Chính sách đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở việt nam (Trang 96 - 99)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.1. Chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở Việt Nam

3.1.8.3. Chính sách đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Các tổ chức khoa học và công nghệ công lập trước đây được coi là một loại hình tổ chức hành chính sự nghiệp nhà nước, chịu sự điều chỉnh của các quy định đối với tổ chức hành chính. Đây là lý do quan trọng làm suy giảm năng lực nghiên cứu và đặc biệt là sự tự chủ, linh hoạt của các tổ chức khoa học và công nghệ khi có đủ điều kiện kết nối, hợp tác với các doanh nghiệp hoặc tự lực phát triển các sản phẩm đưa ra ngoài thị trường. Dù cũng đã có những nỗ lực chính sách trong suốt những năm 1990 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức khoa học và công nghệ4, nhưng phải tới năm 2005, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập mới thực sự mang đến một hành lang thông thoáng và linh hoạt cho các hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức nghiên cứu. Các quy định của Nghị định này đã mở ra cơ hội để các tổ chức khoa học và công nghệ thực sự có năng lực, trình độ có thể phát triển mạnh hơn nhờ có được các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp hoặc chủ động chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ với nhiều ưu đãi, hỗ trợ về thuế, tín dụng.

4

Nghị định 35/HĐ T năm 1992 về công tác quản lý khoa học và cồng nghệ đã có những quy định thông thoáng hơn về hoạt động khoa học và công nghệ của các tổ chức nghiên cứu.

Đồng thời với việc thiết kế hành lang chính sách để thúc đẩy tự chủ cho tổ chức nghiên cứu công lập, các chính sách sau cũng được ban hành để thực hiện:

+ Chuyển các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Khi chuyển sang cơ chế doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN có chức năng thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định pháp luật khác có liên quan; tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm mới, dịch vụ khoa học công nghệ dựa trên kết quả nghiên cứu - triển khai theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt về quản lý tài sản và tài chính, các tổ chức hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp được: nhà nước giao quyền sử dụng và quản lý toàn bộ tài sản cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ chuyển đổi từ các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ theo quy định hiện hành của pháp luật về giao tài sản cho doanh nghiệp nhà nước; hỗ trợ một phần quỹ lương và hoạt động bộ máy trong 3 năm kể từ khi có quyết định chuyển đổi; hỗ trợ một phần vốn cố định và lưu động khi thành lập các công ty sản xuất - kinh doanh trực thuộc.

+ Thực hiện đánh giá định kỳ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ sử

dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước : Nhà nước quy định chế độ tự đánh giá và bên

ngoài đánh giá định kỳ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước theo các tiêu chuẩn phù hợp với chuẩn mực quốc tế để nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đầu tư.

+ Phát huy chức năng và nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và công nghệ

của các trường đại học: Nhà nước tăng đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ cho

các trường đại học; Xây dựng cơ chế liên kết giữa trường đại học và tổ chức nghiên cứu - triển khai; Đẩy mạnh liên kết giữa trường đại học đối với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp: các trường đại học thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước và ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ, chuyển giao kết quả nghiên cứu với các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các trường đại học công nghệ thực hiện nhiệm vụ ươm tạo công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khoa học và công nghệ để sớm hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.

3.1.8.4. Chính sách sử dụng, trọng dụng nhân lực KH&CN

Trong một thời gian dài, chính sách sử dụng, trọng dụng nhân lực KH&CN luôn chỉ dừng ở mức các quan điểm chỉ đạo chung của Đảng mà chưa được thể chế hóa cụ thể bằng pháp luật của Nhà nước dẫn tới thực tế chưa có chính sách hiệu quả để phát huy năng lực của nguồn nhân lực KH&CN trong nước và thu hút, trọng dụng cán bộ khoa học giỏi là người Việt Nam ở nước ngoài, nghiên cứu sinh Việt Nam học tập ở nước ngoài về làm việc cho các cơ sở KH&CN.

Để khắc phục tình trạng đó, Luật KH&CN năm 2013 đã lần đầu tiên dành riêng một chế định quy định về chính sách đối với cá nhân hoạt động KH&CN, theo đó nhấn mạnh trách nhiệm của Nhà nước trong đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài KH&CN; các ưu đãi trong tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ; trọng dụng cán bộ KH&CN tài năng, đặc biệt là 3 nhóm nhân lực trình độ cao là các nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng, nhà khoa học trẻ tài năng; thu hút nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài. Theo đó:

Người có học vị tiến sĩ hoặc có công trình nghiên cứu KH&CN xuất sắc hoặc

được giải thưởng cao về KH&CN được xét công nhận, bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không phụ thuộc vào năm công tác. Đồng thời người được bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ: Được xếp vào vị trí việc làm và hưởng mức lương, phụ cấp phù hợp với chuyên môn và năng lực trong tổ chức KH&CN công lập; hưởng ưu đãi về thuế; tạo điều kiện làm việc thuận lợi cao hơn mức quy định cho cán bộ, công chức nhà nước; miễn trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN do khách quan. Người có học vị tiến sĩ hoặc có công trình nghiên cứu KH&CN xuất sắc hoặc được giải thưởng cao về KH&CN được xét công nhận, bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không phụ thuộc vào năm công tác.

Nhà khoa học đầu ngành: Được ưu tiên giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN quan trọng; thành lập nhóm nghiên cứu xuất sắc, được hỗ trợ kinh phí cho nhóm; ưu tiên giao nhiệm vụ phản biện độc lập đối với nhiệm vụ KH&CN các cấp; hưởng mức phụ cấp ưu đãi đặc biệt; được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị/hội thảo khoa học trong nước/quốc tế.

Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng:Hưởng lương và phụ cấp ưu đãi đặc biệt; nhà ở công vụ, phương tiện đi lại trong thời gian thực hiện nhiệm vụ; đề xuất điều động nhân lực KH&CN, kinh phí thực hiện nhiệm vụ; thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài; mua sáng chế, thiết kế, bí quyết công nghệ trong phạm vi dự toán kinh phí được giao; tự quyết định và được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị/hội thảo khoa học trong nước/quốc tế; toàn quyền quyết định việc tổ chức nhiệm vụ được giao.

Nhà khoa học trẻ tài năng: Được ưu tiên xét cấp học bổng trong nước, ngoài nước; thành lập nhóm nghiên cứu xuất sắc và được cấp/hỗ trợ kinh phí cho nhóm; được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN tiềm năng, ưu tiên chủ trì, tham gia nhiệm vụ KH&CN khác; hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị/hội thảo trong nước, quốc tế.

Nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài: Được bổ nhiệm, thuê đảm nhiệm chức

danh lãnh đạo tổ chức KH&CN; chủ trì nhiệm vụ KH&CN các cấp; xét công nhận, bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ; hưởng lương chuyên gia theo quy định của Chính phủ và ưu đãi theo hợp đồng; ưu đãi xuất nhập cảnh, cư trú, nhà ở và ưu đãi khác.

Chuyên gia nước ngoài: Được thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN; chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN ; ưu đãi xuất nhập cảnh, cư trú, nhà ở; hưởng lương chuyên gia theo quy định của Chính phủ và ưu đãi theo hợp đồng; được vinh danh, khen thưởng, tặng giải thưởng về KH&CN của Việt Nam (Điều 24 Luật KH&CN 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở việt nam (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)