Nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 41 - 45)

1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

2.1.2. Nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân

Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa cá nhân là sản phẩm tất yếu của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Nó là tư tưởng chủ đạo chi phối mọi ý nghĩ, tình cảm và việc làm của giai cấp bóc lột trong các chế độ cũ. Người viết:

Trong xã hội cũ, bọn phong kiến địa chủ, bọn tư bản và đế quốc thẳng tay áp bức, bóc lột những tầng lớp người khác, nhất là công nhân và nông dân. Chúng cướp của chung do xã hội sản xuất ra, làm của riêng của cá nhân chúng, để chúng “ngồi mát ăn bát vàng”. Nhưng miệng chúng luôn luôn huênh hoang những danh từ “đạo đức”, “tự do”, “dân chủ” v.v.. [94, tr.601].

Dưới sự cai trị của giai cấp bóc lột, người dân bị đẩy vào tình trạng “hấp hối trong vòng tử địa”, họ không có quyền tự do, bình đẳng, “họ chỉ có nghĩa vụ như nộp sưu, đóng thuế, đi lính, đi phu mà không có quyền lợi” [91, tr.264]. Người viết: “Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn trang điểm cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác ái, Bình đẳng, v.v..” [84, tr.93]. Như thế, vượt lên những nhà yêu nước tiền bối, đồng thời đứng vững trên lập trường mácxít, Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ nguyên nhân sâu xa của tình trạng bất công, phi nhân tính trong xã hội thực dân là “vì một

số ít người đã chiếm làm tư hữu những tư liệu sản xuất của xã hội” [91, tr.247] và

dùng nó để chiếm đoạt công sức lao động của người khác. “Trong xã hội có giai cấp bóc lột thống trị, chỉ có lợi ích cá nhân của một số rất ít người thuộc giai cấp thống trị là được thỏa mãn, còn lợi ích cá nhân của quần chúng lao động thì bị giày xéo” [94, tr.610]. Điều này khẳng định, chủ nghĩa cá nhân chính là sản phẩm của xã hội người bóc lột người, dựa trên chế độ tư hữu, là sự đối lập giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Do đó, theo Người, cơ sở nảy sinh, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa cá nhân là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất cần phải được xóa bỏ. Từ đó, Người cho rằng: “ hông có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa” [94, tr.610].

Với quan điểm lịch sử cụ thể, khi bàn đến nguồn gốc xuất hiện chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh còn chỉ ra những nguồn gốc về tâm lý, thói quen, tàn dư của chế độ cũ, v.v.. vốn là hệ quả của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nói trên. Người cho rằng, thói quen và truyền thống lạc hậu nảy sinh từ nền nông nghiệp tiểu nông lúa nước vẫn còn tồn tại trong cách nghĩ cách làm của một bộ phận nhân dân, cán bộ, đảng viên. Người chỉ r : “Sinh trưởng trong xã hội cũ, chúng ta ai cũng mang trong

mình hoặc nhiều hoặc ít vết tích xấu xa của xã hội đó về tư tưởng, về thói quen...” [94, tr.601 - 602]; “những thói xấu đó có đã lâu, nhất là trong 80 năm nô lệ” [88, tr.303]. Theo Người, thói quen, tâm lý tiểu nông mang những yếu tố tiêu cực, lạc hậu không chỉ tác động đến con người trong xã hội cũ, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, tình cảm, hành vi con người trong xã hội mới, trong đó có đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đó là tư duy thiển cận chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt, nhỏ bé mà thiếu tầm nhìn xa, trông rộng, kết bè phái, cục bộ, phe cánh nhằm tranh quyền, đoạt lợi cho mình và cho gia đình của mình, gây mất đoàn kết nội bộ v.v.. Cách suy nghĩ, hành động của họ không vượt ra ngoài lợi ích cá nhân nhỏ hẹp. Đây chính là sự lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, những thói quen và truyền thống lạc hậu này không dễ ngày một ngày hai thay đổi được. Do đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh, sự nghiệp xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa đòi hỏi “chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm” [94, tr.92].

Cùng với thói quen và truyền thống lạc hậu, theo Hồ Chí Minh, do thoát thai từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nên những tàn dư của văn hóa nô dịch thực dân cũng là nguyên nhân khiến cho chủ nghĩa cá nhân còn tồn tại trong xã hội ta. Từ đầu thế kỷ XIX cho đến khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến nghèo nàn, lạc hậu. Chế độ phong kiến đang trên bước đường suy vong với bộ máy quan chức chuyên quyền, độc đoán, hà lạm của công, bóc lột mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân để ăn chơi xa đọa; hống hách, sách nhiễu nhân dân. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn khi thực dân Pháp vào xâm lược nước ta. Thực dân Pháp thi hành chính sách khai thác thuộc địa, độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị, biến Việt Nam vốn là nước phong kiến thành nước thuộc địa nửa phong kiến, dẫn đến những biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội. Có thể nói, chính sách cai trị của Pháp đã khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân, khiến đội ngũ quan chức sa vào việc ăn chơi, hưởng thụ, ích kỷ, chỉ biết lợi ích của cá nhân mà không nghĩ đến lợi ích chung của dân tộc. Cũng từ ảnh hưởng của văn hóa nô dịch thực dân, khiến cho một bộ phận nhân dân chỉ lo nghĩ đến bản thân mình mà không biết đến lợi ích của của cộng đồng, của xã hội.

Về điều này, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hóa dân tộc chúng ta bằng

những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác” [87, tr.7].

Chính điều kiện lịch sử này đã làm nảy sinh chủ nghĩa cá nhân trong xã hội. Cũng chính điều kiện lịch sử này đã dẫn dắt Hồ Chí Minh nhận thức được tội ác của thực dân phong kiến, sự thối nát của chế độ chính trị với bộ máy nhà nước quan liêu, hách dịch, bòn rút của công, quan lại ăn chơi xa xỉ, v.v.. mà chúng áp đặt lên nước ta, cũng như yêu cầu cấp bách về xây dựng một chính quyền trong sạch, trong đó, cán bộ, viên chức nhà nước phải thật sự là công bộc của nhân dân và những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong môi trường quyền lực chính trị như chủ nghĩa cá nhân cần phải được tiêu trừ.

Bên cạnh những nguồn gốc khách quan nói trên, chủ nghĩa cá nhân còn nảy sinh từ những nguyên nhân chủ quan. Ở đây, Hồ Chí Minh chỉ r nguyên nhân chủ

quan làm nảy sinh chủ nghĩa cá nhân bao gồm hai mặt. Một mặt, theo Người, do cán

bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện và học tập để chủ nghĩa cá nhân phát triển, chi phối. Họ nặng tính thực dụng, thiếu tu dưỡng rèn luyện thường xuyên nên ý thức giác ngộ, lập trường giai cấp phai nhạt, tư tưởng hưởng thụ, bệnh gia trưởng, hẹp hòi ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy chi phối suy nghĩ và hành vi. Do lười học tập, nghiên cứu lý luận chính trị, “không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ” [98, tr.547] dẫn tới nhận thức, giác ngộ về hệ tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong không ít cán bộ, đảng viên yếu kém. Vì thế họ càng xa dân, không được nhân dân ủng hộ trong thực tế. Đó là nguy cơ lớn liên quan đến sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Có thể thấy, việc thiếu tu dưỡng, rèn luyện và học tập để nâng cao năng lực, phẩm chất cách mạng vừa là biểu hiện, vừa là nguyên nhân hình thành chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên của

Đảng. Mặt khác, chủ nghĩa cá nhân nảy sinh còn do nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt

đảng, pháp luật của nhà nước chưa hoàn bị, chưa nghiêm; việc quản lý đảng viên, cán bộ bị buông lỏng; tình trạng thiếu chặt chẽ trong quản lý cán bộ, đảng viên; việc kiểm tra, giám sát hoạt động của đảng viên chưa tốt; đấu tranh chống tiêu cực và xử lý vụ việc chưa nghiêm, chưa triệt để; nắm bắt diễn biến tư tưởng cán bộ, đảng viên

chậm, thiếu đầy đủ. Nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng nhiều nơi bị vi phạm; quy chế dân chủ còn nặng về hình thức, thiếu cơ chế thực tế để thực hiện, ở nhiều nơi, nhiều tổ chức nguyên tắc này bị một số người cơ hội lợi dụng để phục vụ mục đích cá nhân. Chính điều đó đã dẫn tới tệ bè phái, cục bộ, thiếu thống nhất trong từng tổ chức đảng; không chọn được đúng người để phân công đúng việc, bỏ sót nhiều người có phẩm chất, năng lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)