Khái niệm “Chủ nghĩa cá nhân”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 37 - 41)

1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

2.1.1. Khái niệm “Chủ nghĩa cá nhân”

Trong lịch sử triết học, “Chủ nghĩa cá nhân” là một trào lưu tư tưởng đề cao và tuyệt đối hóa bản tính, quyền sống, tự do tuyệt đối của cá nhân con người đối với cộng đồng và xã hội. Chủ nghĩa cá nhân phát triển mạnh đồng thời với bước phát triển của chủ nghĩa tư bản. C. Mác nhận xét: “Mỗi một nguyên lý đã từng có thế kỷ của nó, để biểu hiện ra ở đó: nguyên lý quyền uy chẳng hạn thì có thế kỷ XI, cũng như nguyên lý chủ nghĩa cá nhân có thế kỷ XVIII” [81, tr.193], thế kỷ phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản.

Về mặt lịch sử, trong giai đoạn đầu của sự phát triển, chủ nghĩa cá nhân có mặt tích cực. Mục tiêu đấu tranh của chủ nghĩa cá nhân lúc ấy là chống lại chế độ phong kiến và đại diện tinh thần của nó là Giáo hội Giatô giáo. Chủ nghĩa cá nhân đã lên án mạnh mẽ, chống đối quyết liệt tính chất độc tài, phản nhân đạo của Giáo hội Giatô giáo cũng như cấu trúc đẳng cấp nghiêm ngặt, hà khắc dày xéo lên tự do, hạnh phúc của cá nhân con người. Chủ nghĩa cá nhân, đòi hỏi mỗi cá nhân phải được giải phóng khỏi mọi sự áp bức thống trị của nhà nước chuyên chế phong kiến, của Giáo hội và của bất kể cá nhân nào khác. Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng trước Chúa trời, trước pháp luật và trong mọi lĩnh vực hoạt động của cuộc sống. Chính vì vậy, chủ nghĩa cá nhân trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản đã góp phần giải phóng một nguồn năng lực lớn trong hoạt động của con người, trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh, khoa học, nghệ thuật... đã thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, làm cho con người trở nên năng động, sáng tạo hơn hẳn con người bị điều chỉnh bởi các quy tắc đạo đức phong kiến. Vì thế, trong giai đoạn đầu chủ nghĩa cá nhân cũng có những yếu tố cách mạng, so với đạo đức phong kiến. ý tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái... đã góp phần vào quá trình hình thành những chuẩn mực đạo đức mang tính phổ quát, rộng lớn trên thế giới.

hi chủ nghĩa tư bản hoàn toàn chiến thắng chế độ phong kiến, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tư bản đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa cá nhân phát triển thì mặt

trái, mặt tiêu cực và phản động của nó ngày càng bộc lộ r rệt hơn. úc này, về kinh

tế, thì “cái tôi” tư sản, tiền bạc là sức mạnh hơn hết, chế ngự tất cả. C. Mác đã nhận

xét: “Những thuộc tính của tiền là những thuộc tính và sức mạnh bản chất của tôi,

người có tiền... Tôi xấu xí nhưng tôi có thể mua cho tôi một người đàn bà tuyệt đẹp.

Do đó, tôi không xấu, vì tác dụng của sự xấu xí, sức mạnh đáng ghê tởm của nó, đã

bị tiền làm tiêu tan thật... Ngoài ra, tiền còn tránh cho tôi khỏi phải trở thành kẻ không thật thà, cho nên người ta vẫn cho rằng tôi là người thật thà; tôi là người

không có trí tuệ, nhưng tiền bạc là trí tuệ hiện thực của mọi sự vật - vậy thì làm thế

nào mà kẻ có tiền lại không trí tuệ được ?” [80, tr.132]. Trên phương diện đạo đức,

chủ nghĩa cá nhân đã biểu thị r ràng sự “tha hóa” của cá của cá nhân khỏi tập thể, khỏi xã hội và trở thành nguyên tắc ứng xử trong xã hội. Theo nguyên tắc này, mỗi cá nhân riêng lẻ được coi là giá trị cao nhất, lợi ích của cá nhân được đặt trên lợi ích của người khác, lên trên lợi ích toàn xã hội. Họ coi thường, khinh miệt tất cả mọi

thứ, trừ “cái tôi”, tôi kiếm lợi nhuận của tôi, ngoài ra chẳng có gì để tôi chú ý. Do

đó, con người cá nhân chủ nghĩa không chịu được kỷ luật, luôn thể hiện tính tự do vô tổ chức, làm theo những mục đích, lợi ích cá nhân. Về điều này V.I. ênin đã khẳng định: Chủ nghĩa cá nhân là một kiểu thế giới quan, nhân sinh quan dựa trên cơ sở tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, đề cao tự do cá nhân, tách rời và đối lập, làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng, xã hội, trong đó có lợi ích của chính cá nhân mình. Do đó, “thế giới quan của bọn vô chính phủ là thế giới quan tư sản lộn ngược. Những lý luận cá nhân chủ nghĩa của chúng, lý tưởng cá nhân của chúng trực tiếp đối lập với chủ nghĩa xã hội” [70, tr.157 - 158].

Theo đó, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ r , đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội không thể tách rời đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Chưa chiến thắng chủ nghĩa cá nhân thì chưa thể có chủ nghĩa xã hội. Những biểu hiện chính của chủ nghĩa cá nhân cần phải tập trung lực lượng và trí tuệ đánh đổ là:

- Chủ nghĩa cơ hội “hữu khuynh” và “tả khuynh”:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì chủ nghĩa cơ hội “hữu khuynh” là những phần tử chủ trương “cách mạng cải lương”. hi cách mạng giành được chính quyền, cơ hội “hữu khuynh” là những xu nịnh, quan liêu, a dua, lợi

ích cá nhân. Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa cơ hội “tả khuynh” bênh vực các phương pháp đấu tranh quyết liệt nhất và có tính chất “siêu cách mạng”, phủ nhận mọi sự thỏa hiệp, mọi khả năng hợp tác. Dù là cơ hội “tả khuynh” hay “hữu khuynh” thì đều xuyên tạc lý luận cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa vô chính phủ, tất cả đều kìm hãm phong trào cách mạng, đẩy cách mạng vô sản đến chỗ sai lầm, thỏa hiệp hoặc phiêu lưu.

- Tệ sùng bái cá nhân:

Tức là huyền thoại hóa, ca ngợi quá mức vai trò của một cá nhân, gắn cho họ những phẩm chất siêu tự nhiên. Tệ sùng bái cá nhân dẫn đến hạ thấp vai trò của tập thể, của đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhân dân. Tệ sùng bái cá nhân còn dẫn tới chủ nghĩa giáo điều, bệnh sách vở, trích dẫn, làm tổn tại tư duy khoa học nhất là khoa học chính trị và khoa học xã hội.

Cũng theo các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa cá nhân còn có những biểu hiện hết sức đa dạng, phức tạp như: tự tư tự lợi, cô độc hẹp hòi, thủ đoạn lừa lọc, kèn cựa, mất đoàn kết...

Ở nước ta, khái niệm chủ nghĩa cá nhân cũng được thể hiện khá cụ thể trong

các từ điển. Cụ thể, theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): “Chủ nghĩa cá

nhân - thế giới quan dựa trên cơ sở đem đối lập cá nhân riêng lẻ với xã hội, về đạo đức hướng theo chủ nghĩa ích kỷ, và trong những hình thức cực đoan của nó dẫn

đến chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa hư vô” [106, tr.192]. Còn Từ điển Tiếng

Việt (Văn Tân chủ biên) thì định nghĩa: “Chủ nghĩa cá nhân - nhân sinh quan của

những người chỉ chú trọng đến quyền lợi của riêng mình, đặt quyền lợi ấy lên trên

quyền lợi của đoàn thể, xã hội” [123, tr.131 - 132]. Trong Từ điển Bách khoa Việt

Nam, chủ nghĩa cá nhân được định nghĩa “là cơ sở thế giới quan của chủ nghĩa vị

kỷ, thường theo đuổi những mục đích vụ lợi, hưởng lạc và nuôi dưỡng tính hám lợi, tính hiếu danh. Nếu đi tới chỗ cực đoan thì chủ nghĩa cá nhân biến con người thành bất nhân” [58, tr.495].

hông những vậy, trong nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết các tác giả đều thống nhất quan điểm cho rằng, chủ nghĩa cá nhân dù xem xét ở góc độ nào cũng là đề cao, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, chà đạp, xem nhẹ lợi ích của cộng

đồng, của dân tộc. Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Chí Thanh trong “Chống chủ nghĩa

cá nhân” nhận định: “Chủ nghĩa cá nhân là sẵn sàng “đặt đời sống và lợi ích cá

nhân lên trên hết, sẵn sàng vì cái “tôi” mà hy sinh cả lợi ích của tập thể, vi phạm quyền lợi và kỷ luật của tập thể, luôn luôn tính toán tranh giành lợi ích cá nhân, thậm chí có khi bán rẻ cả sự nghiệp của tập thể để mưu cầu một đời sống cá nhân đê

tiện nhất” [124, tr.44]. Hay, trong Luận án Tiến sĩ Triết học với nhan đề: “Ảnh

hưởng của chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ ở các doanh nghiệp Quân đội

nhân dân Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục”, tác

giả Vũ Công Toàn cho rằng, chủ nghĩa cá nhân “là chỉ nhấn mạnh một chiều lợi ích

của cá nhân mình, gia đình mình mà không thấy lợi ích chung, đó là lối suy nghĩ và hành động theo phương châm “mọi người vì mình”, bỏ qua cái nghĩa vụ “mình vì mọi người”. Chủ nghĩa cá nhân là những biểu hiện xấu, trái với đạo đức cách mạng”

[133, tr.16]. Tác giả Nguyễn hánh Bật trong “Nâng cao đạo đức cách mạng, chống

chủ nghĩa cá nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” cũng cho rằng: “Trong mối

quan hệ giữa các lợi ích... Chủ nghĩa cá nhân là đặt lợi ích riêng của mình, gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích của dân tộc… Trong mối quan hệ với tập thể, với chủ nghĩa xã hội thì chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với chủ nghĩa tập thể. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian xảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc” [13,

tr.42]. Hay trong bài viết với nhan đề “Chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức

cách mạng - Một nội dung trọng yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người”, tác

giả Nguyễn Thị Kim Dung cũng khẳng định: “Chủ nghĩa cá nhân là “lấy cái “tôi”,

cái cá nhân mình là chủ thể, ít nghĩ đến lợi ích chung của cách mạng, của nhân dân, mà thường lo cho lợi ích của riêng mình; chỉ đòi quyền lợi của cá nhân mà không nghĩ gì đến nghĩa vụ của mình; chỉ đòi nhân dân phục vụ mình mà không nói đến mình phải phục vụ nhân dân như thế nào” [62, tr.222].

Khái niệm chủ nghĩa cá nhân được Hồ Chí Minh sử dụng lần đầu tiên trong

tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947) và sau đó, cùng với quá trình lãnh đạo cách

mạng, quan niệm về chủ nghĩa cá nhân dần dần được bổ sung. Nói một cách ngắn gọn, theo Hồ Chí Minh, “Chủ nghĩa cá nhân là đặt lợi ích riêng của mình, của gia

nhân là “so bì đãi ngộ: lương thấp, cao, quần áo đẹp, xấu, là uể oải, muốn nghỉ ngơi, hưởng thụ, an nhàn” [94, tr.249]; “chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể” [96, tr.90]; hoặc “Chủ nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác” [96, tr.66]. “Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng”

[94, tr.602]. Như vậy, chủ nghĩa cá nhân là khái niệm được Hồ Chí Minh dùng để

chỉ những người tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, mọi suy nghĩ, việc làm của họ đều vì quyền và lợi ích cá nhân của riêng mình, đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của

tập thể, của xã hội. Chủ nghĩa cá nhân, dù xem xét ở góc độ nào thì cũng là đề cao,

tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, làm gì cũng nghĩ đến mình trước hết, muốn mọi người

vì mình mà không muốn mình vì mọi người. Chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với

đạo đức cách mạng, trái với chủ nghĩa tập thể, cái gì trái với đạo đức cách mạng đều

là chủ nghĩa cá nhân. Theo đó có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá

nhân là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về nguồn gốc, bản chất, biểu hiện và tác hại nghiêm trọng của chủ nghĩa cá nhân trên các mặt chính trị, kinh tế,

văn hóa - xã hội và con người. Hệ thống quan điểm đó, cùng với những chỉ đạo

thực tiễn và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là cơ sở lý luận quan trọng để nhận diện chủ nghĩa cá nhân và đưa ra các giải pháp đấu tranh chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Tóm lại, dựa theo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - ênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh và kế thừa những thành quả nghiên cứu về vấn đề này, tác giả luận án cho rằng:

Chủ nghĩa cá nhân là một kiểu thế giới quan, nhân sinh quan dựa trên cơ sở tuyệt đối hóa vai trò và lợi ích cá nhân, tách rời và đối lập, làm tổn hại đến lợi ích của cộng

đồng, xã hội, trong đó có lợi ích của chính cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)