Tác hại của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viê nở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 83 - 90)

1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

3.1.2. Tác hại của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viê nở nước ta hiện nay

biểu hiện cụ thể là để dễ nhận diện, còn trên thực tế và trong nhiều trường hợp, các biểu hiện này gắn kết với nhau, cái này là điều kiện, tiền đề của cái kia. Do đó, thật không dễ dàng trong việc nhận diện chủ nghĩa cá nhân. Bởi chủ nghĩa cá nhân thường được che đậy, một cách vô thức hay hữu thức, dưới nhiều hình thức khác nhau, thậm chí là những hình thức tốt đẹp. Không hiếm trường hợp những kẻ nham hiểm xảo quyệt lại mang bộ mặt người rất thánh thiện và đạo đức. Vì vậy, để nhận biết được chủ nghĩa cá nhân, cần phải có thái độ khách quan, khoa học và phải có một phương pháp nhận thức đúng đắn.

3.1.2. Tác hại của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay hiện nay

- Tác hại về chính trị

Chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên làm suy giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, tạo ra những rào cản, cản trở việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều chính sách như: chính sách đối với người nghèo, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng,.v.v.. bị một số cán bộ, đảng viên lợi dụng phục vụ cho các mục đích cá nhân đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chung của đất nước. Các chính sách về trợ giá, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu công nghiệp, hỗ trợ hoạt động xuất, nhập khẩu.v.v.. cũng bị một số cán bộ, đảng viên lợi dụng phục vụ cho lợi ích của cá nhân.

Mặt khác, vì bị chủ nghĩa cá nhân chi phối, nên có không ít tổ chức đảng tính chiến đấu giảm sút đã dẫn đến chỗ cả tổ chức đảng rơi vào trì trệ, không chấp hành nghiêm túc nghị quyết của cấp ủy cấp trên. Trong nội bộ thì không tích cực và thẳng thắn đấu tranh với những ý kiến sai trái, ngại va chạm. Thậm chí, có nơi đề ra các chủ trương trái với đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tập thể, tổ chức bao che, biện hộ cho những cán bộ, đảng viên vi phạm, bị xử lý kỷ luật hoặc bị kết án. Điều nguy hại nhất của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở lĩnh vực này còn là hành động tuyên truyền các quan điểm sai trái, phát tán

các tài liệu của các phần tử cơ hội chính trị bên trong, bọn phản động lưu vong người Việt ở bên ngoài mang nội dung xuyên tạc, chống lại Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Về vấn đề này, Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 hóa XI cũng đã nhấn mạnh: “Thực tế đã có bộ phận suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị,… Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với cương lĩnh, Điều lệ Đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng,… Đây là điều đáng lo ngại nhất và cũng là nguy cơ lớn nhất đối với một đảng cầm quyền, như ênin và Bác Hồ đã từng cảnh báo” [39, tr.91].

Sự suy thoái tư tưởng chính trị còn phản ánh qua vấn đề chia rẽ dân tộc, di cư, vượt biên trái phép, gây bất ổn ở các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam. Xét về thực chất, tất cả các vụ việc nói trên đều có căn nguyên bắt đầu từ vấn đề cán bộ, đảng viên yếu kém và về năng lực, trình độ, mà trước hết là sự phai nhạt lý tưởng [13, tr.106].

Do đó, chủ nghĩa cá nhân nếu không sớm loại trừ sẽ gây nguy hại về nhiều mặt, như: làm hư hỏng đội ngũ cán bộ; làm cho bộ máy nhà nước ngày càng trở nên quan liêu, xa dân, xuống cấp và hoạt động kém hiệu lực. Ở một phương diện khác, chủ nghĩa cá nhân có thể dẫn đến khủng hoảng chính trị, trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong của chế độ hiện hành.

Không những vậy, trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, các thế lực thù địch luôn tìm cách đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, mua chuộc số cán bộ hư hỏng, tuyên truyền đả kích chế độ, kích động quần chúng chống Đảng, Nhà nước. Chiến lược “Diễn biến hoà bình” là một nguy cơ đối với Đảng ta, nhưng đó là nguy cơ từ bên ngoài tấn công vào nội bộ Đảng, Nhà nước. Với việc sa vào chủ nghĩa cá nhân, suy thoái tư tưởng chính trị, đó là quá trình diễn ra từ bên trong. Đây là kẻ thù nội sinh rất nguy hiểm, bởi nó liên quan đến cán bộ, đảng viên có chức vụ, quyền hạn, trực tiếp gây nên những bức xúc, hoài nghi trong nội bộ Đảng và các tầng lớp nhân dân. Sự kết hợp giữa yếu tố bên ngoài và nhân tố bên trong sẽ gây sự rối loạn xã hội, làm cho Đảng suy yếu dần và cuối cùng dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tự đánh mất vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội. Và như vậy, chúng ta sẽ rơi vào cái “bẫy” chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù

địch; tạo điều kiện cho chúng thực hiện mưu đồ “không đánh mà thắng”.

inh nghiệm lịch sử chỉ r , sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức của đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ cao cấp trong bộ máy của Đảng và Nhà nước là con đường ngắn nhất và trực tiếp hạ thấp, thậm chí thủ tiêu vai trò chính trị, thực lực chính trị và uy tín chính trị của Đảng và Nhà nước ở mức độ trầm

trọng. Nghĩa là, từ sự suy thoái về đạo đức, về tư tưởng chính trị trong Đảng, tới

mức nào đó, dẫn tới nguy cơ chệch hướng về chính trị và đẻ ra một nền chính trị suy thoái, một nền móng đạo đức chính trị suy đồi.v.v.. chỉ là một bước chuyển ngắn. Và từ đó có thể dẫn tới nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tới mức không thể kiểm soát. Sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống đó trực tiếp làm cho Đảng đánh mất bản chất giai cấp công nhân, đánh mất vị trí và vai trò tiên phong của người lãnh đạo công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa; và tất nhiên sẽ không còn là đại biểu trung thành cho lợi ích của nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam. Đảng ta chỉ r : “... hi nào xa rời bản chất giai cấp công nhân, bản chất cách mạng và niềm tin cộng sản thì khi đó mắc sai lầm, khuyết điểm, thậm chí dẫn đến sai lầm về đường lối” [8, tr.52]. Và nếu không kịp thời sửa chữa, tới một mức nào đó, Đảng sẽ bị biến chất, chế độ xã hội chủ nghĩa bị thay đổi, Nhà nước không còn là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân nữa.

- Tác hại về kinh tế

Tác hại do chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên gây ra trong lĩnh vực kinh tế là vô cùng to lớn và nghiêm trọng. Vì chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, buôn lậu,.v.v.. ở những cán bộ có chức, có quyền nhưng thoái hóa biến chất. Nó thể hiện ở sự tiêu dùng không hợp lý, chi tiêu lãng phí không tiếc tiền của tập thể, của nhà nước, thậm chí mượn danh nghĩa tập thể với lý do “đối ngoại”, “tiếp khách” để rút phần trăm chia nhau; ở việc cấu kết trong nội bộ với nhau, giữa nội bộ với các phần tử xấu ngoài xã hội, thậm chí với tổ chức và người nước ngoài để làm ăn bất chính, để bòn rút tiền bạc, tài sản của Nhà nước và của nhân dân. Chính sự gây hại đó của chủ nghĩa cá nhân đã khiến cho tài sản Nhà

nước bị thất thoát, nhiều doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ, chất lượng và hiệu quả thấp. Giá trị tài sản bị thiệt hại, bị thất thoát liên quan tới tham nhũng, lãng phí, quan liêu, buôn lậu.v.v.. lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng.

Ở mức độ thấp hơn, việc một số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu đối với nhân dân trong khi thực thi công vụ, lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện được công việc của mình như: xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận, hoặc các loại giấy tờ khác.v.v.. Nếu xét từng trường hợp một thì giá trị vật chất bị lãng phí có thể không quá lớn, nhưng nếu tổng hợp những vụ việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong đời sống hằng ngày của nhân dân thì con số bị thất thoát đã ở mức độ nghiêm trọng.

Cũng vì bị chủ nghĩa cá nhân chi phối, một số cán bộ, đảng viên không cưỡng lại được trước sự cám dỗ của những món hối lộ có giá trị gấp hàng chục, hàng trăm lần đồng lương của họ, đã luồn qua những lỗ hổng, lách qua sự chưa r ràng của pháp luật và sử dụng những quyền hạn được giao để trục lợi. Những cán bộ, đảng viên đó đã trở thành “trợ thủ đắc lực” tiếp tay cho những kẻ làm ăn bất lương, giúp cho chúng có “ưu thế” trong cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh lành mạnh hợp pháp. Chính điều này đã dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong các thành phần kinh tế, “luật chơi” không bình đẳng, người làm ăn chân chính bị thua thiệt, kẻ nào giỏi chạy chọt, hối lộ thì được hưởng lợi thế trong kinh doanh; nó cũng là tác nhân phá vỡ các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hạn chế các nhà đầu tư thâm nhập thị trường; trực tiếp tác động xấu đến các chính sách an sinh xã hội; làm cạn nguồn đầu tư nội địa, gây trở ngại cho hoạt động kinh tế vĩ mô, kìm hãm hoạt động của các ngành kinh tế vi mô.

Theo các số liệu đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số vụ án chiếm đoạt gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng của Nhà nước xảy ra gần đây đều có liên quan đến cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao. Điều đáng chú ý là những vụ án có liên quan đến tham nhũng, hối lộ, bòn rút của công lại ngày càng gia tăng.

Điển hình là vụ chiếm đoạt đất công ở thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng với 8 bị cáo phải ra tòa, trong đó có cả những cán bộ chủ chốt của ngành Tài nguyên - Môi trường thị xã Đồ Sơn và thành phố Hải Phòng cũng như cán bộ cơ quan Đảng, chính quyền thị xã Đồ Sơn, như: Nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hải Phòng, nguyên Trưởng phòng Quản lý đất đai Hải Phòng, nguyên Bí thư Thị ủy Đồ Sơn, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Vạn Vương,.v.v.. Các bị cáo nói trên đều bị truy tố theo các tội danh lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.

Hay, vụ tham ô tài sản tại Tổng công ty Vinalines làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng,.v.v.. Vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Tổng công Ty Sabeco; vụ 3 lãnh đạo chi nhánh Hồng Hà của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn lạm quyền trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại 487 tỷ đồng [122, tr.279 - 280].

Rõ ràng, tính chất, mức độ của những vụ án này ngày càng phức tạp, thủ đoạn này càng tinh vi, nên nó gây ra những thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, đến tiền của, thời gian, công sức của nhân dân.

Gần đây nhất, là vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại 90 tỷ đồng xảy ra tại Công ty in, thương mại và dịch vụ Agribank. Hay

vụ án Phạm Công Danh cùng đồng phạm gây thất thoáthơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại

Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam; vụ Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang - Trịnh Xuân Thanh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, làm thua lỗ gần 3.300 tỷ tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí

Việt Nam; vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn của Trần Quốc Đông và đồng phạm ở

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nhận 11 tỷ đồng từ phía Nhật để bôi trơn dự án,

để “tiếp khách” và “nghỉ mát” cũng đã khiến cho dư luận hết sức bất bình. Một số

vụ án khác có thể quy mô thất thoát tiền bạc ít hơn (vụ “biến” 700 ha đất trồng rừng cao su tại Bến Cát, Bình Dương thành đất của cá nhân để nhận tiền đền bù; vụ Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang,.v.v..) nhưng về mặt đạo đức thì ảnh hưởng nguy hại không kém. Hậu quả của những hành vi phi đạo đức đó của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, một mất mát to lớn không thể một sớm một chiều khôi phục được.

- Tác hại về văn hóa - xã hội

Chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên làm rối loạn kỷ cương, phép nước, gây đảo lộn các quan hệ xã hội, làm giảm niềm tin của nhân dân vào công lý, lẽ phải và lối sống có tình nghĩa. Thậm chí, nếu không ngăn chặn triệt để, đối tượng bị chủ nghĩa cá nhân chi phối có thể còn liên kết với các tội phạm khác, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm kinh tế, tội phạm tẩy rửa tiền làm đảo lộn xã hội, xâm hại nền tảng đạo đức và công lý cũng như sự phát triển toàn diện của con người. Bởi nó làm cho phân cực giàu nghèo diễn ra nhanh hơn, bất công xã hội tăng lên, người lao động chân chính thì đời sống khó khăn, trong khi đó bọn bất lương thì sống phè phỡn.

Do sự gây hại của chủ nghĩa cá nhân, nhân cách con người bị tha hóa, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc bị xói mòn. Tình trạng chạy theo lợi ích vật chất, vì đồng tiền sẵn sàng chà đạp lên luân thường, đạo lý, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước, hủy hoại các dịch vụ công, gây nên những bức xúc trong đời sống xã hội. Đồng thời, làm méo mó, lệch chuẩn các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức; gây tê liệt hệ thống hành pháp, mất đoàn kết nội bộ và đó sẽ là cơ hội cho kẻ thù lợi dụng chống phá.

Trước những lợi ích bất chính đã hoặc sẽ có được do chủ nghĩa cá nhân đem lại, nhiều cán bộ, đảng viên đã không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, không phục vụ nhân dân mà hướng tới các lợi ích bất chính, bất chấp việc vi phạm pháp luật, làm trái công vụ, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Thậm chí, cả những lĩnh vực rất nhạy cảm như giáo dục, y tế, cứu trợ xã hội,.v.v.. cũng xuất hiện những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Bởi thực tế, trong những năm gần đây, ở nước ta đã xuất hiện hiện tượng đạo đức giả được che đậy hết sức tinh vi. Không ít hiện tượng làm ăn phi pháp, nhưng lại núp dưới danh nghĩa từ thiện, nhận nuôi dưỡng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, xây nhà tình nghĩa, tài trợ cho các hoạt động thể dục, thể thao nhằm tạo vỏ bọc, trốn tránh sự truy cứu của pháp luật đã bị phát hiện. hông ít trường hợp vì tiền, vì danh lợi, địa vị bản thân mà chà đạp lên tình thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp, lên danh hiệu “lương y như từ

mẫu”,.v.v.. Chẳng hạn, thời gian vừa qua, vụ hàng nghìn bệnh nhân bị bệnh viện trả kết quả xét nghiệm giống hệt nhau khi xét nghiệm máu tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức - Hà Nội (8/2013); vụ phi tang xác bệnh nhân của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường,

chủ cơ sở thẩm mỹ viện Cát Tường (10/2013),.v.v..là những điển hình về tình trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)