Hình thức biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viê nở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 78 - 83)

1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

3.1.1. Hình thức biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viê nở nước ta hiện nay

nước ta hiện nay

Hiện nay ở nước ta, chủ nghĩa cá nhân đang có xu hướng, cơ hội để phát triển và ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi hơn. Tất nhiên, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên hiện nay không diễn ra một cách độc lập, khép kín; mà trái lại, chúng vận động hết sức uyển chuyển, xuyên thấm vào nhau rất tinh vi và chuyển hóa rất phức tạp. Cái này là điều kiện, là tiền đề, là môi trường dung dưỡng cho cái kia; và ngược lại. Tất cả tích tụ, thậm chí có thể biến thành một thế lực có sức phá hoại ghê gớm và khôn lường. Do đó, việc nhận dạng căn bệnh chủ nghĩa cá nhân là không hề đơn giản. Toàn bộ vấn đề này diễn ra trong điều kiện nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế với muôn mặt phức tạp của nó, nên chủ nghĩa cá nhân càng có cơ hội lan rộng. Đây không chỉ là hiện tượng xã hội bình thường, mà còn là “thách thức số một”, là yếu tố kìm hãm lớn đối với hiệu quả quản lý đất nước, là vấn đề “mang tính chính trị” khá nghiêm trọng. Trong tình hình hiện nay, chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta biểu hiện tập trung ở những nội dung cơ bản sau:

Trước hết, chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay

biểu hiện ở lối sống hưởng thụ, vì lợi ích cá nhân vị kỷ, coi lợi ích cá nhân là mục đích cơ bản của hoạt động và tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá, xem xét mọi hiện tượng xung quanh.

Núp dưới vỏ bọc tôn trọng quyền tự do cá nhân, những người cá nhân chủ nghĩa luôn tuyệt đối hóa cái “tôi”, lấy bản thân mình làm trung tâm, đối lập cá nhân với cộng đồng xã hội. Ở đây, tự do cá nhân được đề cao tới mức hoàn toàn tách rời, đối lập với sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Vì đề cao cái “tôi” mà sa vào

tham ô, hủ hóa, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng. Động cơ và mục đích của người cá nhân chủ nghĩa trong hoạt động của mình bao giờ cũng tuân theo nguyên tắc có lợi cho bản thân, họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ. Đúng như nhận xét của A. Sôpennhaoơ khi miêu tả về tâm lý của chủ nghĩa cá nhân:

Mỗi người muốn thống trị tất cả và thủ tiêu mọi cái chống lại mình, mỗi người tự cho mình là trung tâm của thế giới, coi trọng sự tồn tại và phúc lợi của bản thân mình hơn tất cả mọi cái khác, sẵn sàng thủ tiêu thế giới chỉ để duy trì “cái tôi” riêng của mình được lâu dài hơn đôi chút. Mỗi người tự xem mình là mục đích còn tất cả những người khác đối với mình chỉ là phương tiện [150, tr.72].

Con người cá nhân chủ nghĩa sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, bất chấp cả đạo đức và luật pháp để thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích của mình. Biểu hiện cụ thể là thái độ vô trách nhiệm với dân, trở thành tầng lớp quan liêu, xa rời dân. Họ chỉ lo vun vén quyền lợi cho cá nhân, gia đình, họ tộc, địa phương, đơn vị mình.v.v.. bỏ qua lợi ích tập thể, cơ quan, cộng đồng. Ở mức độ trầm trọng và nguy hiểm hơn, những người bị chủ nghĩa cá nhân chi phối thậm chí còn xác định thái độ của mình tùy theo hoàn cảnh, tùy thời thỏa hiệp vô nguyên tắc, lợi dụng cơ hội nhằm chiếm đoạt lợi ích trước mắt và cục bộ, bất kể việc làm đó đúng hay sai, như kiểu “mượn gió bẻ măng”, ngả nghiêng, xoay xở, “gió chiều nào che chiều ấy”, tìm kiếm “ô, dù” trong các chuyến “buôn quyền lực”, kèn cựa, gây bè kéo cánh, thậm chí vu cáo, bôi nhọ đồng chí, gây rối nội bộ,.v.v.. Ở họ chứa đựng thứ “đạo đức ba mặt”: cao đạo trong cuộc họp, trí trá ngoài hành lang và nịnh bợ trước cấp trên - hành xử cốt sao có lợi cho họ, dù hại đồng chí mình và tổ chức.

Thứ hai, chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay biểu

hiện ở bệnh bè phái, lợi ích nhóm, gây mất đoàn kết.

Bè phái là hiện tượng mang tính tiêu cực xét theo nguồn gốc, động cơ hình thành bởi đó là kết quả của sự cấu kết của một nhóm người trong tổ chức với mục đích chi phối nhận thức và hành vi của tổ chức, đem lại lợi ích cho một nhóm người, bất chấp sự nguy hại đến tập thể, đến lợi ích chính đáng của tổ chức, cộng

đồng. Bè phái tạo ra nhóm lợi ích. Nhóm lợi ích lợi dụng sơ hở tạo điều kiện cho nhau làm lợi bản thân và nhóm lợi ích, đi ngược lại yêu cầu và lợi ích của tổ chức. Một tổ chức có biểu hiện bè phái, xuất hiện nhóm lợi ích đương nhiên sẽ gây mất đoàn kết. Đó chính là mâu thuẫn giữa nhóm lợi ích với những người không nằm trong nhóm lợi ích. Ví dụ: Một nhóm người có quyền, có chức, có thế lực hoặc có chức trách nắm giữ một khối lượng tài sản của tập thể, của Nhà nước, với động cơ cá nhân chủ nghĩa đã liên kết lại với nhau, thông đồng, thỏa hiệp với nhau để bòn rút tiền của của Nhà nước, của tập thể đơn vị, cơ quan, hình thành nên một đường dây làm ăn bất chính.v.v.. Như vậy, biểu hiện này của chủ nghĩa cá nhân thực sự gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc. Bởi, nó tạo nên tình trạng cát cứ, phe nhóm, phường hội theo kiểu “trên có chính sách, dưới có đối sách”, vô hình phá vỡ tính thống nhất và chỉnh thể của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, “băm nhỏ” và “chia phần”, xâm hại lợi ích chung, hình thành và lũng đoạn xã hội bằng lợi ích nhóm và những nhóm lợi ích.v.v.. làm phân liệt ý chí và rã rời sức mạnh của tổ chức, làm suy nhược sức mạnh đất nước. Như vậy, sự biến tướng của chủ nghĩa cá nhân thực sự gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

Thứ ba, chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay còn biểu

hiện ở lối sống cơ hội, buông thả.

Do tác động của kinh tế thị trường, lối sống chạy theo đồng tiền dần phổ biến trong xã hội đã khiến một bộ phận cán bộ, đảng viên tìm mọi cách để kiếm tiền, tham ô, tham nhũng để có tiền, rồi dùng đồng tiền chi phối các quan hệ khác. oại người này sống và hành xử theo một triết lý đáng phẫn nộ: “Cái gì cũng mua được bằng tiền”, “cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Họ chẳng những là những kẻ không có đạo đức mà còn phá hủy đạo đức trong Đảng. Một số cán bộ, đảng viên khi bị chủ nghĩa cá nhân chi phối còn tự cho mình quyền sở hữu quyền lực chính trị mà nhân dân ủy thác cho họ thành “của riêng” để đổi chác, thành hàng hóa mưu toan định giá bán mua.v.v.. Biểu hiện này thể hiện ở các kiểu chạy: chạy “chức”; chạy “quyền”; chạy “tiền”; chạy “tội”; chạy “chỗ”; chạy “lợi”, chạy “bằng cấp”.v.v.. Trong những năm qua, những biểu hiện trên không những không giảm đi mà ngày càng có xu hướng gia tăng và tính chất ngày

càng nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ tiếp tay cho các thế lực thù địch đẩy mạnh âm mưu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ mà còn trực tiếp làm phân hóa, gây chia rẽ, mất đoàn kết trong Đảng, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Thứ tư, chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay biểu

hiện ở bệnh tham nhũng, hối lộ, bòn rút, lãng phí của công và bệnh “tư duy nhiệm kỳ”.

Có thể thấy, tham nhũng là biểu hiện tập trung nhất của những kẻ cá nhân chủ nghĩa. Tham nhũng hiện nay đang xảy ra từ việc nhỏ đến việc lớn, ở đâu có tiền - hàng, có giải quyết các mối quan hệ lợi ích đều có thể xảy ra tham nhũng, nó không hạn chế chức trách cao mà đặc biệt nghiêm trọng là ở những người có chức, có quyền, tác hại ngày càng lớn, diện lan tỏa ngày càng rộng hơn. Đó là các hiện tượng thông đồng giữa khu vực công và khu vực tư, giữa “bên A” và “bên B” để bòn rút tài sản của Nhà nước, của nhân dân trong đầu tư xây dựng cơ bản, giải toả mặt bằng, mua sắm vật tư, thiết bị, hàng hoá, đấu thầu và chỉ định thầu, phân phối ngân sách, dự án, cấp phát vốn, hoàn thuế giá trị gia tăng.v.v.. Việc thông đồng, mua bán hoá đơn giữa cán bộ thuế với doanh nghiệp; nhận tiền để đưa tin, viết bài thất thiệt trong các nhà báo; nhận hối lộ trong điều tra, xét xử trong các cơ quan tư pháp; hợp thức hoá các hành vi buôn lậu qua biên giới trong cơ quan hải quan.v.v.. Tham nhũng hiện không chỉ dừng lại ở hành vi của một cá nhân có chức quyền, mà nó còn là hành vi của cả một tập thể ban lãnh đạo cơ quan, đơn vị - những người có quyền hạn và có cả “ô dù” che chắn từ cấp cao hơn. Nhiều vụ việc rất trắng trợn theo lệ như “có xin - có cho”, “có chi mới ký”, “đi ít - về ít”, “đi nhiều - về nhiều”.v.v.. để rút phần trăm chia nhau. Hành vi tham nhũng không chỉ thường hoành hành ở lĩnh vực kinh tế, như trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước,.v.v.. mà nó còn len lỏi cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, ở cả trong các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý, như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo, từ thiện,.v.v..

Trong giai đoạn hiện nay có thể gọi tên một số hình thức tham nhũng, như tham

nhũng của công là lợi dụng chức quyền, tìm cách vun vén của cải vật chất, cắt xén tiền, vật tư, vật liệu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công để thu lợi vật chất một

cách bất chính. Tham nhũng chức quyền hay nói cách khác là lợi dụng chức vụ để

vượt quyền. Một người ở vị trí này chỉ có quyền trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách nhưng do trong thời gian gần đây sự cấu kết của nhóm lợi ích đã tạo ra sự giao thoa khá mạnh mẽ giữa các ngành, lĩnh vực (thực chất là sự giao kết của những người có chức, có quyền trong các lĩnh vực đó), nhất là trong quá trình thực hiện công tác luân chuyển cán bộ nên một người giữ chức vụ này vẫn có thể gây ảnh hưởng đến lĩnh vực khác. Thực tế, tình trạng này đã xảy ra khá phổ biến, là hệ quả của nhóm lợi ích (nhóm lợi ích theo chiều dọc - trong một cơ quan, đơn vị hoặc nhóm lợi ích theo chiều ngang - những người ngang cấp: những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, các bộ, ngành, địa phương.v.v..) cùng hợp sức, liên kết hoặc thực hiện dưới dạng “trao đổi” để đem lại lợi ích cho nhau. Nó chính là những biểu hiện mới của “tham

nhũng chức quyền”. Tham nhũng tương lai là hiện tượng lãnh đạo đơn vị, ngành này,

địa phương kia ngầm có giao kết trao đổi nhận người/ bố trí, đề bạt, thăng chức cho con cái, họ hàng, người thân, “đệ tử” thân tín của nhau để cùng có lợi. Thậm chí có hiện tượng “trả ơn thế hệ”, những người lên được vị trí cao, có quyền lực lớn lại cất nhắc, đề bạt con cháu của những người đã từng nâng đỡ mình. Hệ quả là tạo ra một thế hệ “con quan mới” - những người nắm giữ tương lai đất nước.

Thực tế cho thấy, ở những người có chức vụ, quyền hạn thấp thì chỉ có một hoặc một số biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, hậu quả gây ra cũng vừa phải, mức độ ảnh hưởng không lớn, nhưng càng ở những người có chức vụ cao, quyền hạn lớn thì khi sa vào chủ nghĩa cá nhân lại càng có nhiều hành vi gây ra những hậu quả khó lường, thậm chí làm lũng đoạn cả một tổ chức, gây cản trở sự phát triển chung của đất nước. Các biểu hiện, hành động của người có tư tưởng chủ nghĩa cá nhân đều liên quan đến nhau, là tiền đề và hệ quả của nhau, tham nhũng để có tiền hối lộ; nhận hối lộ để có tiền hối lộ cấp cao hơn. Do các chức vụ cao, quyền lực lớn không gắn mãi với cá nhân nên trong thời gian tại vị (thường trong nhiệm kỳ cuối hoặc những năm cuối nhiệm kỳ) các cá nhân có hành vi chủ nghĩa cá nhân, vụ lợi, thoái hóa, biến chất sẽ bất chấp dư luận, bất chấp các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để thực hiện bằng được ý đồ, mục tiêu cá nhân.

Trên đây là những biểu hiện tương đối rõ nét của chủ nghĩa cá nhân trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)