theo cơ chế cạnh tranh. Chính việc áp dụng rộng rãi cơ chế cạnh tranh trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN đã tạo áp lực tích cực thúc đẩy các tổ chức KH&CN nâng cao
năng lực và hiệu quả, giảm sức ì trong hoạt động. Đây cũng là một giải pháp có tác động tích cực, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi phương thức hoạt động cuả các tổ chức KH&CN theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
ước tiến đổi mới mang tính đột phá trong việc tổ chức quản lý các nhiệm vụ KH&CN là sự phân tách loại hình nghiên cứu và kênh hỗ trợ để quản lý. Theo đó, các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sẽ nhận được hỗ trợ tài chính từ Quỹ phát triển KH&CN quốc gia. Các nhiệm vụ đăng ký thực hiện thông qua Quỹ này được triển khai theo quy chế quản lý và cơ chế tài chính riêng, hoàn toàn đổi mới để phù hợp với đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học và các chuẩn mực quốc tế.
Về cơ bản, nhà nước đã thiết lập hệ thống chính sách khá đồng bộ liên quan đến quản lý tài chính, quản lý nhân lực, quản lý tổ chức và quản lý nhiệm vụ KH&CN . Các quy định quản lý này đã bắt đầu có tác dụng khi đơn giản hóa dần các thủ tục để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách, các tổ chức KH&CN hướng đến sự tự chủ và tương tác, hợp tác hơn với khu vực doanh nghiệp, nhân lực KH&CN có quyền được tham gia vào các hoạt động KH&CN của doanh nghiệp,...