Bản chất của chủ nghĩa cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 45 - 47)

1. Đánh giá tình hình nghiên cứu

2.1.3. Bản chất của chủ nghĩa cá nhân

Để hiểu r bản chất của chủ nghĩa cá nhân, trước hết cần phải làm r phạm trù

lợi ích và tính cực đoan trong giải quyết vấn đề lợi ích của chủ nghĩa cá nhân.

Lợi ích là khái niệm nói lên đặc điểm của cái có ý nghĩa khách quan, cần thiết

cho cá nhân, gia đình, tập thể, giai cấp, dân tộc, xã hội nói chung” [140, tr.332]. Người ta cũng phân biệt một cách tương ứng lợi ích cá nhân (hay lợi ích riêng) và lợi ích tập đoàn, lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, lợi ích xã hội (hay lợi ích chung). Bản thân lợi ích mang tính khách quan, vì nó là cái đáp ứng nhu cầu của chủ thể - con người trong đời sống hiện thực. Nó là mặt tất yếu khách quan không thể thiếu được trong đời sống cá nhân và toàn thể xã hội. Nó cũng là phương thức để thực hiện các nhu cầu xã hội của cá nhân, là động lực trực tiếp và quyết định nhất để tạo nên sự phát triển của mỗi xã hội và cá nhân. Đồng thời nó còn là đòn bẩy kích thích mạnh mẽ xu hướng, hứng thú và năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân, dù trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào.

Xã hội là một hệ thống lớn được tạo nên từ những cá nhân cụ thể. Nói cách khác, do lợi ích và thông qua việc thực hiện lợi ích mà các cá nhân mới tập hợp, liên kết lại với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành xã hội. Vì vậy, đây là những con người hiện thực, xuất phát từ những điều kiện hiện thực khách quan, có nhu cầu, hứng thú, năng lực rất khác nhau. Những con người hiện thực cụ thể này không tồn tại một cách độc lập, hoàn toàn biệt lập, mà vì sự sống còn của mình, họ có nhu cầu liên kết với nhau. Sự hợp tác, liên kết đó làm nảy sinh nhu cầu chung. Nhưng do mỗi con người cụ thể có những nhu cầu riêng, lợi ích riêng, không ai giống ai, có thể phù hợp hay không phù hợp, thậm chí đối lập với lợi ích xã hội, nên việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và xã hội có vai trò và ý

nghĩa to lớn. Nó đóng vai trò là cơ sở, động lực cho sự phát triển quan hệ cá nhân - xã hội và cũng có thể triệt tiêu sự phát triển đó, nếu giải quyết không đúng quy luật của quan hệ lợi ích.

Như vậy, “lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể” [94, tr.610]. Thế nhưng, với khuynh hướng cực đoan, chủ nghĩa cá nhân luôn tách rời, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân trong mối quan hệ biện chứng với lợi ích tập thể, cộng đồng, xã hội. Sự nhấn mạnh một chiều lợi ích cá nhân đó đã từng bước phá vỡ mối quan hệ khách quan giữa cá nhân với các chủ thể quan hệ khác và làm biến dạng bộ mặt nhân cách con người và đời sống xã hội.

Với cách nhìn biện chứng và thực tế, Hồ Chí Minh hiểu rằng, đã là con người thì bao giờ cũng có nhu cầu và để thỏa mãn nhu cầu thì cần có lợi ích. Lợi ích trở thành chất men kích thích tạo động lực cho sự phát triển của cả cá nhân và xã hội. Nhưng bên cạnh lợi ích riêng còn có lợi ích chung của tập thể, xã hội, trong đó lợi ích chung được đảm bảo thì lợi ích riêng mới có điều kiện được thỏa mãn. Hồ Chí Minh luôn có một quan niệm nhất quán và hệ thống về bản chất của chủ nghĩa cá nhân ở tất cả các khía cạnh khác nhau. Trong những bài nói, bài viết của mình, Người luôn khái quát các mặt căn bản làm thành diện mạo của chủ nghĩa cá nhân như là mặt đối lập của đạo đức cách mạng, như một biến thái tha hóa nhân cách cộng sản. Theo quan điểm của Người, dù xem xét ở góc độ nào thì chủ nghĩa cá nhân cũng là đề cao, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, làm gì cũng nghĩ đến mình trước hết, muốn mọi người vì mình mà không muốn mình vì mọi người. Chủ nghĩa cá nhân tôn thờ “cái tôi” coi nhẹ cái “chúng ta”, cái chung vốn là cơ sở tồn tại của đời sống con người, xã hội loài người và cũng chính là cái gốc rễ thỏa mãn các nhu cầu phát triển cá nhân.

Theo Hồ Chí Minh, thông qua việc giải quyết các mối quan hệ thực tế của cá nhân đối với Tổ quốc, dân tộc và chế độ, với xã hội và cộng đồng sống (tập thể), với người khác và với công việc, với các giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc và các

chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa, bản chất của chủ nghĩa cá nhân thể hiện: Đối

mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc, “cái gì cũng chỉ biết có mình và gia

đình mình chứ ít khi nghĩ đến cái gia đình lớn là dân tộc” [91, tr.54]. Đối với nhân

dân, chủ nghĩa cá nhân là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, xa rời nhân dân, là

quan liêu, hách dịch đối với nhân dân. Đối với nhiệm vụ cách mạng, chủ nghĩa cá

nhân là sợ khó, sợ khổ; tự do chủ nghĩa, luôn “đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích chung, rồi sinh ra vô kỷ luật, vô tổ chức, tham địa vị, tham danh vọng, bè phái, tham ô, lãng

phí, quan liêu” [91, tr.100]. Đối với mình, chủ nghĩa cá nhân là tự tư, tự lợi, tự kiêu,

tự mãn, tranh công đổ lỗi, công thần; đòi hưởng thụ, đãi ngộ, tham lam, lười biếng, hiếu danh, hẹp hòi; thực dụng.

Như vậy, có thể đi đến khái quát: Bản chất của chủ nghĩa cá nhân theo quan

điểm của Hồ Chí Minh chính là sự tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, tách rời, coi thường và đối lập với lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. Bản chất ấy phản ánh tính chất vô đạo đức của chủ nghĩa cá nhân, nó đối lập hoàn toàn với bản chất của đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Do vậy, chủ nghĩa cá nhân là mặt trái, là yếu tố kìm hãm sự phát triển của cá nhân trong xã hội mới, văn minh, hiện đại, bởi nó gây tác hại nghiêm trọng không chỉ cho bản thân cá nhân mà còn cho xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 45 - 47)