1. Đánh giá tình hình nghiên cứu
2.2.4. Biện pháp chống chủ nghĩa cá nhân
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù” [95, tr.222]. Vì vậy, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Trên cơ sở những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới cùng với những nhận thức sâu sắc về bản chất cũng như sự nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân đối với một đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đã đưa ra những biện pháp chủ yếu để đẩy lùi và tẩy trừ căn bệnh này.
Một là,phát huy vai trò của Đảng và tổ chức đảng trong đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân.
- Phải thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng.
Để chống chủ nghĩa cá nhân, việc chỉnh đốn Đảng, thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng là một trong những biện pháp hết sức quan trọng. Hồ Chí Minh từng nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý” [93, tr.378]. Đối với yêu cầu quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện và phát huy dân chủ nội bộ, vì nếu không có dân chủ nội bộ, thì sẽ làm cho “nội bộ của Đảng âm u”. Mỗi cơ quan lãnh đạo, mỗi người lãnh đạo phải làm sao để cho các đảng viên và cán bộ dám nói ý
kiến của mình, dám phê bình. Người đã tổng kết bài học kinh nghiệm cực kỳ quý giá: “Cơ quan nào mà lúc khai hội, cấp trên để cho mọi người có gì nói hết, cái đúng thì nghe, cái không đúng thì giải thích, sửa chữa, ở những cơ quan đó mọi người đều hoạt bát mà bệnh “thì thầm thì thào” cũng hết” [88, tr.284]. Người cán bộ lãnh đạo phải hiểu thấu rằng, trong sinh hoạt đảng, đảng viên không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nghĩ nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị “trù” là khác. Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng xấu. Vì không phải họ không có gì nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong Đảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức, không dám nói ra, do uất ức mà hóa ra oán ghét, chán nản [88, tr.319 - 320].
Nếu cách lãnh đạo không được dân chủ thì vô cùng tai hại. Cán bộ, đảng viên không dám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản. Rồi sinh ra thói “không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng”, “trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm”, sinh ra nhiều thói xấu khác. Thành thử cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau. Quần chúng với Đảng xa rời nhau. Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì cũng không dám nói ra. Một người mà trong óc đã có uất ức, bất mãn thì khó tiếp thu lời hay, lẽ phải, ít sáng kiến, ít hăng hái.
Dân chủ trong Đảng có nhiều cách. Cấp trên thỉnh thoảng trưng cầu ý kiến phê bình của cấp dưới. Hồ Chí Minh gọi cách làm này “như một người có vết nhọ trên mặt, được người ta đem gương cho soi, mình tự thấy vết nhọ. úc đó không cần ai khuyên bảo, cũng tự vội vàng đi rửa mặt” [88, tr.284]. Khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến là một cách thực hành dân chủ có hiệu quả. Người lãnh đạo muốn biết r ưu điểm và khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu, không gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình. Như thế chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra thật thà dân chủ trong Đảng.
Vì vậy, đối với những biểu hiện quan liêu, cửa quyền, hách dịch “lên mặt làm quan cách mạng” với nhân dân, Hồ Chí Minh luôn nghiêm khắc phê bình. Người
nói: “Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ” [90, tr.362]. “Tác phong của những “ông quan liêu” là thiếu dân chủ, không giữ đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể,
phân công phụ trách”[96, tr.417]. Từ đó dẫn đến việc lãnh đạo, điều hành theo cảm
tính, mệnh lệnh, miệng nói dân chủ nhưng làm việc theo lối quan chủ, vi phạm đến
chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhưng dân chủ cũng phải đi đôi với tập trung, với kỷ luật của Đảng. Hồ Chí Minh khẳng định: phải kiên quyết thực hành kỷ luật trong Đảng, tức là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương. Theo Người, không có sự thoả hiệp, lơi lỏng kỷ luật, kỷ cương dưới bất cứ danh nghĩa dân chủ nào. Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân chủ và chuyên chính đi đôi với nhau. Muốn dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự vì không chuyên chính thực sự, bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của nhân dân” [94, tr.247].
Như vậy, rõ ràng, có thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng thì mới phát huy được vai trò của mỗi cán bộ, đảng viên trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Ở đâu có dân chủ rộng rãi, ở đó chủ nghĩa cá nhân không có điều kiện để tồn tại. Hơn nữa, thực hành dân chủ trong Đảng là cơ sở để thực hành dân chủ rộng rãi trong toàn xã hội, phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
- Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng.
Nhìn một cách tổng quát, tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện tự phê bình và phê bình trong chống chủ nghĩa cá nhân chính là một phương thức hoàn thiện bản thân của mỗi người, của tất cả mọi người. Xét đến cùng, đó là một trong những phương thức cơ bản giải phóng mọi tiềm năng của con người, để con người đạt tới tự do. Thực hiện được tự phê bình và phê bình, con người sẽ làm chủ và điều chỉnh được hoạt động của bản thân. hi con người nhận thức được sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội một cách tự giác, xét ở góc độ nhân cách, đó còn là lòng tự trọng, nghĩa là con người hành động do sự thôi thúc của chính mình, coi đó là nhu cầu sống và lẽ sống, chứ không bởi sự hối thúc của ngoại cảnh. hi con người đạt tới trạng thái tự do trong tự phê bình và phê bình, thì quan hệ giữa con người với con người mang đậm tính nhân bản, chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Triết lý tự phê và
phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh thực chất là triết lý tu thân, một triết lý đậm chất Hồ Chí Minh, có tính nhân văn cao cả và sâu sắc. Triết lý này góp phần quan trọng làm nên lẽ sống, lối sống của con người, đồng thời, là một nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng Cộng sản.
Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của đạo đức cách mạng; nó không ở xa, mà ở rất gần mỗi con người, ngay trong mỗi con người, luôn đồng hành với con người như hình với bóng, và chỉ xuất hiện khi lòng dạ con người không còn ngay thẳng, trong sáng. Vì vậy, Người đã cảnh báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi một con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [88, tr.301]. Theo đó, Người cho rằng, tự phê bình và phê bình là việc phải làm thường xuyên như “rửa mặt hàng ngày” của mỗi cán bộ, đảng viên. Cũng như người có bệnh nếu “giấu giếm bệnh tật trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh lâu ngày nặng thêm, nguy hiểm đến tính mạng” [88, tr.273]. Cho nên, “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh mẽ, chắc chắn, chân chính” [88, 301]. Ở đây, có thể thấy, tư tưởng của Người rất là dung dị và toát lên từ nhân cách của
Người, khi coi tự phê bình cũng chính là phê bình, là tự tách mình ra khỏi mình để
nhìn lại mình, rồi qua đó, thấy được ưu điểm để phát huy và khuyết điểm để sửa
chữa. Còn phê bình cũng lại là tự phê bình, bởi qua phê bình đồng chí mình mà mỗi
cán bộ, đảng viên thể hiện đồng thời sự nhìn lại mình một cách đầy đủ hơn. Như
vậy, những cán bộ, đảng viên nào không có gan như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói thì
sẽ làm cho Đảng suy yếu, hư hỏng. Người cũng chỉ r : “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” [88, tr.289]. Nhưng nhiều cán bộ, đảng viên trong Đảng còn có những người chưa học được, chưa làm được bốn chữ “chí công vô tư”, cho nên mắc phải chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, mỗi đảng viên, mỗi cán bộ, cần phải tự xét mình và xét đồng chí mình, ai có khuyết điểm nào, thì phải thật
thà cố gắng tự sửa chữa và giúp sửa chữa lẫn nhau. Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình.
Tự phê bình và phê bình cho đúng chẳng những không làm giảm thể diện và uy tín của cán bộ, của Đảng. Trái lại, còn làm cho sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn, do đó mà uy tín và thể diện càng tăng thêm. Người khẳng định: “Trong bao nhiêu năm hoạt động bí mật, dù bị bọn thực dân khủng bố gắt gao và Đảng ta gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm, nhưng Đảng ta ngày càng phát triển, càng mạnh mẽ và đã lãnh đạo nhân dân làm cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi. Đó là vì Đảng ta khéo dùng cái vũ khí sắc bén phê bình và tự phê bình” [94, tr.608]. Vì thế, “mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khỏe vô cùng” [88, tr.279].
Mục đích của tự phê bình và phê bình theo Hồ Chí Minh là: Với tổ chức, “cốt
để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ” [88, tr.272]; “để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng” [98, tr.622]. Nếu đoàn kết làm nên sức mạnh của Đảng thì tự phê bình và phê bình được
coi là cội nguồn sức mạnh bậc nhất của Đảng. Với các đảng viên, một mặt là để sửa
chữa cho nhau. Một mặt là để khuyến khích nhau, bắt chước nhau; là cho mọi người học lẫn ưu điểm của nhau và giúp nhau chữa những khuyết điểm. Mục đích đã đúng thì lại cần phải có một tinh thần, thái độ, cách thức thực hiện phù hợp. Đây chính là
điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm. Trong bản “Di chúc” mà Người để lại,
sau khi căn dặn Đảng ta phải thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, Người nhấn mạnh, tự phê bình và phê bình phải dựa trên “tình đồng chí
thương yêu lẫn nhau” [98, tr.622]. Đây là quan điểm riêng có của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về tự phê bình và phê bình, hàm chứa tư tưởng rất sâu xa về nhân cách làm người, mà mỗi đảng viên cần phải vươn tới.
- Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải chặt chẽ; kỷ luật Đảng phải nghiêm minh, tự giác.
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng chặt chẽ;chế độ sinh hoạt và kỷ luật đảng
nghiêm minh, tự giác giúp cho mỗi tổ chức đảng, mỗi đảng viên luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình ở mọi lúc, mọi nơi, trong từng hoàn cảnh cụ thể. Buông lỏng sự quản lý của tổ chức cũng đồng nghĩa với việc để cho cán bộ tự do, buông thả trong công việc, trong sinh hoạt và lối sống của họ. Đặc biệt, trong điều kiện Đảng cầm quyền, số đông cán bộ, đảng viên là những người có chức, có quyền; gắn liền với chức, quyền là danh và lợi. Do đó, nếu đảng buông lỏng kỷ luật sẽ dễ làm nảy sinh đầu óc cá nhân chủ nghĩa trong mỗi cán bộ, đảng viên. Vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định: “ ỷ luật của ta là kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác. Các đồng chí chúng ta cần phải ra sức giữ gìn kỷ luật sắt của Đảng” [89, tr.17].
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể hiểu kỷ luật Đảng theo hai nghĩa. Thứ
nhất, đó là toàn thể những quy định của Đảng mà mọi đảng viên phải tuân theo để
giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Thứ hai, đó là sự “trừng phạt” cá nhân
hay tập thể đảng viên nếu họ không “nghiêm túc và tự giác” thực hiện đúng “nhiệm vụ” của mình đối với Đảng. Người viết: “Đảng phải giữ kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới. Kỷ luật này là tư tưởng phải nhất trí, hành động phải nhất trí. Kỷ luật này là do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với Đảng” [88, tr.290]. Vấn đề đặt ra là, ai là chủ thể của sự nghiêm minh và lòng tự giác của việc thực
hiện kỷ luật Đảng? Nghiêm minh thuộc về tổ chức Đảng. Vì đó là kỷ luật đối với
mọi cán bộ, đảng viên, không phân biệt cán bộ cao hay thấp, là cán bộ lãnh đạo hay là những đảng viên bình thường. Hồ Chí Minh viết: “Về mặt tổ chức: Đảng phải có kỷ luật rất nghiêm. Kiên quyết chống những hiện tượng phớt kỷ luật, phớt tổ chức”
[91, tr.280]. Tự giác thuộc về mỗi cá nhân đảng viên đối với Đảng. Bởi vì Đảng
không bắt buộc ai vào Đảng, chỉ những cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Đảng có “cảm tình với Đảng”, tự nguyện vào Đảng để góp phần cùng toàn Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện cương lĩnh của Đảng và cũng là những lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Người viết: “ hông ai bắt buộc ai vào Đảng làm chiến sĩ xung phong. Đó là do sự “tự giác”, lòng hăng hái của mỗi người mà tình nguyện làm đảng viên, làm chiến sĩ xung phong” [88, tr.293]. Tuy nhiên, có những người, sau khi vào Đảng, vì bị chủ nghĩa cá nhân chi phối nên “cậy mình là người của Đảng”, “công thần cách mạng”, rồi đâm ra ngang tàng, không giữ gìn kỷ luật,
không thi hành nghị quyết của Đảng và của Chính phủ” [88, tr.326]. Thế là họ kiêu ngạo, họ phá kỷ luật của Đảng, của Chính phủ. Vì vậy, Người kiên quyết rằng: “Cần phải mời các ông đó xuống công tác hạ tầng, khép họ vào kỷ luật, để chữa tính kiêu ngạo, thói quan liêu cho họ và để giữ vững kỷ luật của Đảng” [88, tr.326] .
Cũng theo Hồ Chí Minh, thực hành kỷ luật, tức là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương. Đảng viên phải hăng hái tham gia sinh hoạt nội bộ và công tác, kiên quyết chấp hành chính sách và nghị quyết của Đảng, đấu tranh