Nguyên nhân của những thành tu và hạn chế của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 110 - 117)

1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

3.2.2. Nguyên nhân của những thành tu và hạn chế của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay

- Nguyên nhân của những thành tựu đạt được:

Thứ nhất, do sự chỉ đạo đúng đắn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,

Ban Bí thư, các cấp ủy đảng trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và giải quyết kịp thời, có kết quả những vấn đề mới phát sinh.

mới, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, đã quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới; sớm cụ thể hoá các Nghị quyết của Đảng; tăng cường cảnh giác và nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ nguyên tắc tập trung dân chủ; tăng cường đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, nguyên tắc hoạt động của Đảng; có kế hoạch tự học tập, nâng cao năng lực nhận thức để tiếp tục tìm tòi, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới, đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới, tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện, đồng bộ để giành được những thành tựu mới to lớn, vững chắc hơn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ sự kịp thời, đúng đắn của Đảng đã góp phần tạo nên những kết quả tích cực của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.

Thứ hai, do đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp có bản lĩnh chính

trị vững vàng, có trí tuệ, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tiên phong gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ cán bộ, đảng viên có vị trí đặc biệt quan trọng vì suy cho cùng, đường lối của Đảng đúng đắn, tổ chức của Đảng chặt chẽ cũng là do đội ngũ cán bộ của Đảng thực hiện và tạo dựng. Bên cạnh đó, vấn đề cốt tử tạo nên năng lực lãnh đạo của Đảng chính là đội ngũ cán bộ chủ chốt. Có thể khẳng định rằng, đa số cán bộ, đảng viên của Đảng đều có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng, biết vận dụng và cụ thể hóa chủ trương của Đảng vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thực tế đã chứng minh, đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, tạo dựng các phong trào cách mạng của quần chúng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả tích cực.

Thứ ba, do sự tin tưởng, ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình của quần chúng

Bài học lịch sử của dân tộc và cách mạng: “Dễ mười lần, không dân cũng chịu. hó trăm lần, dân liệu cũng xong” đã khẳng định sự đúng đắn trong nhiệm vụ đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân ở nước ta hiện nay. Nhờ huy động được các tầng lớp nhân dân trong xã hội tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực trong Đảng đã thúc đẩy công tác đấu tranh phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên đạt được nhiều thành công. Thông qua sự giám sát của nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên có ý thức tự điều chỉnh quan hệ xã hội, lối sống, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân,.v.v.. Đồng thời, từ sự đóng góp ý kiến của nhân dân cũng giúp đảng viên có điều kiện rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống.

- Nguyên nhân của những hạn chế:

Một là, do việc thực hiện đổi mới kinh tế phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm

nên ta chưa lường hết được những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.

Khác hẳn với nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, nền kinh tế thị trường khuyến khích sự phát triển cá nhân và đề cao lợi ích cá nhân, tạo điều kiện cho mọi người làm giàu chính đáng theo pháp luật. Nhưng chính điều này đã “kích thích” không ít người vốn mang sẵn trong mình động cơ cá nhân chủ nghĩa, đã lợi dụng chức quyền, lợi dụng sự chưa hoàn thiện của cơ chế, chính sách của pháp luật để làm giàu bất chính, lợi dụng danh nghĩa tập thể để mưu lợi cá nhân. Trong cơ chế thị trường, có nhiều thành phần kinh tế, nhiều chủ thể cùng phát triển và cạnh tranh nhau, bên cạnh mặt tích cực cần khẳng định, phải nhận thức đầy đủ mặt tiêu cực của cơ chế thị trường với sức cuốn hút của đồng tiền và lợi ích vật chất đang hàng ngày hàng giờ tác động đến tư tưởng, tình cảm của con người, kích thích lòng ham muốn tiền tài, địa vị, lối sống xa hoa hưởng lạc của không ít cán bộ, đảng viên trực tiếp nắm quyền, nắm tiền. Sự thay đổi cơ chế vận hành nền kinh tế kéo theo sự thay đổi quan niệm về thang giá trị đạo đức, biểu hiện như: từ coi trọng giá trị chính trị - xã hội sang chạy theo các giá trị kinh tế vật chất; từ chỗ lấy con người xã hội, tập thể làm mẫu mực chuyển sang chỗ quá nặng về con người cá nhân; thậm chí cá nhân chủ nghĩa; từ chỗ trong quan hệ cá nhân bao gồm cả đức và tài, đức là gốc chuyển sang coi nhẹ đạo

đức; từ chỗ sống vì lý tưởng đến chỗ quá thực dụng, sùng bái đồng tiền, sống xa hoa, lãng phí,.v.v.. Chính mặt trái này đã làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên chỉ quan tâm đến lợi ích riêng, xem nhẹ, thậm chí coi thường lợi ích chung. Để đạt được lợi ích tối đa cho cá nhân mình, họ sẵn sàng “giày xéo” lên lợi ích chung, làm ăn phi pháp kiếm lời bằng mọi giá, bất chấp đạo đức và luật pháp.

Hai là, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, quản lý đảng viên bị buông lỏng,

chấp hành chưa nghiêm.

Bên cạnh việc chưa lường hết được những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, chúng ta còn xem nhẹ, thậm chí buông lỏng việc giám sát, kiểm tra, quản lý của các cấp, các ngành, của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, việc tổ chức nhân dân tham gia giám sát, giáo dục cán bộ, đảng viên làm không thường xuyên và chưa tốt. Do đó, không ít cán bộ, đảng viên nói theo đạo lý của Đảng nhưng lại sống khác, thể hiện tốt ở cơ quan nhưng lại không tốt ở gia đình, ở khu dân cư. Việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình ở các tổ chức cơ sở Đảng không nghiêm túc cũng dẫn đến hậu quả là một số cán bộ có chức có quyền vi phạm khuyết điểm không được nhắc nhở uốn nắn kịp thời nên khuyết điểm ngày càng trầm trọng. Trong khi đó, việc xử lý cán bộ vi phạm pháp luật, thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống lại không nghiêm minh, thiếu kịp thời. Dẫn đến chức năng ngăn chặn, răn đe cũng như giáo dục trong Đảng bị hạn chế, thậm chí mất tác dụng tích cực. Xử lý không nghiêm, không những làm cho quần chúng giảm niềm tin, thiếu tích cực trong việc giám sát, kiểm tra, đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm đạo đức, pháp luật của những cán bộ có chức, có quyền mà còn làm cho chính những cán bộ này xem thường kỷ cương, phép nước, nêu một tấm gương xấu về ý thức đạo đức, ý thức pháp luật trước quần chúng nhân dân.

Ba là, do những yếu kém trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Tình trạng yếu kém trong quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội ở nước ta hiện nay đang ở mức đáng lo ngại. Xét về tổng thể, Nhà nước pháp quyền quản lý tất cả các mặt hoạt động trong xã hội bằng pháp luật. Nhưng ở nước ta hiện nay có tình trạng pháp luật chưa đủ, chất lượng chưa cao, sự không đồng bộ của pháp luật đã

làm cho việc quản lý xã hội còn những kẽ hở; mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, cộng đồng, xã hội không được phân định một cách rạch ròi. Đặc biệt là việc thi hành pháp luật không nghiêm, thể hiện r cả ở người duy trì pháp luật và người chấp hành pháp luật. Công chức, người quản lý thì không thực thi nghiêm chỉnh, đúng đắn những quy định của pháp luật trong các quan hệ dân sự. Tham nhũng, vòi vĩnh người dân khi thi hành pháp luật là hiện tượng có tính phổ biến trong quan hệ giữa công chức nhà nước với người dân trong quan hệ hành chính, công vụ. Tình trạng trên dẫn đến sự tha hóa của bộ máy quyền lực. Tiêu cực trong thi tuyển đầu vào, thực thi công vụ và đánh giá, bổ nhiệm cất nhắc cán bộ,.v.v.. trong bộ máy nhà nước hiện nay có tác hại hết sức xấu và lâu dài với tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, cả người có chức, có quyền, có nghĩa vụ duy trì pháp luật lẫn người phải tuân theo pháp luật.

Yếu kém trong quản lý kinh tế xã hội đã làm cho phân hóa thu nhập trong xã hội ngày càng gia tăng, tác động trực tiếp đến suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tình trạng làm ăn bất chính, buôn lậu không kiểm soát được, ngoài việc tạo khoảng cách lớn giữa những người làm ăn chân chính với những người suy thoái về đạo đức, lối sống trong kinh doanh, làm ăn gian dối không bị pháp luật xử lý hoặc xử lý không nghiêm ngày càng gia tăng, còn như là sự khuyến khích người ta không tôn trọng pháp luật. Tiền lương và thu nhập quá bất hợp ý, ngay trong đội ngũ cán bộ, công chức đã tồn tại từ nhiều năm không được giải quyết gây bức xúc trong dư luận xã hội. Điều đáng lo ngại là khi giành được thu nhập cao một cách dễ dàng người ta dễ sử dụng thu nhập đó một cách thoải mái, phung phí. Người có thu nhập cao đang chi phối lối sống chung trong xã hội (trong tổ chức cưới hỏi, ma chay, lễ hội, xây dựng nhà thờ họ,.v.v..), làm cho những người có thu nhập thấp luôn luôn cảm thấy thiệt thòi, chạy theo, thậm chí dùng cả các biện pháp không chính đáng, vi phạm vào các chuẩn mực đạo đức, lối sống của xã hội để lo cho “bằng chị, bằng em”, gây nhiều tác hại xấu cả về tư tưởng cả về quan hệ xã hội. Quản lý ngân sách, tài sản nhà nước yếu kém là điều kiện để tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà nước phát triển, vừa trực tiếp tạo nên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ công chức, vừa gây bức xúc trong dư luận xã hội. Dư luận công khai nói ngành này,

chức này có nhiều “mầu”, ngành kia, chức kia nghèo, sự khác nhau giữa công tác đảng và công tác chính quyền. Có thể coi sự yếu kém nhiều mặt trong quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi cá nhân chủ nghĩa trong cán bộ, đảng viên hiện nay.

Bốn là, do một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện và học tập

nên để cho chủ nghĩa cá nhân phát triển và chi phối.

Thực tế cho thấy, một bộ phận cán bộ, đảng viên do không chịu tu dưỡng rèn luyện những phẩm chất đạo đức cơ bản của người cách mạng, như: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nên đã để cho những lợi ích ích kỷ thấp hèn của cá nhân chi phối, trở thành động cơ, mục đích trong cuộc sống. Một số cán bộ, đảng viên đã lợi dụng chức quyền, lợi dụng “kẽ hở” của luật pháp để đục khoét của công. Từ chỗ có quyền, có tiền nhưng thiếu nhân cách đạo đức nên họ đã sa vào lối sống thực dụng, tha hóa về đạo đức, làm mất đi năng lực nhận thức bản chất sự thật, không phân biệt được đúng sai, phải trái. Thậm chí nhiều khi vì lợi ích cá nhân, vì hám lợi nên dù biết là sai trái, vô đạo đức nhưng họ vẫn cố tình làm, họ trở thành đối tượng dễ bị kẻ xấu và kẻ thù lợi dụng nhằm chia rẽ Đảng, chống phá từ bên trong nội bộ của ta và vô tình họ đã tiếp tay cho kẻ thù. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: đạo đức cách mạng không tự nhiên mà có, nó phải do rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà củng cố, phát triển “cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” mới có thể được. Những hiện tượng nêu trên chính là hậu quả của sự thiếu ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng như Hồ Chí Minh đã chỉ ra.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến những hạn chế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. Do vậy, để khắc phục tình trạng này trước hết phải hạn chế, xóa bỏ các nguyên nhân đã sinh ra nó. Nghĩa là phải hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật trong nền kinh tế thị trường; tiếp tục tăng cường các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng và quản lý đảng viên; phát huy vai trò giám sát, phản biện của nhân dân và xã hội; phát huy vai trò chủ động, tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng của bản thân mỗi cán bộ, đảng viên trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.

Tiểu kết chương 3

Hiện nay, nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thuận lợi còn chịu sự chi phối từ mặt trái của cơ chế thị trường, những tiêu cực nảy sinh trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Do đó, chủ nghĩa cá nhân có điều kiện phát triển với

những biểu hiện phức tạp, tinh vi. Về hình thức biểu hiện, chủ nghĩa cá nhân với

những biểu hiện đa dạng, luôn biến hóa “muôn hình vạn trạng” trong tất cả các lĩnh

vực tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Về tác hại, căn bệnh này cũng gây ra

những tác hại xấu về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, con người dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong của

chế độ hiện hành. Hiện nay, bên cạnh những kết quả cụ thể đã đạt được từ sự tác

động của công tác xây dựng Đảng; tác động của hệ thống pháp luật, quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội; phát huy vai trò của nhân dân; và từ nỗ lực chống chủ

nghĩa cá nhân của chính bản thân mỗi cán bộ, đảng viên, thì cuộc đấu tranh này

vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó, nguyên nhân từ việc một bộ phận, cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện và học tập để chủ nghĩa cá nhân phát triển, chi phối lại là cơ bản nhất. Do đó, để khắc phục tình trạng này, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải thực hiện những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên.

Chƣơng 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN TRONG CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 110 - 117)