Chủ thể chống chủ nghĩa cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 56 - 58)

1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

2.2.2. Chủ thể chống chủ nghĩa cá nhân

Từ việc nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa phải đi đến hoàn toàn không có chủ nghĩa cá nhân” [95, tr.222]. Theo Người, chủ nghĩa cá nhân là một trong ba kẻ địch nguy hiểm nhất của cách mạng: Kẻ địch thứ nhất là chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc; Kẻ địch thứ hai là thói quen và truyền thống lạc hậu; Kẻ địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân. Nó là đồng minh của hai kẻ địch kia. Đã là kẻ địch, nó phải là mục tiêu đấu tranh của cách mạng. Nhưng mỗi kẻ địch lại có những đặc điểm khác nhau, hình thức biểu hiện khác nhau, do đó cách mạng cũng phải có những phương pháp đấu

tranh khác nhau. Để chống chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh đã xác định rõ chủ thể

của cuộc đấu tranh này là: tổ chức (bao gồm Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền

từ Trung ương đến cơ sở, cơ quan, đơn vị, các đoàn thể xã hội); bản thân mỗi cán

bộ, đảng viên đông đảo các tầng lớp nhân dân. Theo Người, đó là những chủ thể

chính, trong phạm vi nhiệm vụ của mình, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân với những nội dung đấu tranh, phù hợp với từng đặc điểm và tình hình cụ thể. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trên là yếu tố hết sức quan trọng bảo đảm cho sự vận hành có hiệu quả của các biện pháp chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên.

Đối với tổ chức, cần khẳng định rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, các

cấp chính quyền từ Trung ương đến cơ sở và các đoàn thể quần chúng là một trong những chủ thể quan trọng hàng đầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên. Trong đó, với vai trò là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, Đảng cần có các chủ trương, đường lối đúng đắn, hiệu quả nhằm đầy lùi căn bệnh chủ nghĩa cá nhân trong nội bộ Đảng và trong mỗi cán bộ, đảng viên; đồng thời, không ngừng tuyên truyền, giáo dục trong toàn Đảng về đường lối, chính sách của Đảng về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên; nêu cao tính tiên phong, gương mẫu về mọi mặt, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, trở thành ngọn cờ dẫn đường, vận động, thuyết phục nhân dân tự nguyện đi theo, ủng hộ Đảng. Bên

cạnh đó, các cấp chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, cơ quan, đơn vị, các đoàn thể xã hội với tư cách chủ thể chống chủ nghĩa cá nhân cũng luôn quán triệt sâu sắc trách nhiệm tham gia chống lại căn bệnh này theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình; tham gia triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình của Nhà nước, cơ quan cấp trên về chống chủ nghĩa cá nhân; phổ biến, tuyên truyền các nội dung pháp luật về chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân; chủ động đưa ra ý kiến trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai nội dung chương trình đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, có thể thấy, chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ,

đảng viên xuất phát từ những yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó có yếu tố chủ quan liên quan đến nhận thức, ý thức chính trị của chính bản thân họ. Do vậy, việc đấu tranh phòng chống chủ nghĩa cá nhân sẽ không thể thành công nếu không huy động được sự tham gia tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên. Khi mà mỗi người thờ ơ hoặc chỉ quan tâm chống chủ nghĩa cá nhân trong tập thể, ở người khác, còn không tự đấu tranh với chính mình; khi nhiều cán bộ, đảng viên coi chống căn bệnh cá nhân chủ nghĩa là công việc riêng của cấp ủy, của lãnh đạo thì chắc chắn cuộc đấu tranh này sẽ không thể có hiệu quả thiết thực và cụ thể. Vì vậy, trong cuộc đấu

tranh chống căn bệnh cá nhân chủ nghĩa của chính mình, cán bộ, đảng viên cũng là

một chủ thể hết sức quan trọng đảm bảo tính hiệu quả trong triển khai cuộc đấu tranh này. Về điều này, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh, cán bộ, đảng viên là nhân tố quyết định sự thành hay bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Họ chính là “cái gốc của mọi công việc” [88, tr. 309]. Do đó, họ phải là những chủ thể tích cực và trực tiếp trong phòng, chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Trong mọi hoàn cảnh, mỗi cán bộ, đảng viên luôn phải ý thức được trách nhiệm đạo đức của mình, chống lại những cám dỗ về danh lợi, vật chất, v.v.. nhằm bảo vệ sự trong sạch của mình mà cũng chính là của Đảng. Để đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân, hơn ai hết, người cán bộ, đảng viên phải ý thức được nội dung, yêu cầu của đạo đức cách mạng, thông qua việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo, quản lý các hoạt động,

các phong trào cụ thể, trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng mà tự rèn luyện, tự thức tỉnh, tự phán xét làm cho lương tâm trong sạch.

Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá

nhân, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến vai trò của quần chúng nhân dân - một chủ

thể không thể thiếu trong cuộc đấu tranh này. Người từng căn dặn: “Phải động viên quần chúng, phải thực hành dân chủ, phải làm cho quần chúng hiểu r , làm cho quần chúng hăng hái tham gia thì mới chắc chắn thành công” [90, tr. 362]. Cũng theo Người, “chúng ta phải tuyệt đối chống bệnh kiêu ngạo, phải luôn luôn khiêm tốn. Mọi công tác phải dựa hẳn vào quần chúng, hoan nghênh quần chúng đôn đốc và kiểm tra” [91, tr. 507], đặc biệt, trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cá nhân, “chống tham ô, lãng phí, quan liêu, ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công” [90, tr. 362]. Do đó, Đảng và Nhà nước phải dựa vào nhân dân, sống trong nhân dân để tiến hành cuộc đấu tranh này. Với tư cách là chủ thể tham gia chống chủ nghĩa cá nhân, bằng trách nhiệm công dân, kinh nghiệm, kiến thức, sự quan sát thực tế, quần chúng sẽ góp phần tích cực vào việc tố cáo, tố giác những cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; cung cấp cho các cơ quan chức năng nhà nước những bằng chứng xác thực về những hành vi như vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu vì vụ lợi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đục khoét tiền của của nhân dân. Như thế, việc phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong giám sát, giúp đỡ, đấu tranh chống lại căn bệnh chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên là nhu cầu tất yếu khách quan và cũng là một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)