Chính sách phát triển năng lực công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở việt nam (Trang 50 - 51)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Hệ khái niệm công cụ

2.1.4.2. Chính sách phát triển năng lực công nghệ

Quan điểm cần phải thiết lập các cơ chế can thiệp chính sách để phát triển năng lực công nghệ được sự thừa nhận từ các nhà kinh tế học theo trường phái kinh tế học tiến hóa (hay kinh tế học thể chế). Sự thừa nhận này xuất phát từ nhận định về một nền kinh tế thị trường luôn vận hành không hoàn hảo, do sự bất đối xứng về thông tin thị trường, tri thức công nghệ,... dẫn đến làm phát sinh các chi phí giao dịch lớn. Theo đó, một mặt các doanh nghiệp sẽ phải chủ động tìm kiếm phương cách để có thể tích lũy, học hỏi các tri thức về công nghệ, kinh doanh, mặt khác có nhiều khía cạnh bản thân doanh nghiệp không thể tự thân phát triển được năng lực công nghệ một cách chủ đích và thuận lợi nếu không có sự can thiệp, hỗ trợ từ phía nhà nước.

Theo quan điểm tiếp cận này, đã có những nghiên cứu đưa ra định nghĩa về chính sách phát triển năng lực công nghệ (hay còn gọi là chính sách công nghệ).

Sharif [107, pp.171] định nghĩa “chính sách phát triển công nghệ là văn bản chính sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để hướng dẫn, thúc đẩy và quy định sự tạo ra, tiếp nhận, phát triển và triển khai công nghệ, khoa học về công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề của quốc gia hoặc các mục tiêu quốc gia được đặt ra trong kế hoạch hay chiến lược phát triển.”

Theo Branscomb (trích từ Wikipedia), chính sách công nghệ liên quan đến "các công cụ, biện pháp công để thúc đẩy phát triển các năng lực (về công nghệ) vàtối ưu hóa việc sử dụng các năng lực đó nhằm phục vụ các mục tiêu và lợi ích quốc gia".

Borris và Stowsky (trích từ Wikipedia) và UNCTAD [113] cho rằng chính sách công nghệ chính là một loại hình của “chính sách công nghiệp” hoặc là một bộ phận của chính sách công nghiệp quốc gia.

Từ những hiểu biết như vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu này có thể nhận dạng chính sách phát triển năng lực công nghệ như sau:

i) là các nỗ lực, biện pháp có chủ đích của chính phủ, được thể hiện dưới các văn bản chính sách công (public policy);

ii) tập trung vào các nội dung (trực tiếp hoặc gián tiếp), đối tượng (tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp) và các điều kiện (nguồn lực, thể chế,...) nhằm nâng cao được năng lực công nghệ của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hoặc của quốc gia;

iii) định hướng chính của các chính sách phát triển năng lực công nghệ là nhằm vào các mục tiêu phát triển công nghiệp thông qua các ưu tiên công nghiệp quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở việt nam (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)