Tác hại của chủ nghĩa cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 50 - 53)

1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

2.1.5. Tác hại của chủ nghĩa cá nhân

Chủ nghĩa cá nhân gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể khái quát những quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về tác hại của chủ nghĩa cá nhân ở những nội dung chính sau:

Về chính trị, theo Hồ Chí Minh, tác hại lớn nhất mà chủ nghĩa cá nhân gây ra

về mặt chính trị đó là làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, với cách mạng. Những cán bộ mắc căn bệnh cá nhân chủ nghĩa dễ đi đến phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, phủ nhận tính đúng đắn của sự lựa chọn con đường phát triển dân tộc. Vì thế, “tinh thần đấu tranh và tính tích cực của họ bị kém sút, chí khí anh dũng và phẩm chất tốt đẹp của con người cách mạng cũng kém sút; họ quên rằng tiêu chuẩn số một của người cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng” [94, tr.605]. Họ không tích cực học tập, nghiên cứu lý luận chính trị, bằng lòng với những nhận thức giản đơn, mơ hồ về chủ nghĩa Mác - Lênin, về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. “Có đồng chí học thuộc lòng một số sách vở về chủ nghĩa Mác - Lênin. Họ tự cho mình là hiểu

biết chủ nghĩa Mác - ênin hơn ai hết. Song khi gặp việc thực tế, thì họ hoặc là máy móc, hoặc là lúng túng,… Học sách vở Mác - ênin nhưng không học tinh thần Mác - Lênin. Học để trang sức chứ không phải học để vận dụng vào công việc cách mạng” [94, tr.611]. Không những vậy, khi suy thoái về tư tưởng, chính trị, một số người còn mất cảnh giác, bị động trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Từ đó, họ không kiên quyết phê phán, đấu tranh với những quan điểm sai trái, thậm chí dễ dàng tin vào những lập luận ngụy biện, xuyên tạc về cách mạng, dẫn tới hoài nghi về quan điểm, đường lối của Đảng. Như vậy, chủ nghĩa cá nhân nếu không được ngăn chặn sẽ làm ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, làm ruỗng nát bộ máy Đảng, Nhà nước từ bên trong, gây ra mất đoàn kết nội bộ; cản trở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều này sẽ dẫn tới hệ quả tất yếu là làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ - một trong những nguy cơ đe dọa sự ổn định về chính trị và sự tồn vong của chế độ.

Về kinh tế, chủ nghĩa cá nhân gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà

nước, của tập thể và của nhân dân. Bởi tiền của của Nhà nước, của nhân dân không chỉ bị biến thành tài sản riêng của cá nhân mà thậm chí còn bị lãng phí và thất thoát một lượng lớn. Về điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Hiện nay có những cuộc khai hội, những lễ kỉ niệm, những đám yến tiệc tốn hàng vạn, hàng chục vạn… Trong lúc công nghệ cần phải xây dựng, đồng bào đang bị thiếu thốn, chúng ta không thể tha thứ những việc phô trương, lãng phí như vậy” [90, tr.367]. Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết “chống cách tiêu dùng bừa bãi tiền của của nhân dân và vốn liếng của Chính phủ” [90, tr.367], bởi “trộm cắp tiền bạc của nhân dân, tổn hại kinh tế của Chính phủ, cũng là mật thám, phản quốc, nếu không phải là tệ hơn nữa” [90, tr.368]. Ở mức độ thấp hơn, một số cán bộ, đảng viên lạm dụng quyền hạn, chức vụ trong khi thi hành công vụ nhũng nhiễu, hạch sách nhân dân, làm mất thời gian, công sức, tiền bạc của nhân dân. Hồ Chí Minh từng nói, “khi gặp công việc không biết tìm đủ cách giải thích cho dân hiểu... song, vì muốn làm cho được việc, rồi dùng cách hạ mệnh lệnh, cách áp bức, phạm vào thói quan liêu, quân phiệt, đến nỗi Chính phủ hoặc Đảng phải trừng phạt” [88, tr.286]. Nếu xét từng trường hợp một thì giá trị vật chất bị lãng phí có thể không quá lớn, nhưng nếu tổng hợp những vụ việc diễn ra thường

xuyên, liên tục trong đời sống hằng ngày của nhân dân thì con số bị thất thoát đã ở mức độ nghiêm trọng.

Về văn hóa - xã hội, chủ nghĩa cá nhân làm tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức

nhà nước, xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội. Khi chuẩn mực xã hội bị phá vỡ càng làm cho chủ nghĩa cá nhân phát triển. Cán bộ, đảng viên sa vào chủ nghĩa cá nhân do được thúc đẩy bởi những lợi ích phi pháp, bất chính sẽ sẵn sàng bẻ cong, chà đạp hoặc phá vỡ các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn

mực xã hội, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Lún sâu vào chủ nghĩa cá nhân, nhiều

cán bộ, đảng viên không chỉ suy giảm mà còn đánh mất lý tưởng cao đẹp là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, bám vào vị trí lãnh đạo, lợi dụng quyền lực, mưu lợi cá nhân. “Họ quên mất tác phong gian khổ, phấn đấu, lạt lẽo với công việc cách mạng, xa rời Đảng, xa rời quần chúng. Dần dần họ mất cả tư cách và đạo đức người cách mạng, sa vào tham ô hủ hóa và biến thành người có tội với Đảng, với Chính phủ, với nhân dân” [92, tr.509]. Vì lún sâu vào chủ nghĩa cá nhân, nhiều cán bộ, đảng viên đã đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc, lãnh đạm, thờ ơ trước cuộc sống khổ cực của đồng bào, không có niềm tin vào nhân dân, vào tiền đồ của cách mạng. Do đó mà họ không sẵn lòng chịu khổ cực trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ.

Về con người, chủ nghĩa cá nhân gây hại trước hết với chính bản thân con

người, sau đó gây hại đến những người xung quanh và gây hại đối với toàn xã hội. Với Hồ Chí Minh, “đầu tiên là công việc đối với con người” và mục đích cuối cùng là giải phóng con người, giải phóng loài người nên điều mà Người luôn trăn trở đó

là chủ nghĩa cá nhân trước hết làm tha hóa chính con người. Vì bị chủ nghĩa cá

nhân chi phối nên con người cá nhân chủ nghĩa chỉ thấy hạnh phúc ở sự tìm kiếm,

đấu tranh cho lợi ích của riêng mình; sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, bất chấp cả đạo đức và pháp luật để thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích của mình; thậm chí sẵn sàng hy sinh lợi ích dân tộc, quê hương, đất nước, để bảo vệ lợi ích cá nhân của họ. Những người sống theo quan niệm này, suốt đời chạy theo chủ nghĩa vị kỷ, họ không thể có hạnh phúc thực sự theo đúng nghĩa của nó. Như thế, chủ nghĩa cá

thế phát triển của loài người. Theo Hồ Chí Minh, chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân nó sẽ “ngăn trở” người cán bộ, đảng viên phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc, làm mất lòng tin cậy của dân với Đảng. Do vậy, chủ nghĩa cá nhân là mặt trái, là yếu tố kìm hãm sự phát triển của cá nhân trong xã hội mới.

Như vậy, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chủ nghĩa cá nhân vẫn đang tác oai tác quái, bởi “trong Đảng ta còn có những người chưa học được, chưa làm được bốn chữ “chí công vô tư” [88, tr.295]. Song thực ra, theo Hồ Chí Minh “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. òng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những đức tính tốt… ngày càng thêm” [88, tr.291]. Tuy nhiên, trong Đảng vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên chưa thấy hết được tác hại của chủ nghĩa cá nhân, của lối sống cá nhân chủ nghĩa, và như vậy chừng nào chủ nghĩa cá nhân còn tồn tại trong suy nghĩ, nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên thì khi đó sẽ còn là một trở ngại lớn đối với tổ chức đảng và ngay chính bản thân của người cán bộ, đảng viên trong quá trình phấn đấu thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)