Chính sách phát triển thị trường công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở việt nam (Trang 84 - 86)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.1. Chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở Việt Nam

3.1.2. Chính sách phát triển thị trường công nghệ

Theo khung khổ pháp lý chung cho hoạt động KH&CN và hoạt động chuyển giao công nghệ, hành lang chính sách cho phát triển thị trường công nghệ cũng được xác định. Theo đó, năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2005 phê duyệt Đề án phát triển thị trường công nghệ với mục tiêu xây dựng và hoàn thiện các thể chế cơ bản của thị trường công nghệ, môi trường cạnh tranh lành mạnh; Thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững; và Tăng nhanh số lượng và chất lượng các giao dịch mua bán công nghệ; phấn đấu mức tăng trưởng giá trị giao dịch mua bán công nghệ đạt bình quân 10% mỗi năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Đến năm 2013, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt Chương trình phát triển thị trường KH&CN giai đoạn đến năm 2020 (Quyết định số 2075/QĐ-TTg) với các mục tiêu: Tăng giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ trên thị trường hằng năm bình quân không dưới 15%, không dưới 20% đối với một số công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển; Tỷ trọng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ (giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật) trong tổng giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường khoa học và công nghệ đạt không dưới 10%

vào năm 2015 và không dưới 20% vào năm 2020; Đến năm 2020: Thiết lập mạng lưới sàn giao dịch công nghệ kèm theo: hệ thống tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ hỗ trợ, trọng tâm là thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Thực hiện chính sách phát triển thị trường công nghệ, nhiều hoạt động xúc tiến phát triển thị trường công nghệ đã được triển khai, điển hình là chợ công nghệ và thiết bị (Techmart), kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo) đã tạo môi trường gắn kết nhà khoa học, nhà quản lý với nhà sản xuất, kinh doanh, được xã hội đánh giá là một trong những hình thức hoạt động có hiệu quả để thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN. Tổng giá trị giao dịch công nghệ giai đoạn 2011-2015 đạt hơn 13.700 tỷ đồng, tăng 3 lần so với giai đoạn 5 năm trước [13].

Cùng với hoạt động xúc tiến phát triển thị trường, mạng lưới các tổ chức trung gian của thị trường công nghệ được tăng cường,hoạt động của thị trường ngày càng sôi động với các chợ công nghệ và thiết bị quốc gia và quốc tế, sàn giao dịch công nghệ (kể cả sàn giao dịch điện tử), hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ ở các địa phương và vai trò gia tăng của các trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ ở 63 tỉnh, thành. Hiện cả nước có 8 sàn giao dịch công nghệ (tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình, Nghệ An), khoảng 50 vườn ươm công nghệ và doanh nghiệp KH&CN, 07 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, trong đó 06 tổ chức thuộc tư nhân hoặc khu vực nước ngoài và 01 tổ chức khu vực công (Vietnam Silicon Valley), 20 khu làm việc chung (co-working space).

Các loại hình tổ chức trung gian khác như các tổ chức xúc tiến chuyển giao công nghệ, trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo, v.v. đang trong giai đoạn nghiên cứu thành lập, ưu tiên tại các trường đại học theo mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo của các trường đại học hàng đầu trên thế giới, đặc biệt hướng tập trung vào hỗ trợ ươm tạo ý tưởng công nghệ của các nhà khoa học trẻ, sinh viên năm cuối, kết nối tìm kiếm các nguồn đầu tư từ các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học có khối ngành kỹ thuật, kết nối mua bán doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Bên cạnh đó, hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ đã bắt đầu được triển khai thực hiện, tập trung cơ bản ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo 03 mô hình là trực thuộc khu công nghệ cao, trường đại học và doanh nghiệp. Thống kê gần

đây của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN (NATEC) [13] đã xác định có khoảng 14 cơ sơ ươm tạo. ước đầu, những cơ sở ươm tạo này đã có sự phát triển, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế. Chẳng hạn như Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp phần mềm Quang Trung (S I), một trong số các ươm tạo đang hoạt động hiệu quả đã có doanh số tăng nhanh từ gần 350 triệu đồng năm 2008 lên hơn 2 tỷ đồng năm 2012. Một số sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp thuộc S I đang được đánh giá cao như: phần mềm quản lý ô tô, phần mềm Smart-SMS, phần mềm E-branding, E-learning, phần mềm quản lý chuỗi shop thời trang...

Như vậy, những nỗ lực trong hoạch định chính sách thúc đẩy phát triển thị trường đã mang đến những thành quả ghi nhận ban đầu với việc gia tăng giao dịch liên quan đến công nghệ giữa doanh nghiệp và các bên cung cấp công nghệ ở trong nước và nước ngoài, thúc đẩy được các tổ chức trung gian mang tính chất môi giới, hỗ trợ chuyển giao cũng như hình thành được các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)