Giải pháp phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 137 - 143)

1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

4.2.3. Giải pháp phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

chủ nghĩa cá nhân

Hiện nay, thực hiện những yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thuận lợi còn chịu sự chi phối từ mặt trái của cơ chế thị trường, những tiêu cực nảy sinh trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Do đó, chủ nghĩa cá nhân có điều kiện phát triển với những biểu hiện phức tạp, tinh vi. Do đó, để chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, việc phát huy cao độ sự tham gia của nhân dân vào cuộc đấu tranh này là một trong những giải pháp rất quan trọng. Phát huy vai trò của nhân dân trong chống chủ nghĩa cá nhân

hiện nay cần được xem xét từ hai mặt. Một mặt, từ phía nhân dân, phải nâng cao

nhận thức, sự giác ngộ chính trị của nhân dân, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, tính tích cực, sáng tạo của nhân dân đối với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

trong cán bộ, đảng viên. Mặt khác, từ phía Đảng và Nhà nước, phải nâng cao nhận

thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng và chính quyền đối với nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, tạo điều kiện về tổ chức, cơ chế, chính sách, pháp luật để phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù nguy hiểm này.

Thứ nhất, thực hành dân chủ, đề cao và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Để nhân dân tự giác phát huy sức lực và trí tuệ của mình vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, cần phải thực hành dân chủ rộng rãi, để làm sao thực sự dân là chủ và dân làm chủ. Phải từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ từ trong Đảng đến dân chủ ngoài xã hội được thực hiện trong thực tế ở các cấp, các địa bàn, các lĩnh vực. Cần xây dựng các thiết chế, thể chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; từng bước thực hiện

Bên cạnh đó, cần đổi mới, cải tiến quy chế bầu cử (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp) để khắc phục tính hình thức trong bầu cử, tạo điều kiện cho người dân thực sự có quyền lựa chọn những người xứng đáng thay mặt mình gánh vác công việc chung của đất nước và địa phương, đây là quyền quan trọng nhất của người dân. Cần cải tiến việc tiếp xúc cử tri sao cho thực chất để lãnh đạo Đảng, Nhà nước có thể nghe được tiếng nói thật của người dân. Đồng thời, đổi mới cơ chế và quy trình ra quyết định lãnh đạo, quản lý theo hướng phát triển dân chủ, phát huy vai trò của nhân dân trong việc tham gia xây dựng chủ trương, chính sách. Chính những ý kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Nhân dân phải là người tham gia đầu tiên khi hình thành các quyết định.

Cần tiếp tục thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Quy chế dân vận trong hệ thống chính trị, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong các công việc hằng ngày ở ngay trên địa bàn trực tiếp nhất. Thực hiện cơ chế để nhân dân đóng góp ý kiến, giám sát công việc của Đảng, Nhà nước, nhất là trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, các kế hoạch, quy hoạch, chương trình, dự án phát triển quan trọng; giám sát hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên, công chức; định kỳ lấy ý kiến góp ý, phê bình của nhân dân. Phát huy vai trò

của Thanh tra nhân dân (thanh tra thường xuyên và thanh tra vụ việc), của hội nghị

cán bộ, công chức hằng năm ở các cơ quan, đơn vị. hông những vậy, cần có chế độ cung cấp thông tin cho nhân dân và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trước nhân dân. Cán bộ, đảng viên phải nêu gương trước nhân dân, thực hiện tốt Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, giải quyết yêu cầu công việc của nhân dân; cần có quy định về dân chủ trong Đảng và chế độ trách nhiệm đối với nhân dân. Cần nghiên cứu để sớm ban hành một số luật liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân như uật trưng cầu ý dân, uật quyền thông tin, v.v..

Thứ hai, tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay không chỉ là trách nhiệm của bản thân mỗi cán bộ, đảng viên, của tổ chức hay đơn vị chức năng nào, mà nó phải được coi là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Nghĩa là, nó đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân. Mặt trận Tổ quốc các cấp cần làm tốt vai trò giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tính hiệu quả của chúng; đồng thời, ngăn ngừa các loại hành vi tham nhũng chính sách, nhất là những chính sách hướng tới an sinh xã hội cho các đối tượng người nghèo, giám sát việc sử dụng các quỹ từ thiện, nhân đạo.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp cũng cần tập trung giám sát các mặt công tác của chính quyền các cấp, như hoạt động tiếp công dân, việc công khai nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước, công tác tổ chức - cán bộ; tạo cơ chế, diễn đàn, phương tiện để nhân dân tham gia tự phát hiện, tố cáo các hành vi chủ nghĩa cá nhân của cán bộ, công chức các cấp, các ngành. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tiếp nhận, phân loại đơn, thư của công dân để chuyển tải, kiến nghị kịp thời tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như giám sát việc giải quyết các loại đơn, thư đó. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp cần tích cực phối hợp với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc giám sát công tác đấu tranh chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở các khu dân cư; nhắc nhở, đôn đốc hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát cộng đồng trong việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, chỉnh trang đô thị, xây dựng nông thôn mới.

Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc, như Tổng liên đoàn ao động Việt Nam, Hội iên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, cần chủ động, tích cực thực hiện tuyên truyền rộng rãi trong toàn dân về tác hại, biểu hiện mới của chủ nghĩa cá nhân và cách thức nhận diện, ngăn chặn căn bệnh này đối với những thành viên, hội viên thuộc tổ chức của mình tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy

phạm pháp luật về chống chủ nghĩa cá nhân; tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước; phối hợp thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm của các cấp chính quyền, trong đó có chương trình, kế hoạch đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Thứ ba, thu hút sự tham gia chủ động, tích cực, tự giác của người dân vào

cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.

Thu hút sự tham gia chủ động, tích cực, tự giác của người dân vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân cũng là một trong nội dung hết sức quan trọng để đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, thực tế hiện nay lại cho thấy, không dễ để phát huy tiềm năng to lớn đó, vì chủ thể của căn bệnh chủ nghĩa cá nhân thường là những cán bộ, đảng viên có chức có quyền, trong khi mỗi cá nhân công dân lại chẳng có phương tiện hữu dụng nào ngoài lòng nhiệt tình, sự hăng hái vì lợi ích quốc gia, cộng đồng. Do đó, nếu không có cơ chế để động viên, khuyến khích người dân tham gia đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên; nếu không có chế tài và biện pháp đủ mạnh để bảo vệ những người dân dám tuyên chiến với những kẻ cá nhân chủ nghĩa thì nỗi lo bị trả thù, nỗi sợ sức mạnh công quyền có thể làm thui chột các nỗ lực dân sự trong cuộc đấu tranh này.

Vì vậy, để thu hút sự tham gia chủ động, tích cực, tự giác của nhân dân, trước hết, Đảng và Nhà nước cần nâng cao ý thức giác ngộ của nhân dân về chủ thể của căn bệnh cá nhân chủ nghĩa, về biểu hiện, diện mạo, thủ đoạn thực hiện các hành vi cá nhân chủ nghĩa thường xảy ra trong đội ngũ này, về tác hại của chủ nghĩa cá nhân nhằm mục tiêu đầu tiên là nhân dân dự phòng, tự quản, tự bảo vệ trước tác hại, hậu quả của chủ nghĩa cá nhân; từ đó, không tiếp tay cho những hành vi cá nhân chủ nghĩa của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để mọi người biết phân biệt việc bảo vệ lợi ích cá nhân chân chính với chủ nghĩa cá nhân là hai nội dung khác nhau về bản chất. Bảo vệ lợi ích cá nhân chân chính là bảo vệ những lợi ích được pháp luật thừa nhận, bảo vệ; những lợi ích này không mâu thuẫn với lợi ích của người khác, của tập thể, cộng đồng, xã hội và cao hơn là lợi ích của Tổ quốc, dân tộc. Bên cạnh đó, cũng cần phải chú trọng giáo dục, tuyên

truyền cho mọi tầng lớp, lứa tuổi trong xã hội, để từ ấu thơ đã không ích kỷ, chỉ nghĩ đến cá nhân mình, mà phải biết chia sẻ với những người khác. Việc tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, chống chủ nghĩa cá nhân đòi hỏi phải kiên trì, thường xuyên, liên tục, đồng bộ, có sự phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Cần tuyên dương những tấm gương người tốt việc tốt và nhân rộng những điển hình tốt, hình thành trong xã hội và trong mỗi người niềm tin về chân - thiện - mỹ.

Đồng thời, Đảng và Nhà nước cần vận động đông đảo quần chúng nhân dân tự giác, tích cực, chủ động tố cáo, tố giác những cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; cung cấp cho các cơ quan chức năng nhà nước những bằng chứng xác thực về những hành vi như vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu vì vụ lợi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đục khoét tiền của của nhân dân. Mặt khác, cần chủ động lựa chọn, bồi dưỡng và phát huy tốt vai trò của những người có uy tín trong các cộng đồng dân cư, như người cao tuổi, tổ trưởng dân phố/ trưởng thôn, trưởng tộc, các vị chức sắc tôn giáo.v.v.. làm hạt nhân, nòng cốt đi đầu, tham gia vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở địa phương, qua đó, những lực lượng “chủ chốt” nêu trên sẽ vận động nhân dân tích cực tham gia và duy trì hoạt động phòng, chống chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên một cách thường xuyên và bền vững. Sự định hướng hình thành dư luận xã hội trong các cộng đồng dân cư phê phán, lên án những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có thể khiến cho những cán bộ, đảng viên có ý định cá nhân chủ nghĩa phải “chùn tay, dừng bước”.

Thứ tư, phát huy vai trò của báo chí, truyền thông đối với cuộc đấu tranh

chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên.

Sinh thời, để tạo thành dư luận xã hội mạnh mẽ, rộng rãi có định hướng, Hồ Chí Minh rất chú trọng vai trò của báo chí, Người đã viết nhiều bài, trong đó có những bài trở thành mẫu mực về nội dung và nghệ thuật chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên. Thực hiện lời dạy của Người, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay, các cơ quan

báo chí cần tăng cường tuyên truyền rộng rãi trong toàn Đảng, toàn dân ta về tác hại và những biểu hiện mới của chủ nghĩa cá nhân, để từ đó nhận diện và có biện pháp ngăn chặn. Để tiếp tục phát huy vai trò quan trọng này, trước hết, các loại hình báo chí, các nhà xuất bản hiện nay cần dành thời lượng nhiều hơn cho việc đăng tải những thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh chống những biểu hiện và tác hại của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên; qua đó, tích cực tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về yêu cầu cần thiết phải chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông cần đầu tư lập mới, mở rộng, nâng cấp các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống căn bệnh chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, đăng tải và xuất bản kịp thời các tin, bài, sách phản ánh các vụ việc, hành vi cá nhân chủ nghĩa, định hướng dư luận lên án mạnh mẽ những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức. Những phóng sự, bài viết, cuốn sách chuyên sâu kiểu này giúp người đọc, người nghe là cán bộ, công chức, nhân dân có điều kiện nhận thức, hiểu biết sâu hơn về chủ nghĩa cá nhân; qua đó, tăng thêm quyết tâm tham gia vào cuộc chiến chống lại căn bệnh này. Bên cạnh việc phê phán, lên án chủ nghĩa cá nhân, báo chí, truyền thông cũng cần tập trung phản ánh, biểu dương, động viên kịp thời những tấm gương điển hình trong công tác đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, như những tập thể, cán bộ, đảng viên kiên quyết không khoan nhượng với hành vi cá nhân chủ nghĩa xảy ra trong cơ quan, đơn vị; những cá nhân đứng ra tố cáo hiện tượng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; giúp các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý những vụ việc do chủ nghĩa cá nhân gây ra. Thực tế cho thấy, rất nhiều những hiện tượng tiêu cực xảy ra được cơ quan báo chí phát hiện, đưa tin rồi sau đó cơ quan chức năng mới vào cuộc để xử lý. Nhiều vụ phạm tội, nhất là phạm tội tham nhũng nghiêm trọng cũng do báo chí phanh phui, phát hiện, sau đó được Chính phủ chỉ đạo và các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Báo chí, truyền thông phải thực sự trở thành diễn đàn của nhân dân, phản ánh chính xác dư luận xã hội, ý kiến phản hồi của nhân dân về những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. hi có những thông tin, dư luận xã hội về vụ việc cá nhân chủ nghĩa mang tính nhạy cảm, phức tạp, tính chất đặc biệt nghiêm trọng.v.v.. thì báo chí, truyền thông phải đăng tải, xuất bản kịp thời đường lối, quan điểm chính thống của Đảng, Nhà nước, ý kiến kết luận chính thức các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm định hướng, điều chỉnh dư luận xã hội; tránh việc lan truyền những tin tức thất thiệt, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của Nhà nước, uy tín, danh dự của cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 137 - 143)