Chƣơng 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
4.4. GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI ANH
hành theo cách cũ. Chính vì vậy, ly khai EU có lẽ trong 10-20 năm nữa vẫn chỉ là trên giấy tờ. Ngƣời Anh và dân cƣ EU có quá nhiều điểm chung để chia sẻ từ trong lịch sử nên sự ly khai về văn hóa xã hội cịn rất lâu mới thực sự diễn ra. Với đặc trƣng là một đất nƣớc dân chủ nhƣ Anh, các chính sách đối ngoại đối với EU của nƣớc Anh về vấn đề văn hóa xã hội hậu Brexit chắc chắn phải tính đến yếu tố “lịng dân”, và vì thế những hoạch định mới sẽ chƣa thể xa rời hoặc tách biệt quá mức các chính sách văn hóa xã hội tƣơng ứng tại châu Âu.
4.4. GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI ANH VÀ EU VÀ EU
4.4.1. Gợi ý chính sách cho Việt Nam trong quan hệ với Anh
Cả Anh và EU đều là những đối tác chiến lƣợc quan trọng đối với Việt nam. Là một cƣờng quốc kinh tế tại châu Âu, Anh từng viện trợ phát triển cho Việt Nam trong 10 năm liên tục, và đến năm 2016 mới chấm dứt chƣơng trình này, với lý do Việt Nam hiện nay đã thoát ra khỏi thành phần các nƣớc đói nghèo của thế giới. Năm 2008, khi Thủ tƣớng Phan Văn Khải của Việt Nam sang thăm nƣớc Anh, Việt Nam ngay sau đó đã chấp nhận cho các ngân hàng của Anh là HSBC và Standard Chartered đƣợc phép hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù đã thiết lập quan hệ song phƣơng từ năm 1972, hợp tác phát triển giữa Việt Nam với nƣớc Anh chỉ thực sự khởi sắc khi Phó thủ tƣớng kiêm Bộ
trƣởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm ký Tuyên bố Đối tác Chiến lƣợc Việt Nam - Vƣơng quốc Anh với Ngoại trƣởng William Hague vào ngày 8-9-2010. Năm 2014, Thủ tƣớng Tony Blair sang thăm Việt Nam lần thứ tƣ và chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngồi, phát triển mơ hình đối tác cơng - tƣ. Năm 2015, gần hai tháng sau khi tiếp tục thắng cử nhiệm kỳ thứ hai làm Thủ tƣớng nƣớc Anh, ông David Cameron đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 29&30-7-2015. Tính đến hết tháng quý I năm 2017, Anh quốc vẫn là một trong những nƣớc dẫn đầu về đầu tƣ vào Việt nam trong EU. Cụ thể là, Anh hiện đang đầu tƣ 3,7 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam, chiếm 17,6% tổng số vốn đầu tƣ của EU tại Việt Nam, chỉ sau Hà Lan trong Liên minh với 7,6 tỷ [8]. Sở hữu các thế mạnh không giống nhau (Việt Nam mạnh về nông nghiệp và các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng nhƣ may mặc, giày dép v.v.. trong khi Anh mạnh về đầu tƣ và dịch vụ tài chính, giáo dục và cơng nghiệp nặng) nên sau Brexit, khi thị trƣờng và đối tác truyền thống EU của Anh suy yếu và giảm dần độ ảnh hƣởng đối với kinh tế Anh, Việt Nam có cơ hội hợp tác đa dạng và hiệu quả hơn với nƣớc Anh.
Trong thời gian tới, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy hải sản và các sản phẩm giày dép, may mặc truyền thống vào nƣớc này. Trƣớc đây, Việt Nam chỉ có ƣu thế tại thị trƣờng Châu Âu và Anh ở các mặt hàng may mặc hoặc da giày. Hiện nay, với sự ứng dụng công nghệ hiện đại trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thủy hải sản và rau củ quả, nông sản và các sản phẩm ngƣ nghiệp của Việt Nam hồn tồn có đủ điều kiện xuất sang các thị trƣờng nƣớc Anh, nhất là các loại thực phẩm, gia vị đặc trƣng của Việt Nam mà Anh khơng có. Thứ hai, với lợi thế là đất nƣớc có nhiều phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đẹp mắt, và một nền văn hóa lâu đời có nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc, rất độc đáo với ngƣời dân Anh, Việt nam nên quảng bá cho hình ảnh đất nƣớc nhiều hơn nữa tại Anh, nhằm thu hút một lƣợng lớn du khách của quốc gia này tới Việt Nam. Thứ ba, hiện nay thị trƣờng xuất
khẩu lao động của Việt Nam sang các nƣớc khác đang gặp khó khăn về mặt đầu ra. Lao động ở các nƣớc khác cùng khu vực Đông Nam Á nhƣ Indonesia, Malaysia, Philippines đang cạnh tranh ngày càng tăng với lao động nƣớc ta về nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có chun mơn, kỹ năng và thái độ tốt. Mặt khác, thị trƣờng xuất khẩu lao động truyền thống của Việt Nam nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan… hiện đang trong giai đoạn sắp xếp lại hoặc đã bão hịa. Vì thế, ngành xuất khẩu lao động Việt Nam nên tìm thêm các hƣớng đi khác nhƣ tiếp cận thị trƣờng nƣớc Anh. Dù thị trƣờng này địi hỏi lao động có năng lực và sức khỏe tốt nhƣng mức lƣơng lại rất cạnh tranh. Chúng ta nên xây dựng lộ trình tiếp cận những nền kinh tế lớn nhƣ thế này một cách cẩn thận, bắt đầu bằng việc thăm dò các đòi hỏi của thị trƣờng, huấn luyện và đào tạo các lớp ngƣời lao động mẫu để chuyển giao sang nƣớc bạn trƣớc. Việc hợp tác sâu rộng hơn có thể ấn định trong những giai đoạn sau, khi Anh đã coi trọng và tín nhiệm lao động Việt Nam.
Việt Nam hồn tồn có thể tranh thủ các thế mạnh và vị thế chính trị đáng nể trọng của nƣớc Anh trên chính trƣờng thế giới để góp thêm tiếng nói cho các chính sách đối ngoại của nƣớc mình vận hành hiệu quả hơn. Về các thế mạnh của Anh trong lĩnh vực giáo dục, y tế, Việt Nam có thể cử thêm các chuyên gia và nghiên cứu viên sang Anh học tập, nhất là các lĩnh vực Anh có uy tín nhƣ điều hành nhà nƣớc và chính phủ, nghiệp vụ và quản lý ngân hàng, quản lý thị trƣờng vốn và thị trƣờng chứng khoán, sản xuất dƣợc phẩm, v.v… Về chính trị ngoại giao, Việt Nam có thể tiến hành vận động cho các chính sách đối ngoại của mình bằng các biện pháp mềm mỏng, xin tƣ vấn và gợi ý trợ giúp của Anh trong những lĩnh vực hoặc sự kiện nƣớc này quan tâm. Hiện nay, Việt Nam có thuận lợi khi tiếp cận nƣớc Anh vì Anh đã và đang ngày càng coi trọng Việt Nam khi tìm kiếm các đối tác thay thế EU đang suy yếu và nối dài phạm vi ảnh hƣởng của mình ra khỏi những khu vực truyền thống nhƣ châu Âu.
4.4.2. Gợi ý chính sách cho Việt Nam trong quan hệ với EU
Về phía EU, kể từ ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào tháng 11-1990 đến nay, EU luôn là một trong những nƣớc/nhóm nƣớc và vùng lãnh thổ có tổng vốn đầu tƣ ở mức cao vào Việt nam. Tháng 7 năm 1995, Hiệp định khung về hợp tác giữa hai bên đã đƣợc ký kết, là khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc phát triển các quan hệ hợp tác của Việt Nam và EU sau này. Năm 2005, chính phủ Việt Nam đã thông qua đề án tổng thể quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu và Chƣơng trình hành động đến 2010 và định hƣớng đến 2015 nhằm đƣa quan hệ Việt nam - EU thành “Quan hệ đối tác toàn diện và bền vững, trên tinh thần ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau, vì hịa bình, hợp tác và phát triển phồn vinh trong các thập kỷ tới của thế kỷ 21” [69]. Kết quả của những nỗ lực ngoại giao và hợp tác là việc hai bên đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện và khởi động đàm phán Hiệp định thƣơng mại tự do tháng 6-2012. Về thực tiễn, trao đổi thƣơng mại giữa Việt Nam và EU liên tục tăng trƣởng từ đầu thập kỷ trở lại đây. Năm 2011, kim ngạch thƣơng mại hai chiều tăng lên 24,29 tỷ USD so với 17,75 tỷ của năm 2010. Đầu tƣ trực tiếp của EU vào Việt Nam chiếm 12% tổng vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài (FDI) cho Việt Nam năm 2011 [69]. Tính đến hết quý I năm 2017, EU có 1959 dự án đến từ 24 quốc gia thành viên ở Việt Nam, với tổng số vốn 21,563 tỷ USD, chiếm 7,2% tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của cả nƣớc [8]. EU từ lâu đƣợc đánh giá là thị trƣờng xuất khẩu các mặt hàng giày dép, quần áo và nông sản, thủy hải sản của Việt Nam. Những năm gần đây, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế trong các nƣớc EU, các mặt hàng này của Việt Nam, với ƣu thế là giá thành rẻ, càng dễ dàng tìm đƣợc chỗ đứng tại thị trƣờng EU.
Nhìn từ chiều ngƣợc lại, EU có thế mạnh là các mặt hàng cơng nghiệp nặng có chất lƣợng cao, nên đƣợc xem là đối tác lý tƣởng của Việt Nam trong việc tìm nhà cung cấp các máy móc và thiết bị phục vụ cơng cuộc cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa của nƣớc ta. Sau sự kiện Brexit, nhiều tập đồn, cơng ty và nhãn hàng lớn của các nƣớc khác thuộc EU đang đặt tại Anh đang có ý định tìm một cơ sở sản xuất khác. Việt Nam, với đặc trƣng là có nguồn lao động dồi dào, chăm chỉ, sẽ có cơ hội cạnh tranh nghề nghiệp và tăng lƣợng cơng việc với nhóm đối tác này trong thời gian tới, nếu Việt Nam hoạch định sớm các chính sách đào tạo bồi dƣỡng ngoại ngữ và tay nghề cho ngƣời lao động ngay sau Brexit.
Ngoài ra, cũng giống nhƣ đối với thị trƣờng nƣớc Anh, Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động thƣơng mại với EU ngay từ bây giờ, tập trung vào các mặt hàng truyền thống đã có tiếng của Việt Nam tại châu Âu nhƣ may mặc và da giày. Tuy nhiên, việc thăm dò và từng bƣớc đƣa các sản phẩm khác từ nền nông nghiệp đa dạng và các sản phẩm thủy hải sản phong phú của Việt Nam vào thị trƣờng có sức mua lớn này phải đƣợc xúc tiến và trở thành hoạt động thƣờng xuyên của Việt Nam tại EU. Quảng bá cho du lịch Việt Nam cũng là một cách khác để thu hút khách du lịch, khách nghỉ dƣỡng châu Âu đến Việt Nam, vừa đem lại ngoại tệ mạnh vừa tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động trong nƣớc, đồng thời nâng cao đƣợc hiểu biết chung của bạn bè quốc tế về Việt Nam. Cuối cùng, Việt Nam vẫn cần duy trì quan hệ chiến lƣợc tốt đẹp với EU trong thời gian tới, vì EU ln là một nhân tố quan trọng và có ảnh hƣởng trong nền chính trị thế giới.