1. Đánh giá tình hình nghiên cứu
4.2.2. Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao th c thi pháp luật
và nâng cao th c thi pháp luật
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội.
Tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay có một phần nguyên nhân tác động từ kinh tế. Vì xét đến cùng đạo đức là sự phản ánh các quan hệ kinh tế. Song, tình hình kinh tế không tác động một cách tự động đối với đạo đức mà vai trò quyết định của kinh tế được thực hiện như Ăngghen đã chỉ r , thường thường là một cách gián tiếp. Vấn đề là ở chỗ phân tích tác động của chúng một cách biện chứng, tìm ra cái mắt khâu
thông qua đó kinh tế và đạo đức thực hiện tác động lẫn nhau. ý luận và thực tiễn xác nhận cái mắt khâu quan trọng đó là cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội được thể hiện trong thực tế đời sống. Sở dĩ như vậy là vì, sự phát triển của đạo đức tùy thuộc ở sự kết hợp hợp lý những điều kiện khách quan, trong đó có thực trạng kinh tế với nhân tố chủ quan. Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội là phương án giải quyết sự kết hợp ấy. Bên cạnh đó, trong cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, các vấn đề kinh tế được giải quyết theo các quan điểm chính trị - xã hội nhất định, nhờ vậy các quan điểm đạo đức tác động trở lại đời sống kinh tế - xã hội. Với nghĩa đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân sẽ là một trong những cơ sở lý luận để xây dựng cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội nhằm ngăn chặn sự gây hại của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, sự thay thế cơ chế cũ bằng cơ chế mới, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một khâu đột phá cần thiết và đúng đắn của Đảng. Nền kinh tế thị trường là cơ sở hiện thực xã hội có tác động rất lớn đến sự phát triển nhân cách người cán bộ, đảng viên, với những biểu hiện như: tính quyết đoán, năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để mỗi cán bộ, đảng viên rèn luyện, hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, lối sống. Tuy nhiên, do kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, các yếu tố của nó chưa hình thành đầy đủ, nên bên cạnh những mặt tích cực, cơ chế này cũng tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến nhân cách của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cụ thể, trong sản xuất kinh doanh vẫn xuất hiện lối làm ăn tự do, tùy tiện theo kiểu chụp giật, chạy làng, ăn sổi ở thì.v.v.. nhằm một mục đích là chạy theo lợi ích trước mắt. Hậu quả của lối làm ăn ấy đã sản sinh ra những con người vô lương tâm, thiếu trách nhiệm, cơ hội và thực dụng. Như thế, tình trạng suy thoái đạo đức xã hội, trong đó có suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên là điều khó tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này, yêu cầu đặt ra hiện nay là chúng ta cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách kinh tế - xã hội hợp lý nhằm đảm bảo khuyến khích lợi ích cá nhân trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích giữa cá nhân - tập thể - xã hội như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “cá nhân có lợi, tập thể có lợi, nhà nước
có lợi”. Nói cách khác, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội là một trong những giải pháp quan trọng nhằm chống chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.
- Trong lĩnh vực kinh tế:
Trước yêu cầu của tình hình mới ở nước ta hiện nay, việc không ngừng xây dựng cơ chế, chính sách kinh tế nhằm tạo khung pháp lý đồng bộ, thúc đẩy sự hoàn thiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một giải pháp quan trọng để tiến tới đẩy lùi, tẩy trừ chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và toàn xã hội. Do đó cần từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khai thác được tối đa mặt tích cực của kinh tế thị trường, hạn chế đến mức thấp nhất mặt tiêu cực của nó. Cơ chế thị trường phải được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tăng cường đồng thuận xã hội. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tạo ra môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh cho cá nhân con người phát triển trong mối quan hệ hài hòa với xã hội.
Nhà nước cần thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô để khuyến khích lợi ích, đảm bảo tốt lợi ích của cá nhân, của các đơn vị, địa phương cũng như của toàn xã hội bằng việc thừa nhận đãi ngộ về vật chất và tinh thần dưới hình thức thể chế hóa các quyền của cá nhân, các quy định của các đơn vị và địa phương.v.v.. Đây chính là cơ sở để cá nhân mỗi cán bộ, đảng viên hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm với tập thể; tập thể, đơn vị luôn luôn quan tâm tìm cách đáp ứng nhu cầu, quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân, đồng thời phải thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm đối với xã hội, phải tính đến lợi ích chung của quốc gia dân tộc trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong tình hình hiện nay, một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý là phải có khả năng vận dụng, kết hợp và giải quyết hài hòa ba lợi ích theo
đúng đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ tình hình của đơn vị, ngành và địa phương mình công tác.
Cơ chế, chính sách kinh tế phải góp phần khắc phục được tình trạng quan liêu, cửa quyền, cơ chế xin - cho, có biện pháp mạnh để xoá bỏ sự câu kết giữa cán bộ quản lý nhà nước các cấp, nhất là cấp Trung ương, với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước để “rút ruột nhà nước”, để làm giàu bất chính, tạo nên các đường dây chạy chọt, tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng, thiếu minh bạch, hình thành “các mạng lưới”, “các đường dây” tham nhũng, hình thành thói quen xấu trong quan hệ xã hội, ai cũng tự cho mình có quyền và lạm dụng quyền trong quan hệ xã hội.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tăng cường các biện pháp quản lý, xử phạt nghiêm minh các vi phạm trong sản xuất kinh doanh, như buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả, giữ nghiêm kỷ luật lao động.v.v..; xoá bỏ các loại hình “kinh tế ngầm”, “quỹ đen”, thu nhập bất minh của cán bộ, đảng viên; cán bộ, đảng viên, chủ doanh nghiệp phải kê khai tài sản, nguồn thu của mình trước cơ quan có thẩm quyền, coi đó là biểu hiện của sự trung thực, lòng trung thành, một phẩm chất đạo đức đặc biệt cần thiết hiện nay. Đồng thời, trong xây dựng và thực hiện chính sách phân phối phải đảm bảo công bằng, dân chủ.
Không những vậy, chế độ, chính sách đãi ngộ, hưởng thụ, trả công đối với cán bộ, công chức và người lao động trong từng công việc, từng chức danh, trong mọi tổ chức, mọi đơn vị và doanh nghiệp cũng cần phải được công khai. Xoá bỏ tình trạng độc quyền, khép kín trong việc xây dựng chính sách, quy chế, nhất là độc quyền về thông tin trong làm dự án và tổ chức đấu thầu xây dựng. Bảo đảm công bằng dân chủ, công khai trong phân bổ ngân sách và sử dụng tài sản công. Tất cả những gì không thuộc bí mật quốc gia đều cần công khai trong phạm vi tổ chức phù hợp.
- Trong lĩnh vực xã hội và thực hiện chính sách xã hội:
Thực tế đã chứng minh, chính sách xã hội sẽ chỉ phát huy tác dụng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân khi đó là những chính sách đúng đắn, thể hiện
thiện các chính sách xã hội đòi hỏi phải đảm bảo sự điều hòa các mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, tầng lớp và giai cấp trong xã hội. Chính sách xã hội cần có chế độ đãi ngộ tương xứng, đi kèm trách nhiệm r ràng đối với mỗi cá nhân, tập thể và đơn vị.
Đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên giữ vai trò lãnh đạo, quản lý thì cần phải thấy rằng, ở nước ta hiện nay nền kinh tế đang phát triển tạo nên những động lực vật chất và tinh thần đáng kể cho mỗi người. Trong lúc người cán bộ đang đứng trước quyền lợi và nghĩa vụ, lại bị bao vây xung quanh bởi những tập quán, lề thói, tâm lý sản xuất nhỏ, tư hữu.v.v.. thì việc khuyến khích lợi ích vật chất, tinh thần thông qua các chính sách xã hội là hết sức cần thiết. Bởi vậy cần phải có chính sách đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên lãnh đạo, quản lý. Bởi, lao động lãnh đạo, quản lý là lao động đặc thù, đòi hỏi chủ thể phải có trí tuệ, có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Do đó, phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với công lao của họ. Trên thực tế, do còn nhiều bất hợp lý về chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ này nên đã trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi “dĩ công vi tư”, lợi dụng chức quyền để kiếm lợi cho cá nhân, lợi dụng khe hở của luật pháp để làm ăn bất chính. Hoặc đã có những thiếu đồng bộ, cụ thể cho nên cũng dẫn đến những hành vi sai trái, như “đã có xe rồi, lại “phấn đấu”: để có xe đẹp hơn, chiếm một phần của người khác. Đã có nhà ở rồi, lại “phấn đấu” kiểu như thế để có nhà đẹp hơn”. Điều đó không phải là hiếm thấy ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay. Cùng với chế độ đãi ngộ hợp lý, còn phải có quy định rõ ràng về trách nhiệm đối với mỗi cán bộ, đảng viên để mỗi người phải có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Đối với cán bộ, đảng viên có chức vụ càng cao thì trách nhiệm của họ càng lớn.
Cụ thể, Nhà nước phải thường xuyên quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách xã hội đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là cải cách mạnh mẽ chính sách tiền lương. Theo đó, chính sách tiền lương hợp lý phải nhằm
thực sự có tác dụng khuyến khích cán bộ, công chức luôn nâng cao trình độ, năng lực công tác và động cơ làm việc đúng đắn, sáng tạo. Việc thực hiện trả lương phải theo nguyên tắc tiền tệ hoá đầy đủ tiền lương, chống bình quân, cào bằng, đồng thời chống đặc quyền, đặc lợi về thu nhập dưới mọi hình thức. Đặc biệt, cần phải chấm dứt việc cấp đất ở đối với bất cứ cán bộ ở cấp nào vì nó có giá trị gấp nhiều lần lương của cả cuộc đời mỗi cán bộ, công chức. Đồng thời, chấm dứt hẳn việc cấp đất ở dưới mọi hình thức như làm chung cư đối với cơ quan, đơn vị và “hỗ trợ” giá qua các dự án nhà ở chỉ cho một bộ phận cán bộ, công chức ở một số cơ quan “có vị thế” gây nên sự bất bình đẳng trong đội ngũ cán bộ, công chức.
Đồng thời, củng cố, chấn chỉnh công tác thi đua khen thưởng, đưa công tác khen thưởng vào nền nếp, thực sự là một nguồn lực tinh thần mạnh mẽ trong chính sách xã hội đối với cán bộ, đảng viên. Đó là các hình thức khen thưởng và công nhận danh hiệu của cơ quan, tổ chức, ngành; giấy khen, bằng khen, huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước; nâng ngạch, nâng lương trước thời hạn; được lựa chọn, quy hoạch đào tạo; các chế độ nghỉ hưu và sau khi nhận sổ hưu; các phần thưởng và công nhận danh hiệu của các tổ chức xã hội khác.
Thứ hai, tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật.
Hoàn thiện cơ chế chính sách kinh tế - xã hội không thể tách rời với hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bởi cơ chế, chính sách có đúng đắn bao nhiêu nhưng nếu không có cơ sở pháp lý đảm bảo cho sự hiện thực hóa các chính sách và cơ chế ấy cũng không thể đem lại kết quả hiện thực. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ với cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội còn nhằm “bịt kín” các kẽ hở, không cho những kẻ cá nhân chủ nghĩa, bọn sâu mọt lợi dụng làm ăn bất chính. Theo đó, pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, điều chỉnh hành vi của con người theo hướng ngăn chặn, đẩy lùi cái xấu, cái ác và khuyến khích, nâng đỡ, phát huy cái tốt, cái thiện vốn có trong mỗi con người. Trong bối cảnh chủ nghĩa cá nhân đang gây ra những tác hại nghiêm trọng như hiện nay, luật pháp càng cần phải tỏ r sức mạnh của mình để lập lại trật tự, kỷ cương. Bởi lẽ, “nếu đạo lý không đủ
án thì luật pháp phải kết án”. Không có ngoại lệ cho bất cứ ai trong việc chấp hành và thực thi pháp luật của Nhà nước. Càng không thể chấp nhận tệ “khoanh vùng kỷ luật, pháp luật”, tình trạng “nhẹ đối với trên, nặng dành cho dưới” ở bất cứ cấp nào. Chỉ khi nào pháp luật được xây dựng một cách đầy đủ, chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh, thì khi đó mỗi người trong hoạt động của mình mới sẵn sàng đấu tranh vì công bằng và lẽ phải; biết hướng tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp; biết sống có đạo đức và không còn những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Hoàn thiện hệ thống pháp luật có nghĩa là góp phần tạo nên sự công bằng, bình đẳng cho xã hội và do đó cũng tạo cơ sở cho giáo dục đạo đức. Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ nhiều biện pháp quan trọng, như:
Trước tiên, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ban hành cần phân định
rõ thẩm quyền và trách nhiệm tập thể, cá nhân trong từng công đoạn giải quyết công việc và có chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm để đấu tranh ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Để làm được điều
này, các văn bản quy phạm pháp luật ban hành cần phải bảo đảm quản lý chặt chẽ, ngăn chặn không để những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đồng thời có đủ các cơ chế tích cực nhất để phát hiện và xử lý hành vi vi phạm kịp thời và hiệu quả, đặc biệt là trong những lĩnh vực như: phân bổ, cấp phát và sử dụng ngân sách, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; quản lý vốn đầu tư