1. Đánh giá tình hình nghiên cứu
2.2.3. Nguyên tắc chống chủ nghĩa cá nhân
Thứ nhất, đảm bảo tính toàn diện, hệ thống trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân.
Trên cơ sở xác định rõ nguồn gốc, bản chất, biểu hiện và tác hại nghiêm trọng của chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh yêu cầu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên của Đảng phải mang tính toàn diện, hệ thống, từ các biện pháp chính trị đến kinh tế, tư tưởng đến tổ chức, tuyên truyền, giáo dục, thuyết
phục đến cưỡng chế, bắt buộc theo pháp luật. Theo đó, Người kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tham gia vào trận chiến chống chủ nghĩa cá nhân, tạo nên một phong trào sâu rộng cùng “chống giặc nội xâm”. Người viết:
Chúng ta từ trên đến dưới phải đồng tâm hiệp lực để thắng lợi trong phong trào này. Mà thắng lợi trong phong trào này sẽ giúp chúng ta đoàn kết hơn nữa, nâng cao năng suất hơn nữa. Nó giúp cán bộ ta cải tạo tư tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật thà phụng sự bộ đội và nhân dân. Nó giúp chính quyền ta thành một chính quyền trong sạch, xứng đáng với lòng tin tưởng và sự hy sinh của chiến sĩ và đồng bào [90, tr.363].
Hồ Chí Minh cho rằng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên không phải chỉ là trách nhiệm của riêng cá nhân, cơ quan, tổ chức hay đơn vị nào, mà nó phải được coi là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là “mạnh ai nấy làm” mà phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia; có sự điều hành thống nhất, hợp tác chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đơn vị, các đoàn thể quần chúng và từng cá nhân cán bộ, đảng viên trong cuộc đấu tranh này. Bởi vậy, không thể có một biện pháp đơn giản, riêng lẻ, biệt lập. Việc thực hiện các biện pháp trong từng lĩnh vực: xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân, phát huy vai trò tự tu dưỡng đạo đức của bản thân mỗi cán bộ, đảng viên đều rất cần thiết.
Thứ hai, chống chủ nghĩa cá nhân phải thường xuyên, kiên trì, cụ thể và phải
có quyết tâm cao.
Chủ nghĩa cá nhân là “độc tố” trong tư tưởng, tinh thần, nó chi phối tới nhận thức và hành động của con người. Vì vậy, đấu tranh để loại bỏ tư tưởng cá nhân chủ nghĩa ra khỏi đầu óc con người là một cuộc đấu tranh đặc biệt khó khăn, gian khổ. Về điều này, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn thành người cách mạng, thành người cộng sản chân chính thì phải chống chủ nghĩa cá nhân” nhưng “chủ nghĩa cá nhân không phải chống lại một lần mà hết được” [95, tr.222]. Hơn nữa, “trong đầu óc mọi người đều có sự đấu tranh giữa cái “thiện” và cái “ác”, hoặc nói theo cách mới là sự đấu tranh giữa tư tưởng cộng sản và tư tưởng cá nhân”, mà “tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ
dại, sinh sôi nảy nở rất dễ dàng” [95, tr.222]. Do đó, cuộc đấu tranh chống lại tư
tưởng cá nhân chủ nghĩa trong mỗi con người đòi hỏi phải được tiến hành thường
xuyên (liên tục, không theo lối phong trào), kiên trì (bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng
vội), cụ thể (phê bình việc chứ không phê bình người, không chụp mũ) và phải có
quyết tâm cao mới giành được kết quả. Mọi sự hấp tấp, chủ quan, duy ý chí nhất
định sẽ dẫn tới thất bại.
Chủ nghĩa cá nhân là sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định (chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất). Muốn xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa cá nhân, phải xóa bỏ tận gốc rễ cơ sở kinh tế - xã hội đã sinh ra nó. Do đó, không thể ảo tưởng cho rằng, có thể xóa bỏ ngay lập tức chủ nghĩa cá nhân trong đầu óc mỗi con người, trong mỗi tập thể, tổ chức, trong toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là, cần phải đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tiến tới xóa bỏ các cơ sở kinh tế - xã hội đã sản sinh ra chủ nghĩa cá nhân. Chỉ khi nào xóa bỏ được cơ sở kinh tế - xã hội sinh ra nó thì chủ nghĩa cá nhân mới được “quét sạch” hoàn toàn. Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân. Người yêu cầu mọi chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội phải dựa trên nguyên tắc “ích nước lợi nhà, xã viên có lợi, hợp tác xã có lợi, Nhà nước cũng có lợi” [96, tr.221], và Người luôn đòi hỏi mọi cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc đó.
Không những thế, với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là mặt trái, mặt đối lập với đạo đức cách mạng, cho nên bao giờ Người cũng đặt ra yêu cầu đối với người cách mạng là phải trau dồi đạo đức cách mạng, nhưng muốn “nâng cao” đạo đức cách mạng thì dứt khoát phải “quét sạch” chủ nghĩa cá nhân. Nói “quét sạch chủ nghĩa cá nhân” là Người muốn nhấn mạnh tính chất quyết liệt của nhiệm vụ chống chủ nghĩa cá nhân mà người cách mạng phải có trách nhiệm tiêu diệt nó, quét sạch nó ra khỏi đầu óc mình như quét một thứ rác rưởi trong nhà của mình vậy. Theo Hồ Chí Minh, “việc đấu tranh với kẻ địch ở tiền tuyến bằng súng, bằng gươm còn dễ, nhưng việc đấu tranh với kẻ địch trong người, trong nội bộ, trong tinh thần, là một khó khăn đau xót. hông phải là việc dễ, vì vậy phải có quyết tâm đấu tranh mới
được” [91, tr.56]. Cuộc đấu tranh đó không kém cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù ngoại xâm, có khi còn khó khăn hơn, bởi lẽ, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù không lộ nguyên hình, nó ẩn nấp tinh vi trong tư tưởng, suy nghĩ của mỗi cá nhân và hành vi của mỗi cá nhân đó. R ràng là Người muốn dùng khái niệm “quét sạch” để thể hiện nghị lực và quyết tâm của người cách mạng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
Cũng theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là “vết tích” về tư tưởng chi phối rất sâu đậm trong xã hội cũ, nó ăn sâu, bám rễ vào đầu óc mỗi con người. à “vết tích” về tư tưởng cho nên không dễ gì xóa sạch được nó ra khỏi đầu óc con người ta như thể lau chùi đồ vật. “Chúng ta lại không thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài” [94, tr.605 - 606], vì đây là công việc “sửa chữa cả một nước đã 80 năm nô lệ, người tốt có, người xấu có...” [88, tr.75] nên không đơn giản, dễ dàng. Chính vì thế, “quét sạch” trong lĩnh vực tư tưởng cần phải được thực hiện hết sức mềm dẻo, tức là phải thực hiện một cuộc đấu tranh rất cẩn thận, rất kiên trì, rất chịu khó, rất thường xuyên và phải có quyết tâm thực hiện.
Thứ ba, chống chủ nghĩa cá nhân đồng thời tôn trọng, bảo vệ, khuyến khích
động lực cá nhân chính đáng.
Trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh cũng cho rằng cần phải bảo vệ lợi ích chính đáng của cá nhân. Vì theo Người, “đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân”. “Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích tập thể thì không có gì là xấu cả” [94, tr.610]. Đây được coi là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ, nếu quá nhấn mạnh lợi ích cá nhân, con người dễ sa vào cá nhân chủ nghĩa, ngược lại chống chủ nghĩa cá nhân không thận trọng sẽ “giày xéo” lên lợi ích chính đáng của cá nhân.
Tôn trọng lợi ích cá nhân phải đặt trong mối liên hệ thống nhất với lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. à “bộ phận” của lợi ích chung, nó không bao giờ được tách
rời, đối lập với lợi ích của xã hội. Đó là lợi ích cá nhân chính đáng. Lợi ích cá nhân
của mỗi người. Lợi ích cá nhân chính đáng được phát triển và bảo vệ chính là biểu hiện phong phú của một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. ợi ích cá nhân được biểu hiện trước hết là công bằng trong lao động. Người nào làm nhiều, làm tốt sẽ được hưởng nhiều. Người nào làm xấu, làm biếng, làm dở, thì được hưởng ít. Phân phối cào bằng hoặc tạo ra hiện tượng chạy chọt, giả dối để kẻ làm dở được hưởng lợi nhiều hơn so với người làm tốt, làm có chất lượng, đó chính là hiện tượng xâm phạm lợi ích chính đáng của cá nhân. Sự giàu có chân chính từ trí tuệ, từ tài năng, từ sức lao động của mỗi cán bộ, đảng viên đó là lợi ích chính đáng phải được khuyến khích và bảo vệ. Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu phải chống chủ nghĩa bình quân, cào bằng. Người nói: “Phân phối phải theo mức lao động. ao động nhiều thì được phân phối nhiều, lao động ít thì được phân phối ít. ao động khó thì được phân phối nhiều, lao động dễ thì được phân phối ít. Không nên có tình trạng người giỏi, người kém, việc khó, việc dễ, cũng công điểm như nhau” [96, tr.216]. Vì coi trọng cá nhân và lợi ích chính đáng của cá nhân, Hồ Chí Minh cũng rất chú ý đến việc khuyến khích lợi ích cá nhân, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Người luôn tìm tòi, tạo cơ chế, chính sách để khuyến khích lợi ích cá nhân trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân - lợi ích tập thể - lợi ích xã hội dựa theo nguyên tắc “Nhà nước, Hợp tác xã và xã viên cùng có lợi để xây dựng nước nhà” [96, tr.221].
Như vậy, quan niệm về tôn trọng lợi ích cá nhân chính đáng của Hồ Chí Minh
hoàn toàn khác biệt với quan niệm về lợi ích cá nhân của chủ nghĩa cá nhân tư sản, coi lợi ích ích kỷ của cá nhân là tất cả. Chúng ta đều biết, để thỏa mãn nhu cầu của mình, con người tìm kiếm lợi ích, nhưng không phải giành giật lấy lợi ích cho cá nhân mình bằng mọi giá mà bất chấp lợi ích của người khác, của cộng đồng và xã hội. àm như vậy là vô đạo đức, phi nhân tính. Con người không thể sống với riêng mình mà còn phải sống chung với cộng đồng xã hội, cho nên trong khi lo cho lợi ích riêng của mình không thể tách rời nó với lợi ích của xã hội, cộng đồng. Nếu chỉ vun vén cho lợi ích của riêng mình, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân của mình, bỏ qua lợi ích của tập thể, xã hội thì đó không còn là lợi ích cá nhân chính đáng nữa mà trở thành kẻ cá nhân chủ nghĩa. Theo Hồ Chí Minh không phải chế độ xã hội nào cũng chú ý đảm bảo cho lợi ích chính đáng của cá nhân được thỏa mãn. Điều đó chỉ có thể có được
dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở một nền kinh tế mới mà bóc lột không phải là bản chất và một cấu trúc quan hệ mới “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, lại vận động theo quy luật không ngừng thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân lao động. “Chỉ trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình” [94, tr.610].
Thứ tư, chống chủ nghĩa cá nhân kết hợp với xây dựng đạo đức cách mạng.
Với Hồ Chí Minh, muốn xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa thì trước hết phải xây dựng thành công nền tảng đạo đức cách mạng cho xã hội. Nhưng để xác lập đạo đức cách mạng phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Nói cách khác, trong tư tưởng đạo đức của Người, chống chủ nghĩa cá nhân phải đi đôi với việc nâng cao đạo đức cách mạng. Thực chất, đây là một cách nhìn biện chứng giữa “xây” và “chống” trong việc xây dựng một nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, trong đó, muốn “xây” được đạo đức mới phải “chống” những tàn dư của đạo đức cũ, nhưng muốn “chống” có hiệu quả phải “xây” nền tảng đạo đức mới và lấy “xây” làm chủ yếu. Bởi theo Người, trong Đảng và mỗi con người, vì những lý do khác nhau, nên không phải “người người đều tốt, việc việc đều hay”. “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” [98, tr.672]. Nhận thức như vậy để thấy rằng:
Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu. Có như thế mới thắng được địch và thực hiện được nhiệm vụ cách mạng [94, tr.607].
Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng coi đạo đức là gốc nên suốt đời phải quan tâm đến sự tu dưỡng, tự tu dưỡng đạo đức cách mạng. Đó là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác ở trong xã hội và ngay trong bản thân mình. Đó là hành động vì lợi ích xã hội và cũng là hành động để chiến thắng bản thân mình nhằm đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân. Cái cốt yếu của đạo đức cách mạng là phải cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư; phải tận tụy phục vụ nhân dân; phải đặt lợi ích của dân tộc của cách mạng lên trên hết, trước hết. Như vậy, chống chủ nghĩa cá nhân kết hợp với xây dựng đạo đức cách mạng thực chất là quá trình chuyển hóa cái đạo đức “mình vì mọi người và mọi người vì mình” - ý thức đạo đức chung của xã hội xã hội chủ nghĩa - thành ý thức đạo đức riêng của mỗi cá nhân. Quá trình này đòi hỏi phải có sự công phu, khó nhọc, ý chí, lòng kiên trì và sự bền bỉ rèn luyện. Vì thế mỗi cán bộ, đảng viên phải có tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh của một người cách mạng chân chính mới có thể gột sạch chủ nghĩa cá nhân ở mình và nâng cao đạo đức cách mạng cho mình.