Thực trạng chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viê nở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 90 - 110)

1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

3.2.1. Thực trạng chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viê nở nước ta hiện nay

Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách.

3.2. Thực trạng chống chủ nghĩa cá nhân theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên ở nƣớc ta hiện nay và nguyên nhân bộ, đảng viên ở nƣớc ta hiện nay và nguyên nhân

3.2.1. Thực trạng chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay hiện nay

3.2.1.1. Thực trạng phát huy vai trò của công tác xây dựng Đảng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay

- Vấn đề thực hành dân chủ trong Đảng:

Suốt chặng đường gần 90 năm qua, trong từng giai đoạn cách mạng cũng như từng nhiệm vụ cụ thể, vấn đề phát huy dân chủ trong Đảng luôn được coi trọng trong hoạt động, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng từ Trung ương tới cơ sở. Trong các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn khẳng định phải phát huy dân chủ trong sinh hoạt, coi trọng và thực hiện đúng quy chế làm việc, thực hiện nghiêm kỷ luật Đảng. hông những vậy, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng còn mở rộng nội hàm của phát huy dân chủ trong Đảng, đó là: “Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân” [38, tr.48]. Trong Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI), Đảng đã ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng. Đây là một nét mới trong công tác tổ chức, sinh hoạt đảng, là bước tiến trong quá trình thực hiện dân chủ trong Đảng. Quy chế bầu cử trong Đảng là văn kiện quan trọng, phù hợp với tình hình thực tiễn xây dựng Đảng và yêu cầu bầu cử trong Đảng hiện nay nhằm đảm bảo cho việc bầu cấp ủy các cấp được thực hiện chặt chẽ, đúng nguyên tắc, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao trong các tổ chức đảng. Việc thực hiện nghiêm dân chủ đã góp phần đảm bảo giữ nghiêm kỷ luật Đảng, phát huy được trí tuệ tập thể trong xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, tạo sự đồng thuận cao trong Đảng và trong xã hội; khắc phục được những biểu hiện nghi kỵ,

hiềm khích, bằng mặt nhưng không bằng lòng, thiếu tôn trọng nhau trong sinh hoạt và hoạt động. Đồng thời, là cơ sở để đấu tranh ngăn chặn các hiện tượng độc đoán, chuyên quyền, cục bộ địa phương, dân chủ hình thức.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ, ở nhiều tổ chức đảng cũng còn bộc lộ không ít bất cập, với biểu hiện hình thức; chưa gắn việc thực hiện dân chủ với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và chức trách của từng cá nhân. Các quy chế, quy định về phát huy dân chủ ở cơ sở tuy đã ban hành, nhưng một số cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện thiếu nghiêm túc, không triệt để dẫn đến vi phạm quyền dân chủ trong Đảng. Về điều này, Đại hội XI của Đảng cũng khẳng định: “Hiện tượng cán bộ lãnh đạo độc đoán, mệnh lệnh, trù dập, ức hiếp quần chúng còn xảy ra ở một số nơi, có khi rất trắng trợn. Trong khi tình trạng mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức còn nặng thì những biểu hiện dân chủ cực đoan, tự do vô kỷ luật cũng không ít” [39, tr.22 - 23]. Ở nhiều cấp bộ đảng, “Nguyên tắc tập trung dân chủ còn bị vi phạm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng” [38, tr.175 - 176.]. hông ít cấp ủy và tổ chức đảng thiếu tôn trọng và phát huy quyền của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới. hông ít cán bộ lãnh đạo chưa quen với ý kiến phản biện, những thông tin ngược chiều, không thích nghe ý kiến khác với ý kiến của mình. Còn thiếu những cơ chế cụ thể có hiệu lực bảo đảm phát huy dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.

- Công tác tự phê bình và phê bình trong nội bộ Đảng:

Quán triệt và thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để đấu tranh chống lại căn bệnh chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, Đảng luôn nhấn mạnh đến việc thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả tự phê bình và phê bình để không ngừng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu trong tình hình mới. Hiện nay, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở nước ta đã có những dấu hiện tích cực nhất là từ sau khi tiến hành thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa XI, mà vũ khí chủ yếu và sắc bén nhất là tự phê bình và phê bình trong Đảng.

Nhờ đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng từng bước được đổi

mới; vai trò lãnh đạo của Đảng từng bước được giữ vững, niềm tin của nhân dân với Đảng từng bước được củng cố; đội ngũ cán bộ, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt [39, tr.18].

Trong 5 năm (chủ yếu là 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI), toàn Đảng đã xử lý kỷ luật gần 1.400 tổ chức đảng và hơn 74.000 đảng viên ở các cấp. Trong số bị kỷ luật, có 82 tỉnh ủy viên và tương đương; hơn 1.500 huyện ủy viên và tương đương; gần 3.000 đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức cách chức; hơn 8.700 bị khai trừ ra khỏi Đảng và hơn 4.300 cán bộ, đảng viên phải xử lý bằng pháp luật. Thông qua công tác tự phê bình và phê bình, mỗi tổ chức, mỗi cán bộ, đảng viên có điều kiện “nhìn nhận lại mình, suy ngẫm về mình, tự chấn chỉnh lại mình, xốc lại đội ngũ để làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh và củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân với Đảng” [8, tr.310]. Trong

Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân Bộ Chính

trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Đảng ta đã khẳng

định: “Tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tự giác xem xét, nhìn lại mình để phát huy ưu điểm, tiếp thu ý kiến góp ý và sửa chữa ngay một số khuyết điểm, góp phần đẩy mạnh thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, trong đó có Nghị quyết Trung ương 4” [8, tr.314]. Mặt khác, khi đẩy mạnh hoạt động tự phê bình và phê bình nhiều cán bộ, đảng viên cũng có điều kiện hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, đổi mới lề lối làm việc; nghiêm khắc với mình hơn, giữ gìn đạo đức, lối sống. “Nhiều đồng chí phát biểu, đợt sinh hoạt này như là một lớp học, qua đây đã thu nhận được rất nhiều điều bổ ích, sâu sắc, tự thấy mình trưởng thành hơn, đoàn kết, gắn bó hơn” [8, tr.316].

Thực tế vừa qua cũng cho thấy, ngay trong quá trình chuẩn bị và tiến hành tự kiểm điểm, phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, công tác này cũng đã tạo được một số chuyển biến khá r như: Phát huy ngay các nhân tố tích cực, siết lại kỷ luật, kỷ cương, có tác dụng cảnh báo răn đe, cảnh tỉnh và góp phần ngăn chặn các hành vi tiêu cực. Qua kiểm điểm, một số đồng chí bị thi hành kỷ luật; nhiều đồng chí thừa nhận bản thân có khuyết điểm, như: trong công tác và sinh hoạt còn nể nang, né tránh, ngại va chạm; “dĩ hòa vi quý”, thấy đúng không

kiên quyết bảo vệ, thấy sai không mạnh dạn đấu tranh, chưa hết lòng, hết sức vì dân, chưa làm tròn bổn phận, chức tránh được giao.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, theo yêu cầu của tổ chức đảng, các cấp ủy, đảng viên đã thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, tự phê bình và phê bình ở nhiều tổ chức đảng rất hình thức, chung chung. Điều dễ nhận thấy là các tổ chức đảng, các cấp ủy đảng đã tiến hành nhiều đợt tự phê bình và phê bình nhưng hầu như chưa có vụ tham nhũng, tham ô, lãng phí, hối lộ lớn nào do tự phê bình và phê bình phát hiện ra. Công lao ấy chủ yếu do quần chúng phát hiện, tố cáo, báo chí lên tiếng hoặc do tranh giành lợi ích, tranh công, đổ tội trong nội bộ cơ quan vỡ lở ra. Vụ Vinashin vừa qua là một ví dụ điển hình về sự yếu kém của tự phê bình và phê bình trong Đảng. Số vụ án lớn liên quan đến tham nhũng, hối lộ do quần chúng phát hiện lớn hơn rất nhiều so với số vụ phát hiện qua tự phê bình và phê bình trong Đảng và cơ quan Nhà nước. Điển hình, vụ việc gần đây của nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng là một minh chứng cho những hạn chế, bất cập nói trên. Theo kết luận của Ủy ban iểm tra

Trung ương, ông Vũ Huy Hoàng đã có những vi phạm, khuyết điểm: Một là, thiếu

gương mẫu, đồng thời có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều

động con trai ông. Hai là, thực hiện không đúng các quy định của Đảng và Nhà

nước trong việc cho chủ trương tiếp nhận và bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh vào các

vị trí quan trọng trong Bộ Công Thương. Ba là, mặc dù biết Trịnh Xuân Thanh có

sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, nhưng vẫn đồng ý với đề nghị của Tỉnh ủy Hậu Giang cho thuyên chuyển và bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016; thực hiện không đúng thẩm quyền khi đề nghị Tỉnh ủy Hậu Giang tạo điều

kiện cho Trịnh Xuân Thanh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang. Bốn

là, chỉ đạo đánh giá, quy hoạch, đề nghị phê duyệt quy hoạch thứ trưởng đối với

Trịnh Xuân Thanh và một số cá nhân không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn. Và điều đáng nói là tập thể ban cán sự Đảng của cả một bộ cũng thấy sai không đấu tranh, làm ngơ, để cá nhân người đứng đầu lũng đoạn, chi phối, tự quyết định, thậm chí còn hợp thức hóa cho những quyết định sai lầm; không làm

tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng. Những hạn chế về công tác tự phê bình và phê bình nêu trên có tác động trực tiếp đến vai trò lãnh đạo và uy tín đạo đức của Đảng. Về điều này, trong Nghị quyết của Đại hội XII, Đảng cũng đã thừa nhận, qua kiểm điểm rất ít trường hợp cá nhân cán bộ, đảng viên tự giác nhận có vi phạm về đạo đức, lối sống, tham nhũng, hối lộ, lãng phí. “Trong tự phê bình và phê bình, tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm vẫn còn khá phổ biến, một số cán bộ, đảng viên chưa tự giác nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao phụ trách” [40, tr.184].

- Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng:

Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Ðảng có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt trong công tác xây dựng Ðảng và sự lãnh đạo của Ðảng. Công tác kiểm tra, giám sát là để phát hiện và khắc phục được những khuyết điểm, thiếu sót lúc mới manh nha; chủ động giám sát, kiểm tra về phẩm chất đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ, nhận thức và chấp hành đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Ðiều lệ Ðảng của tổ chức đảng và của cán bộ, đảng viên. Với vai trò như trên, công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng trực tiếp tác động đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Về điều này, Đại hội XI của Đảng đã khẳng định cần “Đổi mới, nâng cao hiệu

quả công tác kiểm tra, giám sát”. Đến Đại hội XII, Đảng tiếp tục bổ sung và nhấn

mạnh: “Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật

đảng”. Thực tế cũng cho thấy, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đã có sự

chuyển biến mạnh về nhận thức và tổ chức thực hiện. Phương pháp kiểm tra, giám sát dần đổi mới theo hướng khoa học, hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc, quy trình, thủ tục; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết dứt điểm từng vụ việc cụ thể; kịp thời thông báo kết luận kiểm tra, kết quả giám sát đến tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra, giám sát và tổ chức đảng có liên quan để thực hiện; phân công trách nhiệm cho từng cấp ủy viên, thành viên tổ chức đảng trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát. Công tác kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đã đi vào những lĩnh

vực, những nơi khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, những vụ việc bức xúc, nổi cộm trong xã hội; tính chất, mức độ kiểm tra cũng sâu sát hơn, quyết liệt hơn; nhất là những nơi trước đây cho là “vùng cấm”.

Cụ thể, trong năm 2016, cấp ủy các cấp đã kiểm tra 49.110 tổ chức đảng và 256.014 đảng viên, tăng 13% đảng viên so với năm 2011, trong đó có 53.890 đảng viên là cấp ủy viên các cấp. Qua kiểm tra kết luận 360 tổ chức đảng, 1.019 đảng viên có khuyết điểm, vi phạm; phải thi hành kỷ luật 9 tổ chức đảng và 208 đảng viên. Giám sát chuyên đề đối với 31.792 tổ chức đảng và 104.574 đảng viên, phát hiện 219 tổ chức đảng và 501 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 11 tổ chức đảng và 47 đảng viên. Cùng với đó, các cấp ủy và chi bộ đã thi hành kỷ luật 145 tổ chức đảng và 12.012 đảng viên, tăng 15% đảng viên so với năm 2011 [56].

Các hoạt động kiểm tra, giám sát đều được triển khai theo quy định Điều lệ Đảng; chủ động nắm tình hình, tập trung kiểm tra, giám sát những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc dư luận xã hội như: Công tác phòng chống, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ,.v.v..

Một trong những nét mới của hoạt động kiểm tra Đảng từ sau Đại hội XI của Đảng đến nay là, sau mỗi kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố công khai kết quả, kết luận của Uỷ ban trên các phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân biết. Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2010 - 2015 và một số tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm tại: Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Nội vụ, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang. Sau kiểm tra đã khẩn trương xem xét, kết luận, xử lý và kịp thời đề nghị Ban Bí thư xem xét kỷ luật các tập thể, cá nhân có vi phạm. Điều đó đã thể hiện quan điểm chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư và Ủy ban kiểm tra Trung ương rất dứt khoát, chặt chẽ trong việc xử lý cán bộ sai phạm;

đồng thời, cho thấy quyết tâm chính trị cao của Đảng trong vấn đề làm trong sạch nội bộ Đảng; kiên quyết đấu tranh chống sự suy thoái, sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Việc xử lý kỷ luật được thực hiện nghiêm minh, đúng quy định, thấu tình, đạt lý, không có “vùng cấm”, không có tình trạng “nhẹ trên, nặng dưới”. Dư luận trong Đảng và trong xã hội coi đây là một giải pháp mới, tính cực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 90 - 110)