Phương thức ở các quốc gia đang học hỏi công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở việt nam (Trang 67 - 70)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2.2. Phương thức ở các quốc gia đang học hỏi công nghệ

Quá trình phát triển công nghệ của nước đang học hỏi công nghệ nhiều điểm khác biệt với các nước phát triển. Trên cơ sở của nghiên cứu trong một số ngành công nghiệp khác nhau ở Hàn Quốc, Kim [80, 81] đã phát triển mô hình ba giai đoạn: tiếp thu, đồng hóa và cải tiến để mở rộng mô hình Abernathy-Utterback.

Đổi mới sản phẩm Đổi mới quy trình

Mức độ đổi mới

Theo Kim [87], trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, các nước đang học hỏi công nghệ đã tiếp thu công nghệ nước ngoài từ những nước công nghiệp phát triển. Do không có khả năng xây dựng hoạt động sản xuất ở trong nước nên các doanh nghiệp thực hiện quá trình sản xuất bằng việc tiếp nhận công nghệ sản xuất trọn gói của nước ngoài, nghĩa là bao gồm quá trình lắp đặt, thiết kế kỹ thuật sản phẩm, bí quyết sản xuất, nhân viên kỹ thuật và các linh kiện, chi tiết.

Sản xuất trong giai đoạn này chỉ đơn thuần là hoạt động lắp đặt những thứ nhập khẩu từ nước ngoài, để sản xuất những sản phẩm khá tiêu chuẩn và không có tính chuyên biệt hóa. Giá nhân công thấp, không nhiều áp lực về chi phí trong một thị trường an toàn nên việc vận hành sản xuất gần như là không có nhiều hiệu quả. Hoạt động liên quan đến công nghệ trong lúc này là vận hành thông suốt các công nghệ được chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để sản xuất sản phẩm đã có thị trường, được kiếm chứng và công nhận. Để đạt được mục đích này, nỗ lực cần tập trung duy nhất là thiết kế kỹ thuật (Engineering - E). Hỗ trợ kỹ thuật nước ngoài có vai trò quan trọng nhất trong việc phát hiện, sửa chữa những lỗi phát sinh trong giai đoạn lắp đặt ban đầu, nhưng vai trò của nó cũng giảm sút nhanh chóng khi các kỹ sư trong nước có được kinh nghiệm sản xuất và thiết kế. Khi quá trình lắp đặt hoàn thành, công nghệ sản xuất và thiết kế sẽ nhanh chóng được phổ biến trong nước. Các doanh nghiệp xuất hiện về sau sẽ có được công nghệ bằng việc lấy kinh nghiệm và nhân sự từ những người đi trước. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mới ngày càng gia tăng đã thúc đẩy phát triển công nghệ trong nước kết hợp với sự đồng hóa công nghệ nước ngoài để sản xuất ra sản phẩm có tính chuyên biệt hóa. Những nỗ lực liên quan đến công nghệ lúc này tập trung vào khâu thiết kế kỹ thuật và triển khai thử nghiệm (D&E) hơn là khâu nghiên cứu (R).Với việc đồng hóa công nghệ nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước có khả năng phát triển những sản phẩm liên quan bằng tri thức về giải mã ngược công nghệ mà không cần chuyển giao trực tiếp công nghệ nước ngoài. Việc gắn kết đồng thời giữa đồng hóa công nghệ sản xuất đại trà, đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao trình độ nhân lực khoa học và kỹ thuật nội tại sẽ dẫn đến những thay đổi, cải tiến từng bước về năng lực và trình độ công nghệ (quốc gia).

Gắn kết lộ trình phát triển năng lực công nghệ của Abernathy và Utterback với các phân tích về bối cảnh thực tiễn của các nước đang phát triển, Kim [86, 88] nhận định rằng việc phát triển năng lực công nghệ của các nước đang học hỏi công nghệ để

bắt kịp các nước đi trước không chỉ diễn ra ở giai đoạn khi công nghệ đã chín muồi (trưởng thành) mà còn ở giai đoạn chưa ổn định hay chuyển tiếp, khi công nghệ mới hình thành hay đang phát triển.

Hình 2.4: Sự gắn kết của hai quỹ đạo công nghệ

Nguồn: Kim. [81, pp.89]

Hình 2.4 đã minh họa, các doanh nghiệp ở các nước đang học hỏi công nghệ đã thành công trong việc tiếp thu, đồng hóa và đôi khi còn cải thiện nâng cao công nghệ

Đổi mới quy trình Đổi mới sản phẩm Mức độ đổi mới Các nước công nghiệp phát triển Các nước học hỏi công nghệ Năng lực công nghệ Chuyển giao công nghệ Chuyển giao công nghệ Chuyển giao công nghệ Cải thiện Đồng hóa Tiếp nhận Chuyên biệt (Hoàn thiện)

Giai đoạn đầu

(Tức thời) Chuyển giao (Định hình) Đồng hóa Cải thiện Phát triển công nghệ mới Tiếp nhận Thời gian

nước ngoài, thường có hướng đến việc lặp lại các quá trình nhưng ở trình độ công nghệ cao hơn trong giai đoạn chuyển đổi ở các nước phát triển.

Nhiều ngành công nghiệp ở những nước như Đài Loan, Hàn Quốc đã đạt đến giai đoạn này. Nếu thành công, cuối cùng họ cũng có thể tích lũy NLCN trong nước để tạo ra công nghệ mới và thách thức các doanh nghiệp nước ngoài. Kim [80, pp.90] cho rằng “Khi một số lượng đáng kể các ngành công nghiệp đạt tới giai đoạn này, quốc gia này đạt đến trạng thái của một nước phát triển”.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở việt nam (Trang 67 - 70)