Phương thức ở các quốc gia phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở việt nam (Trang 65 - 67)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Hệ khái niệm công cụ

2.2.1. Phương thức ở các quốc gia phát triển

Nghiên cứu của Abernathy và Utterback [64] về các mẫu hình của đổi mới công nghiệp đã cho rằng các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp ở nước phát triển bước đi trên một quỹ đạo công nghệ được tạo ra bởi 3 giai đoạn – Bắt đầu, chuyển giao và chuyên biệt2(Hình 2.3). Mặc dù mô hình được đơn giản hóa để phù hợp với các dạng thay đổi công nghệ khác nhau ở các lĩnh vực công nghiệp khác nhau nhưng nó vẫn tạo ra một khuôn khổ hữu ích giúp hiểu được những thay đổi công nghệ ở các nước phát triển.Theo mô hình này, các doanh nghiệp có công nghệ mới đưa ra một mẫu sản phẩm với công nghệ được đổi mới nhưng ở trạng thái chưa ổn định, dù là có thể đây là sản phẩm có độ đổi mới rất cơ bản. Yếu tố công nghệ trong sản phẩm mới thường thô, tốn kém và không đáng tin cậy nhưng nó có những chức năng có thể thỏa mãn một số phân khúc thị trường. Ở giai đoạn này, các doanh nhân bắt đầu hình thành các doanh nghiệp nhỏ và các đơn vị liên doanh mới trong các doanh nghiệp hiện

có để cạnh tranh nhau trong đổi mới sản phẩm dựa trên cơ sở năng lực của mỗi doanh nghiệp.

Nguy cơ thất bại cao nhất cũng chính ở giai đoạn này. Sản phẩm và thị trường thay đổi thường xuyên chính vì vậy mà hệ thống sản xuất vẫn còn chưa ổn định và tổ chức cần linh hoạt để đáp ứng nhanh chóng hiệu quả với những thay đổi trong thị trường công nghệ. Đặc điểm này là những đặc điểm điển hình của những năm đầu trong lịch sử ngành công nghiệp hiện nay và các ngành công nghiệp mới cũng sẽ tiếp tục có chung sự năng động, linh hoạt này.

Khi thị trường trở nên dễ nắm bắt và các công nghệ sản phẩm khác (là đối thủ cạnh tranh) được tích hợp hoặc mất đi, sự chuyển đổi sẽ bắt đầu hướng trọng tâm vào việc thiết kế sản phẩm có ưu thế hơn và các phương pháp sản xuất hàng loạt kèm theo, nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh về giá và hiệu năng sản phẩm. Cuộc cạnh tranh về giá đã tạo ra những thay đổi cơ bản trong sản xuất, điều này giúp giảm giá thành sản phẩm.

Do ngành công nghiệp và thị trường của sản phẩm ngày càng chín muồi

(trưởng thành) sự cạnh tranh giá cả ngày càng gia tăng, quá trình sản xuất cần được

tự động hóa, hệ thống hóa, tích hợp cụ thể và chắc chắn hơn để tạo ra những sản phẩm tiêu chuẩn cao. Quá trình đổi mới sẽ chuyển sang các cải tiến từng phần (hay cải tiến tiệm tiến) để tìm kiếm sự hoàn thiện hơn.

Khi ngành công nghiệp đi đến giai đoạn này, các doanh nghiệp có khả năng thực hiện nghiên cứu và triển khai hướng đến đổi mới cơ bản kém sẽ càng ngày càng dễ bị ảnh hưởng trong bối cảnh cạnh tranh. Sẽ xuất hiện thêm các doanh nghiệp mới và họ tạo ra những sản phẩm có đổi mới cơ bản, từ đó ngành công nghiệp lại một lần nữa sôi động trở lại. Thường thì đây sẽ là những đổi mới được xuất hiện ở những nơi có những doanh nghiệp mới gia nhập ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp khá thành công trong việc gia tăng tuổi thọ của sản phẩm trong giai đoạn này với một loạt những thay đổi đột phá để tạo ra những giá trị mới. Giai đoạn tiếp theo giai đoạn này, các ngành công nghiệp sẽ di chuyển đến các quốc gia đang học hỏi công nghệ do ở đây chi phí sản xuất thấp hơn. Hầu hết các thành phần sản xuất truyền thống ở các nước phát triển bị mất đi khả năng cạnh tranh so với ở các nước đang học hỏi công nghệ trong giai đoạn này.

Hình 2.3: Quỹ đạo phát triển năng lực công nghệ ở các nƣớc phát triển

Bắt đầu Chuyển giao Chuyên biệt

Cạnh tranh dựa vào Tính năng/chức năng

của sản phẩm mới(với nền tảng công nghệ mới) Các dòng sản phẩm(dựa trên nền tảng công nghệ từ giai đoạn bắt đầu)

Giảm giá

Đổi mới đƣợc dựa trên

Thông tin về nhu cầu và các thông số kỹ thuật đầu vào từ người sử dụng/khách hàng

Dựa trên nâng cao năng lực công nghệ nội tại

Sức ép phải giảm giá và cải thiện chất lượng

Loại hình đổi mới chính

Thay đổi lớn về sản phẩm

Thay đổi quy trình liên quan đến các dòng sản phẩm liên quan

Đổi mới tiệm tiến về sản phẩm và quy trình hướng vào cải thiện chất lượng và năng suất.

Quá trình sản xuất Linh hoạt, không đầy

đủ và hoàn chỉnh; các thay đổi lớn dễ dàng được thực hiện

Trở nên chặt chẽ hơn, các thay đổi (nếu có) chỉ xuất hiện trong các khâu chính yếu

Hiệu quả, hiệu suất, thâm dụng vốn và chặt chẽ hơn; chi phí để thay đổi cao.

Nhà máy Quy mô nhỏ, đặt ở

nơi gần người sử dụng và nguồn cung cấp công nghệ Ở cấp độ đa mục đích và có những bộ phận chuyên môn sâu. Quy mô lớn, mức độ chuyên môn hóa và cụ thể hóa cao đối với sản phẩm

Nguồn: Abernathy và Utterback [64, pp.2].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở việt nam (Trang 65 - 67)